Phân tích kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại việt nam (Trang 38)

3.4.1 Thống kê mô tả các biến

Bảng 3.1 Tóm tắt thống kê các biến được mơ tả

Trung bình Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất (mean) (Std. Dev.) (min) (Max)

ROA 1.1027 0.5156 0.0100 2.3161 ROE 11.53 6.8526 0.0682 28.9713 LDR 0.6660 0.2036 0.2637 2.0683 DEP 0.6026 0.2432 0.0478 2.9200 RR 0.011 0.0077 -0.0173 0.0326 CA 0.1876 0.3980 0.0426 3.9749 BS 7.7285 0.6197 5.1609 8.7607 OVRE1 -0.0075 0.0039 -0.0275 -0.0012 RGDP 6.20 0.81 5.20 7.50 M2 26.5333 10.0908 11.9 49.9 CPI 11.077 5.4093 6.7 23.1

Bảng trên chỉ ra mô tả thống kê tóm tắt của các biến độc lập và biến phụ thuộc bao gồm trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất.

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tài sản (ROA) là 1.1% và độ lệch chuẩn 51,56% cho thấy có sự mức độ không tương đồng trong hiệu quả sử dụng tài sản giữa các ngân hàng.

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) có giá trị trung bình 11,53% và độ lệch chuẩn 68,52% cho thấy có sự khơng tương đồng cao trong hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu giữa các ngân hàng.

Tỷ lệ cho vay (LDR) trung bình 66.6% với độ lệch chuẩn 20%. Giá trị trung bình cho thấy các ngân hàng dùng nguồn huy động vốn dùng để tài trợ cho khoản cho vay lớn. Đồng thời, thông qua sự biến thiên khoản vay cho thấy sự đồng đều giữa các ngân hàng trong tỷ lệ cho vay.

Tỷ lệ huy động vốn (DEP) giá trị trung bình 60%, độ lệch chuẩn 24%. Kết quả phân tích cho biết nguồn lực chính để tài trợ cho tài sản của ngân hàng là tiền gửi của khách hàng. Đây cũng là đặc điểm chung của ngành.

Tỷ số dự phịng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ (RR) giá trị trung bình là 1.1%, độ lệch chuẩn 0.7%. Kết quả cho thấy có sự phân phối đồng đều các ngân hàng về tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng.

Tỷ lệ vốn (CA) giá trị trung bình18,76%, độ lệch chuẩn 39.8%. Tỷ lệ vốn trung bình thấp cho thấy các ngân hàng hoạt động kinh doanh phần lớn dựa trên vốn huy động ít sử dụng nguồn vốn từ chủ sở hữu. Độ lệch chuẩn cho thấy có sự phân phối đồng đều giữa các ngân hàng về việc sử dụng nguồn vốn kinh doanh.

Quy mô ngân hàng (BS) giá trị trung bình 77%, độ lệch chuẩn 61% cho thấy có sự phân phối không đồng đều về quy mô giữa các ngân hàng.

Lương và các chi phí nhân viên khác trên tổng tài sản (OVRE1) có giá trị trung bình 0.75%, độ lệch chuẩn 0.39%. GDP thực (RGDP) bình quân 6.2%, độ lệch chuẩn

0.81%. Cung tiền (M2) giá trị bình quân 26.5%, độ lệch chuẩn 10%. Lạm phát (P) giá trị trung bình 11%, độ lệch chuẩn 5.4%.

3.4.2 Kết quả kiểm định Hausman

Kiểm định hausman để lựa chọn phương pháp ước lượng phù hợp giữa hai phương pháp ước lượng Fixed Effect và Random Effect theo Baltagi (2008).

Bảng 3.2 Kết quả Hausman lựa chọn mơ hình phù hợp

(Nguồn: Kết quả từ phầm mềm Stata_SE11)

Do P = 0.1701> 0.1 nên chấp nhận giả thuyết Ho. Do vậy, chọn mơ hình Random Effect (REM).

3.4.3 Kết quả kiểm định mơ hình theo Random Effect

Sauk hi kiểm định Hausman Test để lựa chọn phương pháp phù hợp với mơ hình tác giả chạy kết quả hồi quy theo Random Effect (REM).

Bảng 3.3 Kết quả kiểm định theo mơ hình Random Effect

Biến số

ROA ROE

Hệ số Độ lệch chuẩn t-value P-value Hệ số Độ lệch chuẩn t-value P-value LDR 0.1610 0.2298 0.70 0.484 -2.3314 2.6681 -0.87 0.382 DEP -0.4038 0.2554 -1.58 0.114 8.4464 3.1345 2.69 0.007*** RR -2.5283 6.4191 -0.39 -15.110 -92.3144 75.8791 -1.22 0.224 CA 0.0036 0.1686 0.02 0.983 -10.1281 2.0943 -4.84 0.000* BS -0.2614 0.1163 -2.25 0.025** 3.2679 1.2352 -0.51 0.008** OVRE1 -6.8472 12.6782 -0.54 0.589 -77.848 151.225 -0.51 0.607 RGDP 0.0201 0.0710 0.28 0.777 2.257 0.8567 2.63 0.008** M2 0.0107 0.0050 2.13 0.033** 0.7749 0.0641 1.21 0.227 P 0.0177 0.0074 2.20 0.028** 0.18859 0.0949 1.99 0.047** R2 0.716 0.7274 R2 Hiệu chỉnh 0.695 0.687 Durbin - Watson stat 1.5370 */**/*** lần lượt là các mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%.

(Nguồn: Phần mềm thống kê Stata_SE11).

Giải thích mơ hình Random Effect (REM)

Hệ số tỷ lệ cho vay (LDR) không ảnh hưởng đến lợi nhuận thuần của ngân hàng. Kết quả này trái ngược với nghiên cứu của Devinaga Rasiah (2010) và Eichengreen và Gibson (2001). Tuy nhiên ở Việt Nam lại phù hợp với chính sách quản lý thanh khoản của NHNN với mục tiêu tránh sự đổ vỡ của hệ thống ngân hàng nhưng cũng không để ảnh hưởng lớn đến hiệu quả ngân hàng.

Hệ số huy động vốn (DEP) khơng có ý nghĩa đối với ROA nhưng lại có ý nghĩa với ROE ở mức ý nghĩa 10%. Tức là khi DEP tăng 1% thì ROE tăng trung bình 8,4% trong khi các yếu tố khác khơng đổi. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của Davydenko (2010), Guru và các cộng sự (2002), Kosmidou (2006).

Hệ số rủi ro tín dụng (RR) khơng ảnh hưởng đối với lợi nhuận của ngân hàng trong nghiên cứu này. Kết quả nghiên cứu trái với nghiên cứu của Hassan và Bashir (2003), Staikouras và Wood (2003).

Thơng qua kết quả trên có thể thấy tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tài sản (CA) không tác động đến ROA nhưng lại tác động mạnh đối với ROE ở mức nghĩa 1%. Cụ thể khi CA tăng 1% thì ROE tăng trung bình giảm 10,12% trong khi các yếu tố khác khơng đổi. Nghiên cứu này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Demirguc-Kunt và Huizinga (1999).

Quy mơ ngân hàng (BS) có ảnh hưởng cả đến ROA và ROE ở mức ý nghĩa 5%. Tức là, khi BS tăng 1% thì ROA giảm tương ứng là 0.26% bởi vì chi phí hoạt động, chi phí hành chính và cịn nhiều loại chi phí phát sinh khác và ROE tăng trung bình 3.26% trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.

Biến lương và các chi phí nhân viên khác trên tổng tài sản (OVRE1) không ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng, kết quả này trái với kết quả nghiên cứu của Guru và các cộng sự (2002), Kosmidou (2006), Pasiouras và các cộng sự (2006) khi nghiên cứu các quốc gia lần lượt Malaysia, Đức và Úc. Có thể giải thích rằng do các NHTM Việt Nam

chưa đánh giá và đo lường được ảnh hưởng chi phí lương và các chi phí nhân viên khác lên chi phí hoạt động của ngân hàng, do vậy ngân hàng chưa đánh giá hết được ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng.

Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội thực (RGDP) không ảnh hưởng đến ROA nhưng lại ảnh hưởng đến ROE ở mức ý nghĩa 5%. Cụ thể, khi RGDP tăng 1% thì ROE tăng trung bình 2.2% trong khi các yếu tố khác không đổi. Kết quả nghiên cứu của tác giả phù hợp với nghiên cứu của các tác giả trước đây như Hassan và Bashir (2003), Pasiouras và Kosmidou (2007), Kosmidou (2008).

Cung tiền (M2) ảnh hưởng đến ROA ở mức ý nghĩa 5% nhưng lại không ảnh hưởng đến ROE. Khi M2 tăng 1% thì ROA tăng trung bình 1.07% trong khi các yếu tố khác không thay đổi. Trong trường hợp tăng trưởng của thị trường, khi thị trường mở rộng có thể làm tăng khả năng sản xuất doanh nghiệp cần nhiều vốn hơn để tài trợ cho sản xuất và tài chính của doanh nghiệp tốt hơn nên khả năng trả nợ của doanh nghiệp cao do đó làm tăng lợi nhuận của ngân hàng. Nghiên cứu Phù hợp với nghiên cứu của nghiên cứu của Bourke (1989), Molyneux và Thornton (1992), Karkrah và Aaron Ameyaw (2010).

Tỷ lệ lạm phát (P) có ảnh hưởng đồng biến với ROA và ROE của ngân hàng ở mức ý nghĩa 5%. Cụ thể khi lạm phát tăng 1% thì ROA tăng trung bình 1.77% và ROE tăng trung bình 18.8% trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi. Do ngân hàng dự kiến được đầy đủ lạm phát hàng năm nên ngân hàng điều chỉnh lãi suất cho vay và lãi suất huy động phù hợp từ đó làm tăng lợi nhuận của ngân hàng. Các nghiên cứu của các tác giả trước đưa ra kết luận tỷ lệ lạm phát ảnh hưởng đến lãi suất và lợi nhuận của ngân hàng trong dài hạn như Bourke (1989), Molyneux và Thorton (1992).

Ngoài ra, khi kiểm định Durbin – Watson trên của tác giả cho thấy d nằm trong khoảng từ 1 đến 3 nên khơng có hiện tượng tự tương quan trong mơ hình.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Kiểm định mối tương quan giữa các biến độc lập và các biến phụ thuộc, xác định phương pháp phù hợp cho mơ hình dựa trên kiểm định Hausman Test, cuối cùng chạy hồi quy mơ hình. Kết quả cho thấy khi lượng hóa các biến phụ thuộc hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng bằng chỉ số ROA thì có 3 biến độc lập có ý nghĩa thống kê và lượng hóa bằng chỉ số ROE có 5 biến có ý nghĩa thống kê.

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NHTM VIỆT NAM

4.1 Định hướng phát triển của hệ thống NHTM Việt Nam

Định hướng phát triển của NHTM Việt Nam theo quyết định 112/2006/QĐ – TTg ngày 24/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ.

Định hướng chiến lược của NHNN đến năm 2020

Đổi mới tổ chức và hoạt động của NHNN để hình thành bộ máy tổ chức tinh gọn, có đủ nguồn lực, năng lực xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trường dựa trên cơ sở công nghệ tiên tiến, thực hiện các thông lệ, chuẩn mực quốc tế về hoạt động của ngân hàng trung ương, hội nhập với cộng đồng tài chính quốc tế, thực hiện có hiệu quả chức năng quản lý nhà nước trên lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, phát triển NHNN hiện đại, đạt trình độ tiên tiến của các ngân hàng trung ương trong khu vực.

Xây dựng và thực thi có hiệu quả chính sách tiền tệ nhằm ổn định giá trị đồng tiền, kiểm sốt lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng kinh tế và thực hiện thắng lợi công cuộc cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước. Điều hành tiền tệ, lãi suất và tỷ giá hối đoái theo cơ chế thị trường thơng qua sử dụng linh hoạt, có hiệu quả các cơng cụ chính sách tiền tệ gián tiếp. Ứng dụng công nghệ thông tin, mở rộng nhanh các hình thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt và thanh tốn qua ngân hàng. Nâng dần và tiến tới thực hiện đầy đủ tính chuyển đổi của đồng tiền Việt Nam. Chính sách tiền tệ tạo điều kiện huy động và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực tài chính. Kết hợp chặt chẽ chính sách tiền tệ với chính sách tài khố để định hướng và khuyến khích cơng chúng tiết kiệm, đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh.

Định hướng chiến lược của TCTD đến năm 2020

Cải cách căn bản, triệt để và phát triển toàn diện hệ thống các TCTD theo hướng hiện đại, hoạt động đa năng để đạt trình độ phát triển trung bình tiên tiến trong khu vực

hơn, tài chính lành mạnh. Xây dựng hệ thống các TCTD hiện đại, đạt trình độ tiên tiến trong khu vực Châu Á, đáp ứng đầy đủ các chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng, có khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực và trên thế giới. Bảo đảm các TCTD, kể cả TCTD nhà nước hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc thị trường và vì mục tiêu chủ yếu lợi nhuận. Phát triển hệ thống TCTD hoạt động an toàn và hiệu quả vững chắc dựa trên cơ sở cơng nghệ và trình độ quản lý tiên tiến, áp dụng thông lệ, chuẩn mực quốc tế về hoạt động NHTM. Phát triển các TCTD phi ngân hàng để góp phần phát triển hệ thống tài chính đa dạng và cân bằng hơn. Phát triển và đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đặc biệt là huy động vốn, cấp tín dụng, thanh tốn với chất lượng cao và màng lưới phân hối phát triển hợp lý nhằm cung ứng đầy đủ, kịp thời, thuận tiện các dịch vụ, tiện ích ngân hàng cho nền kinh tế trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố. Hình thành thị trường dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là thị trường tín dụng cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các loại hình TCTD, tạo cơ hội cho mọi tổ chức, cá nhân có nhu cầu hợp pháp, đủ khả năng và điều kiện được tiếp cận một cách thuận lợi các dịch vụ ngân hàng. Ngăn chặn và hạn chế mọi tiêu cực trong hoạt động tín dụng.

Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại hệ thống ngân hàng. Tách bạch tín dụng chính sách và tín dụng thương mại trên cơ sở phân biệt chức năng cho vay của ngân hàng chính sách với chức năng kinh doanh tiền tệ của NHTM. Bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệmcủa TCTD trong kinh doanh. Tạo điều kiện cho các TCTD trong nước nâng cao năng lực quản lý, trình độ nghiệp vụ và khả năng cạnh tranh. Bảo đảm quyền kinh doanh của các ngân hàng và các tổ chức tài chính nước ngồi theo các cam kết của Việt Nam với quốc tế. Gắn cải cách ngân hàng với cải cách doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước. Tiếp tục củng cố, lành mạnh hoá và phát triển các ngân hàng cổ phần; ngăn ngừa và xử lý kịp thời, không để xảy ra đổ vỡ ngân hàng ngồi sự kiểm sốt của NHNN đối với các TCTD yếu kém. Đưa hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân đi đúng hướng và phát triển vững chắc, an toàn, hiệu quả.

Phương châm hành động của các TCTD là “An toàn – hiệu quả - phát triển bền vững – hội nhập quốc tế”.

4.2 Giải pháp

4.2.1 Giải pháp Từ NHNN

Thông qua việc đánh giá hệ thống ngân hàng Việt Nam trong thời gian qua giai đoạn 2005 -2013 cho thấy hệ thống ngân hàng Việt Nam so với khu vực Đông Nam Á phát triển còn thấp, mức độ cạnh tranh còn yếu và hệ thống ngân hàng vẫn dựa vào các NHNN. Chính vì vậy để tạo động lực cho thị trường tài chính Việt Nam phát triển ổn định lành mạnh cần có sự quan tâm hổ trợ hơn nữa trực tiếp từ NHNN và chính phủ. Cụ thể:

Nâng cao năng lực quản lý, điều hành, năng lực dự báo của NHNN, hiện đại hố cơng nghệ ngân hàng của hệ thống NHNN. Xây dựng và ban hành các quy chế phù hợp với chuẩn mực quốc tế: xây dựng và hoàn thiện hệ thống các chỉ tiêu đánh giá mức độ an toàn và hiệu quả kinh doanh ngân hàng, xây dựng hệ thống kế tốn, báo cáo tài chính nhằm tạo sự minh bạch trong hệ thống ngân hàng.

Xây dựng chiến lược phát triển công nghệ ngân hàng, đặc biệt là thông tin quản lý hệ thống nhằm phục vụ cho cơng tác kiểm sốt hoạt động ngân hàng, quản lý vốn, tài sản, quản lý rủi ro, hệ thống thanh toán liên ngân hàng, hệ thống giao dịch điện tử và giám sát từ xa.

Tiếp tục đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu các TCTD: NHNN cần giám sát thanh tra chặt chẽ hoạt động của NHTM, tiếp tục thực hiện sáp nhập các ngân hàng yếu kém, đồng thời, hoàn thiện hành lang pháp lý cho phép nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu vượt khung ở các TCTD thuộc diện tái cơ cấu.

4.2.2 Giải pháp từ NHTM

Xu hướng sáp nhập ngân hàng trong tình hình hiện nay vẫn tiếp tục nhằm tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Trách nhiệm của các TCTD trong cơ cấu lại hệ thống giai đoạn 2011 – 2015 là:

 Phải xây dựng và triển khai thực hiện phương án cơ cấu

 Bảo đảm ổn định hoạt động và an toàn tài sản của Nhà nước, quyền lợi hợp pháp của nhân dân trong quá trình cơ cấu lại

 Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật và chỉ đạo của Chính phủ, NHNN về cơ cấu lại TCTD

 Báo cáo NHNN Nhà nước đầy đủ, kịp thời, trung thực kết quả, khó khăn, vướng mắc và đề xuất (nếu có) về thực hiện cơ cấu TCTD.

Mặt khác, quá trình này địi hỏi các ngân hàng lớn có tình hình tài chính lành mạnh, kết quả hoạt động kinh doanh tốt cần tham gia tiếp quản các ngân hàng yếu kém để bảo đảm hiệu quả ngân hàng sau khi sáp nhập.

Xử lý dứt điểm nợ xấu và nâng cao năng lực tài chính cho các NHTM đặc biệt là các NHTM nhà nước. Trước hết cần hổ trợ nguồn tài chính cho các NHTM trích lập đủ dự

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại việt nam (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)