(NỚI DÃN TOÀN DIỆN)

Một phần của tài liệu Bát đoạn cẩm (Trang 35 - 52)

8. Lưỡng Thủ Phan Túc Cố Thận Eo (Hai tay ôm (kéo) chân bền thận eo)

(NỚI DÃN TOÀN DIỆN)

Thông thường, thay vì dùng một số trang để làm bảng tóm lược bài học giúp học giả, môn sinh thấu đáo dễ dàng hơn khi đã đọc qua hoàn toàn cuốn sách. Nhưng lần nầy, soạn giả nghĩ chắc cũng chẳng cần vì sách ngắn bài ít, và mỗi đoạn soạn giả đã giảng rõ lắm rồi, giờ có nhắc lại chắc cũng chẳng thêm được bao nhiêu kiến thức mới…. Thôi thì dùng một đoạn trình bày thêm phần tập luyện phụ thuộc nầy còn có ích hơn. Mà có ích thì làm.

Phàm mọi sự trong đời cũng chẳng có gì làm toàn hảo, người đời bảo Vô nhơn thập toàn, tức không có ai hoàn hảo, bất cứ cái gì cũng chẳng thể hoàn hảo, người đã thế thì sự người bày ra cũng thế, dù rằng người bày ra bất cần là ai. Một định lý toán học cũng có ngày phải sửa lại hay thêm vài chữ, công thức…. cũng thêm bớt được qua nhiều trào lưu, thời đại… Giáo điều các tôn giáo cũng lần hồi canh tân cải tiến vì thời đại đã đổi sang một chiều hướng mới… Có như thế thì mới thích hợp mới vẹn toàn, mới hấp dẫn, mới truyền bá sâu rộng, mau chóng. Bát Đoạn Cẩm dù có hay, có hoàn toàn cách mấy, do một bậc Thánh chế ra nhưng Thánh có giỏi, có tài cũng chỉ hiểu biết có giới hạn, tài năng có phạm vi… và Thánh đã chết quá lâu rồi, nên có việc chưa kịp sửa đổi thêm thắt cho đặng hoàn bị. Bát Đoạn Cẩm đã có mấy ngàn năm, đã truyền bá được mấy ngàn năm dĩ nhiên không dở, giá trị tất phải có chỗ tuyệt đối, tuyệt đối như kinh điển các giáo phái… nhưng mà tuyệt đối cũng có thể thêm thắt cho tăng phần giá trị, sự thêm vào bao giờ cũng lợi ích. Việc này giống như trong buổi họp, ý kiến nhiều người bao giờ cũng đến chỗ rút tỉa được kết luận giá trị, có như thế mới có đủ thứ cuộc họp, từ hai người trở lên, quan trọng cá nhân hay thượng đỉnh quốc gia, thế giới… sau này có thể liên hành tinh. Theo đà văn minh nhân loại, Bát Đoạn Cẩm là một học thuật giá trị vẫn được bổ khuyết chút ít cho tăng thêm phần lợi ích thiết thực, thiết thực cho ngành luyện tập võ thuật cường thân tăng thêm thể lực cho các môn thể thao thể dục. Các động tác tập thêm sau đây được rút tỉa tinh hoa

từ các phần tập luyện sơ khởi làm nóng người của các môn võ thuật lớn bành trướng trên thế giới ngày nay. Những điều trình bày ở đây không một vị võ sư căn bản nào không rõ, trừ một vài thế tập soạn giả được bí truyền có lẽ ít người biết, soạn giả cũng trình bày luôn cho khỏi thất truyền.

Dĩ nhiên các động tác tập mới nầy không được giải thích theo lối xưa, chú trọng đến Kinh Huyệt, Mạch Lạc, Khí Lực vận chuyển khi tập. Mà chỉ có sự hướng dẫn phải làm nới dãn, buông lỏng, hô hấp sâu… Và đa số thì rất dễ làm, rất tốt để phụ họa bổ túc thêm cho Bát Đoạn Cẩm. Dù người ta chẳng hề nói phần sâu thẫm của động tác nhưng soạn giả nhờ có học căn bản Nội Công Y Học và Đạo Học nên có thể tùy nghi giải thích tác dụng và sự lợi ích sâu thẫm từng thế tập. Nhưng thấy rằng chẳng cần thiết lắm nên cũng chẳng giải thích, nếu có học giả nào thắc mắc thì soạn giả chỉ điểm sau. Dù là những động tác tập thêm, mời, nhưng học giả chớ vội khinh thường hay thờ ơ, vì những động tác mới mẻ này, dù mới mẻ vì lối trình bày và huấn luyện theo tân thời nhưng căn bản những thế tập nầy có nguồn gốc xa xưa trong kinh điển hoặc trong các môn học thuật cao siêu như Yoga của Ấn Độ, Đạo Gia của Trung Quốc và thần thánh sức mạnh trong Thánh Kinh tại Hy Lạp, một quê hương cha đẻ các Thế Vận Hội ngày nay…

Sự tổng hợp các động tác xem qua rất đơn sơ nhưng kết quả bồi bổ sinh lực chắc chắn khả quan. Do đó nó được phổ biến và được huấn luyện trước tiên trong mỗi buổi diễn tập thể dục, võ thuật trên khắp thế giới.

Vậy thời nó cũng rất hay. Nhưng hay hơn nữa là chúng ta hãy thực hành để được hay như những người hay trên khắp thế giới, những bằng hữu của chúng ta. Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu. Rồi đây các vị học giả cũng sẽ có cơ duyên hội ngộ hoặc tự sẽ trở thành những nhân tài trong ngành học thuật và chỉ nhân tài mới tìm gặp được nhân tài. Vì nhân tài mới hiểu được nhân tài, họ là những máy điện tử có cùng tần số vậy.

Mời quý vị luyện tập để củng cố tần số của tổng đài mình, một tổng đài độc lập, tự do, vui tươi và hạnh phúc. Một tổng đài không thể dùng tiền mà mua được hoặc ăn trộm ăn cướp mà có được. Vô biên.

Các thế tập phụ thuộc gồm 12 thế tạm đặt tên như sau:

1. Đưa Hai Tay Lên Xuống (căn bản từ Đạo Gia của Lão Tử) 2. Đứng Lên Ngồi Xuống (căn bản từ môn thể dục Hy Lạp)

3. Đưa Hai Tay Ngang Bằng Ra Sau (căn bản từ Ngũ Cầm Đồ của danh y Hoa Đà) 4. Chân Co Chân Duỗi Hai Tay Ấn Gối (căn bản từ thể dục Hy Lạp)

5. Tay Đưa Nghịch Chiều Trên Đầu Sau Hông (căn bản từ vũ điệu Á Châu) 6. Xoay Tay Thành Vòng Trước Mặt (căn bản từ thể dục Hy Lạp)

7. Xoay Tay Thành Vòng Hai Bên (căn bản từ thể dục Hy Lạp) 8. Xoay Cổ (căn bản từ Đạo Gia Lão Tử)

9. Cúi Người Hôn Gối (căn bản từ Yoga Ấn Độ) 10.Tư Thế Con Rồng (căn bản từ Yoga Ấn Độ) 11.Khấu Xỉ (căn bản từ Đạo Gia Lão Tử)

1. Phúc Hô Hấp tức Thở Bằng Bụng (căn bản từ Đạo Gia Lão Tử) Đoạn Thứ Nhất: ĐƯA HAI TAY LÊN XUỐNG

Động tác 1: Đứng hai chân song song, khoảng cách giữa hai bàn chân rộng bằng hai vai, hai

tay buông xuôi hai bên đùi như hình 69. Mắt nhìn thẳng tới trước. Hơi thở điều hòa. Kế đưa hai tay lên từ từ, đồng thời hai bàn chân cũng nhón gót theo, lòng bàn tay úp, hai cánh tay song song nhau. Đưa cao lên thẳng tới đỉnh đầu, lòng bàn tay ngửa tới trước… đồng thời hít hơi vào…. Tay ngưng thì mũi ngưng thở… Hình 70

Động tác 2: Buông hai tay xuống, trở về vị trí cũ, chân hạ xuống, đồng thời thở ra như hình

71.

Động tác 3: Nhón gót, đưa hai tay lên như động tác 1.

Động tác 4: Hạ hai tay về vị trí cũ như động tác 2… Toàn đoạn thứ nhất gồm hai động tác đưa

lên và hạ xuống, làm lại 8 lần trước khi tập sang đoạn kế.

YẾU LÝ: Động tác rất dễ, chỉ đưa (nâng) hai tay lên hít hơi vào và hạ hai tay xuống thở ra, đồng thời với nhón gót và hạ gót. Bí quyết nên nhớ là khi đưa hai tay lên tưởng như có kéo theo vật nặng và đưa xuống cũng như có vật trì. Mũi hô hấp liên tục và nhịp nhàng. Làm quen mỗi lần nâng tay lên như có gió cuốn theo. Bụng dưới hơi ển ra khi đưa tay lên cực độ cao __________________

1. Đoạn Thứ Hai: ĐỨNG LÊN NGỒI XUỐNG

Động tác 1: Cúi thân xuống trước, hai bàn tay đặt trên hai đầu gối, mắt nhìn xuống cổ chân.

Hít hơi đầy, dừng sức vừa phải ở hai bàn tay ấn trên hai đầu gối hai lần, chân (nhượng phần

sau gối) ển ra sau bằng cách mũi hai bàn chân hơi nhích lên. (Hình 72)

Động tác 2:…. Buông đầu gối tự nhiên cho sức nặng thân hình kéo rơi xuống rồi như có lò xo

bật đít lên rồi lại rơi xuống (tức rơi dội lên lại rơi xuống) giống như con chim Nắc nước nhịp nhịp phao câu xuống nước vậy. Hai bàn tay vẫn để trên hai đầu gối, chỏ khuỳnh ra hai bên.

(Hình 73) Xong đứng lên như hình 72.

Động tác 3-4: Làm lại động tác 1-2 bốn lần, kể cả lần đầu.

YẾU LÝ: Đoạn 2 nầy chỉ có hai động tác đơn giản, đứng lên ngồi xuống, dù đơn giản nhưng chính nó có phần lợi ích sâu xa về sinh lý. Trước nhứt động tác nầy làm hoạt động mạnh hơn bộ máy tuần hoàn, ngồi xuống phần bụng dưới đẩy cách mô ép lá phổi giúp thở mạnh, và khi đứng lên thì giúp hít mạnh. Sự trồi lên sụt xuống là hoạt động cả Ba Tùng, làm trẻ các thành phần Ba Tùng. Sau hết là giúp sức cho Đệ Nhất Đoạn Cẩm là Lưỡng Thủ Kình Thiên Lý Tam Tiêu.

Nhưng điều quan trọng thực tiễn dễ thấy phải làm đúng để có hiệu quả là trừ động tác dùng hai bàn tay ấn trên gối phải tập trung nửa phần sức lực, kỳ dư các động tác đều để thân được hoàn toàn tự do khinh linh rơi xuống bằng chính trọng lượng của cơ thể và sức rơi là trọng lực tự nó. Nghĩa là không hề có sự gượng ép, cưỡng cố nào. Đứng lên hít vào, ngồi xuống thở ra. Thở ra làm hai lần, cái nhắp đít thứ nhất thở nửa hơi, cái nhắp đít thứ hai thở hết, kế chống gối đứng lên….

Người trẻ nào có chơi quả banh gắn liền sợi dây thun dài, cầm đầu dây cả trái banh rồi ném trái banh xuống đất (không chạm đất), trái banh rơi xuống rồi bị sức kéo của dây thun bật lên… Ý nghĩa của toàn động tác nầy cũng tợ như thế.

1. Đoạn Thứ Ba: ĐƯA HAI TAY NGANG BẰNG RA SAU

Động tác 1: Đưa hai tay lên song song nhau, bàn tay mở sấp xuống mặt đất, cao ngang vai, hít

hơi vào bằng mũi (Hình 75)

Động tác 2:… Gạt bằng hai tay sang trái về sau lưng, tay vẫn thẳng và song song nhau (tuy

nhiên tay phải tự nhiên bị cong), mắt nhìn theo tay, chân đứng bàm đất, hông xoay theo tay.

(Hình 76)

Động tác 3:… Hai tay đưa bằng trước mặt như động tác 1. (Hình 75)

Động tác 4:… Hạ hai tay xuống như thế chuẩn bị hình 74. Thở ra. Kế hít hơi vào đưa tay lên để thực hiện lại động tác 1-2-3-4… về phía bên phải. Tức làm mỗi bên một lần. Làm 8 lần cả thảy. (Hình 77)

YẾU LÝ: Đoạn 3 nầy có 4 động tác cho mỗi bên, cộng chung là 8 động tác. Khi thực hiện biểu diễn vận dụng hai hơi thở. Hít vào thì cử tay lên đưa ngang bằng về sau đoạn đưa về trước, hạ tay xuống thì thở ra; kế lại cử tay lên, hít vào đưa ra sau về hướng nghịch bên…

Động tác 1 nầy cũng đưa tay lên giống động tác 1 đoạn thứ nhất của những thế tập phụ thuộc, nhưng khác là không nhón gót mà ngược lại phải trằn gót xuống thật cứng, tay đưa lên thì dịu dàng, tưởng hai tay là hai tay bằng gân không có xương nghĩa là vai để thật tự nhiên, đồng thời phải thấy hai cánh tay rất nặng. Kế đưa ra sau thì hông xoay theo tay, tức tay đi trước hông mới xoay theo, lúc nầy hông và vai đều nới lỏng tự nhiên, tay đưa đi vặn hông như ta vặn sợi dây thừng, kế tháo giây thừng trở về vị trí cũ. Bàn chân không cho xê dịch trong lúc xoay. Làm thật nhẹ nhàng không cố gắng vận lực hay gò bó gồng chuyển.

Động tác nầy giúp nới giãn các xương nơi ngực, hông eo, và xương sống. Khi làm quen thấy thoải mái lắm sau hai ba lần vận động.

tác nào đều cảm ứng được ngay những vùng trong thân thể được săn sóc tới, do đó họ vừa khinh khoái vừa kiểm soát được các phần còn bị bỏ quên. Ai có uống nước đá mới biết sự mát của nước đá và khi tập Bát Đoạn Cẩm… thì mới có cái khinh khoái do các thế tập cho mình.

1. Đoạn Thứ Tư: CHÂN CO CHÂN DUỖI HAI TAY ẤN GỐI

CHUẨN BỊ: Hai chân dang ra hai bên, khoảng cách giữa hai bàn chân rộng bằng hai vai, hai tay để xuôi theo hai bên đùi. (Hình 78)

Động tác 1: Dồn trọng lượng thân thể về chân phải tức ngồi xuống trên chân phải, chân phải

co, chân trái thẳng. Trong lúc ngồi xuống tay phải chống lên gối phải và tay trái chống trên gối trái, và chống thật mạnh. (Hình 79)

Động tác 2: Chân phải đẩy thân nhón lên cho đùi trong (bắp vế) ngang bằng đầu gối, rồi hai

tay ấn mạnh trên gối đè xuống, lúc đó mông cũng rơi xuống. Tức hai lần ấn tay trên hai gối và một lần nhón đít lên cho rơi xuống.

Động tác 3: Chân phải đẩy thân lên đùi trong ngang bằng với gối thì chuyển trọng lượng thân

thể sang chân trái, kế ngồi xuống trên chân trái, hai tay ấn trên hai gối. (Hình 80)

Động tác 4: Nhỏm đít lên, rơi xuống, hai tay theo đà ấn xuống trên hai gối. Mắt nhìn tới mũi

bàn chân trước. Tập hết 4 động tác là một lần, tập 4 lần.

YẾU LÝ: Đoạn nầy chú trọng làm dãn các gân và mạnh hai đùi, do đó mỗi lần ngồi xuống hay trồi thân lên đều vận dụng một chân (chuẩn bị ngồi lên) còn chân duỗi thẳng chỉ đóng vai hờ. Nhưng chân để thẳng cũng được chú ý đặc biệt bằng cách chỉ để thẳng cũng được chú ý đặc biệt bằng cách chỉ để cho gót chân chạm đất, mũi bàn chân thẳng lên trời lại duỗi bàn chân thẳng tới trước, lúc ấn tay lên gối thì cố đè mạnh trên gối chân thẳng cho nới dãn thẳng chân.

Nói rõ hơn, khi ngồi xuống và nhỏm đít lên thì chân co làm việc, khi tay ấn xuống, nhún nhún thì gối chân duỗi lãnh phần.

Trong lúc đứng lên ngồi xuống cố giữ cho thân trên được ngay thẳng hoặc hơi chồm tới trên chân duỗi, đừng để ngã tới hướng trước mặt. Đứng lên hít vào, ngồi xuống thở ra. Khi trồi thân qua lại (đổi chân tập) thì thân không đứng dậy quá cao, hoán chuyển (thay đổi) sức nặng trên chân nầy sang chân kia là một cách trồi qua theo đường cung. Nghĩa là sức nặng thân thể trước ở chân bên nầy liền được rót sang chân kia chớ không phải như khối đá bỏ sang. Muốn được như thế hai gối phải mềm dẻo uyển chuyển. Mọi động tác được thực hiện một cách cục mịch (có góc cạnh, gượng gạo) đều không đúng ý nghĩa

1. Đoạn Thứ 5: TAY ĐƯA NGHỊCH CHIỀU TRÊN ĐẦU SAU HÔNG

CHUẨN BỊ: Hai chân đứng cách nhau rộng hơn vai như hình 78.

Động tác 1: Sau khi thực hành động tác cuối cùng của đoạn thứ tư, đứng dậy trong tư thế

chuẩn bị rồi tiếp tục diễn:

- Tay trái từ bên đùi trái lật ngửa bàn tay ra ngoài rồi cất ngược bàn tay trở lên, đưa cánh tay

lên, đồng thời nghiêng người về bên phải, tay trái tiếp tục đâm ngửa lòng bàn tay trên đỉnh đầu về hướng phải: cùng lúc tay phải đưa ngửa bàn tay ở sau lưng về hướng trái. Hai chân giữ thẳng. Đưa tay qua phải qua trái thật tay và thân nghiêng hết sức. (Hình 81)

Động tác 2:… Tay trái đâm mạnh thêm về hướng phải một lần, đồng thời tay phải cũng đưa qua bên trái một lần, thân theo đà tay trái nghiêng theo qua phải một lần nữa. Xong trở lại tư thế chuẩn bị. Khi tay đâm thì hít hơi vào, đâm thêm lần thứ hai lại hít thêm vào, khi buông tay trở về thế chuẩn bị thì thở ra.

Động tác 3: Nghiêng người về bên trái, tay phải đâm trái trên đầu, tay trái đâm qua phải sau

lưng. Cách thức giống như động tác 1, chỉ đổi tay và đổi bên.

(Hình 82) Hình 83, nhìn từ bên trái động tác nghiêng về bên trái.

Động tác 4: Tay phải, trái đâm thêm qua phải trái lần nữa trước khi thu tay về thế chuẩn bị.

Động tác nầy giống động tác 2 chỉ khác bên và đổi tay.

Tập đủ 8 lần, mỗi lần đủ 1-2-3-4. Rồi tập tiếp đến đoạn thứ 6.

YẾU LÝ: Động tác nầy gồm hai động tác được lập lại thành bốn, chủ luyện mềm dẻo vai, chiều nghiêng của thân và hông, do đó khi nghiêng người phải nghiêng theo chiều nghiêng, hai tay đưa tréo nhau (nghịch chiều) phải làm hai nhịp thật nhịp nhàng với nhau, hễ tay phải đâm qua thì tay trái đâm lại, một trên một dưới đồng thời tương ứng, hông thì kịp lúc nghiêng theo uyển chuyển.

bên sườn dãn ra rất dễ chịu. Động tác còn làm cột xương sống vận động mềm mại thêm ra, tăng bổ lợi ích cho hệ thần kinh trong việc tự điều chỉnh những ngưng trệ vì mỏi mệt hoặc ít

Một phần của tài liệu Bát đoạn cẩm (Trang 35 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w