Nghiên cứu tại thị trƣờng chứng khoán Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích ảnh hưởng của nhân tố kinh tế vĩ mô đến chỉ số viinidex trên thị trường chứng khoán việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 28 - 32)

1.3 CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY

1.3.2 Nghiên cứu tại thị trƣờng chứng khoán Việt Nam

Phan Thị Bích Nguyệt và Phạm Dƣơng Phƣơng Thảo (2013) đã thực hiện xem xét mối tƣơng quan giữa thị trƣờng chứng khốn và 6 nhân tố vĩ mơ: cung tiền, lạm phát, hoạt động kinh tế thực, lãi suất, tỷ giá hối đoái, giá dầu bằng nghiên cứu áp dụng kiểm định đồng tích hợp theo phƣơng pháp kiểm định nghiệm đơn vị phần dƣ Engle Granger để xác định liệu các biến số kinh tế vĩ mơ trên có mối tƣơng quan với thị trƣờng chứng khoán tại VN trong giai đoạn từ tháng 7/2000 đến tháng 9/2011 hay không. Kết quả cho thấy rằng cung tiền, lạm phát, sản lƣợng công nghiệp, giá dầu tƣơng quan dƣơng với TTCK trong khi lãi suất và tỷ giá hối đối có tƣơng quan âm với TTCK.

Huỳnh Thế Nguyễn và Nguyễn Quyết (2013) thực hiện kiểm định mối quan hệ giữa giá cổ phiếu với lãi suất và tỷ giá bằng mơ hình Var với số liệu đƣợc lấy lơgarit tự nhiên của chuỗi thời gian theo tháng trong giai đoạn từ tháng 10/2007 đến tháng 10/2012. Kết quả cho thấy lãi suất và tỷ giá có tác động đến giá cổ phiếu tại thị

trƣờng chứng khoán TP.HCM. Cụ thể là giá cổ phiếu bị ảnh hƣởng tiêu cực từ cú sốc dƣơng của tỷ giá hối đoái từ hai tháng trƣớc trong khi cú sốc dƣơng từ lãi suất có hiệu ứng tích cực đến giá cổ phiếu, tuy nhiên ảnh hƣởng chỉ bắt đầu sau khi lãi suất đã biến động một tháng.

Để trả lời cho câu hỏi chỉ số giá thị trƣờng chứng khoán Việt Nam (VNI) chịu tác động mạnh với biến số vĩ mô nào, Nguyễn Hữu Tuấn (2012) đã thực hiện phƣơng pháp kiểm định đồng liên kết giữa các biến vĩ mô gồm: Cung tiền M2, lãi suất IR, tỷ giá EX, chỉ số giá tiêu dùng CPI và sản lƣợng công nghiệp IO đến chỉ số giá chứng khoán VNI giai đoạn từ tháng 1/2005 đến 3/2011. Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối tƣơng quan cùng chiều giữa chỉ số giá chứng khoán VNI với sản lƣợng công nghiệp IO và cung tiền M2 trong khi các biến chỉ số giá tiêu dùng CPI, lãi suất IR, tỷ giá EX có mối tƣơng quan ngƣợc chiều với chỉ số VNI. Tuy nhiên, về mặt thống kê với mức ý nghĩa 10% thì chỉ tồn tại mối quan hệ giữa biến VNI với các biến CPI và M2 nhƣng không tồn tại mối quan hệ giữa biến VNI với các biến IO, EX và IR. Kết quả cũng cho thấy chỉ số giá tiêu dùng CPI tác động mạnh nhất trong các biến kinh tế vĩ mô.

Nhƣ vậy từ những nghiên cứu thực nghiệm này cho thấy ảnh hƣởng của các biến số kinh tế vĩ mô đến TTCK mỗi nƣớc có thể khác nhau đƣợc tổng hợp nhƣ trong Bảng 1.1. Cùng với lý thuyết về ảnh hƣởng của các nhân tố kinh tế vĩ mơ đến TTCK, tác giả sẽ sử dụng mơ hình của Maysami et al (2005) để làm cơ sở để thực hiện nghiên cứu. Tuy nhiên, do lãi suất liên ngân hàng của Việt Nam bị hạn chế nên luận văn sẽ sử dụng lãi suất tiền gửi ngân hàng để thay thế. Ngồi ra, chỉ số sản xuất cơng nghiệp của Việt Nam cũng bị hạn chế do Tổng cục Thống kê thay đổi phƣơng pháp tính từ năm 2011 nên chỉ có số liệu năm 2011, 2012 đáng tin cậy trong khi số liệu từ năm 2008 – 2010 chỉ có giá trị tham khảo nên tác giả sẽ bỏ qua nhân tố này. Dựa trên cơ sở này, tác giả thực hiên phân tích ảnh hƣởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô là chỉ số giá tiêu dùng, lãi suất, tỷ giá và cung tiền đến thị trƣờng chứng khoán Việt Nam với dữ liệu đƣợc lấy theo tháng trong giai đoạn 2007 – 2012.

Bảng 1.1. Tổng hợp kết quả nghiên cứu t ước đây

Nhân tố TTCK (Tác giả) Tác động đến chứng khoán

Chỉ số sản xuất công nghiệp

Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Xin-ga-po, Việt Nam (Phan Thị Bích Nguyệt và Phạm Dƣơng Phƣơng Thảo; Nguyễn Hữu Tuấn)

Cùng chiều

Chỉ số giá tiêu dùng

Mỹ, Ấn Độ, Việt Nam (Nguyễn Hữu Tuấn) Ngƣợc chiều Xin-ga-po, Việt Nam (Phan Thị Bích Nguyệt

và Phạm Dƣơng Phƣơng Thảo) Cùng chiều

Lãi suất

Mỹ, Xin-ga-po (lãi suất dài hạn), Việt Nam (Phan Thị Bích Nguyệt và Phạm Dƣơng Phƣơng Thảo; Nguyễn Hữu Tuấn)

Ngƣợc chiều

Xin-ga-po (lãi suất ngắn hạn), Việt Nam

(Huỳnh Thế Nguyễn và Nguyễn Quyết) Cùng chiều

Tỷ giá

Xin-ga-po, Việt Nam (Phan Thị Bích Nguyệt và Phạm Dƣơng Phƣơng Thảo; Nguyễn Hữu Tuấn; Huỳnh Thế Nguyễn và Nguyễn Quyết)

Ngƣợc chiều

Cung tiền

Nhật Bản Ngƣợc chiều Mỹ, Xin-ga-po, Việt Nam (Phan Thị Bích

Nguyệt và Phạm Dƣơng Phƣơng Thảo; Nguyễn Hữu Tuấn)

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Chƣơng 1 tác giả đã trình bày cơ sở lý thuyết về TTCK, về mối quan hệ giữa các nhân tố kinh tế vĩ mô và TTCK, đồng thời cũng thấy đƣợc sự tác động và mức độ ảnh hƣởng khác nhau của các nhân tố kinh tế vĩ mô lên một số TTCK thông qua một số nghiên cứu thực nghiệm. Từ kết quả nghiên cứu ở TTCK Việt Nam cho thấy có sự mâu thuẫn về mối quan hệ giữa chỉ số giá tiêu dùng và TTCK, trong khi một số biến khác khơng có ý nghĩa về mặt thống kê. Cùng với việc tham khảo các bài nghiên cứu về vấn đề này, đặc biệt là bài nghiên cứu của Maysami et al (2005) sẽ đƣợc dùng làm cơ sở để tác giả thực hiện nghiên cứu xem những nhân tố kinh tế vĩ mô nào tác động nhiều nhất đến thị trƣờng chứng khoán Việt Nam và sự ảnh hƣởng của chúng đến thị trƣờng nhƣ thế nào với dữ liệu đƣợc lấy theo tháng trong giai đoạn 2007 – 2012.

Phần còn lại của luận văn đƣợc trình bày nhƣ sau: Chƣơng 2 phân tích ảnh hƣởng của các nhân tố kinh tế vĩ mơ đến thị trƣờng chứng khốn Việt Nam trong giai đoạn 2007 – 2012, Chƣơng 3 trình bày mơ hình nghiên cứu ảnh hƣởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến thị trƣờng chứng khoán Việt Nam, Chƣơng 4 trình bày giải pháp phát triển thị trƣờng chứng khoán Việt Nam.

CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ KINH TẾ VĨ MƠ ĐẾN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHỐN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích ảnh hưởng của nhân tố kinh tế vĩ mô đến chỉ số viinidex trên thị trường chứng khoán việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)