DỮ LIỆU VÀ MÔ TẢ CÁC BIẾN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích ảnh hưởng của nhân tố kinh tế vĩ mô đến chỉ số viinidex trên thị trường chứng khoán việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 63 - 65)

3.1.1 Thu thập và mô tả dữ liệu

Dữ liệu dùng trong nghiên cứu này là các chuỗi dữ liệu thời gian theo tháng: chỉ số giá chứng khoán VNIndex, chỉ số giá tiêu dùng CPI, lãi suất tiền gửi ngân hàng Interest, tỷ giá FX và cung tiền M2, đƣợc thu thập từ hai nguồn chính: Sở giao dịch chứng khốn TP.HCM và hệ thống cơ sở dữ liệu các chỉ tiêu tài chính của Quỹ tiền tệ quốc tế (International Money Fund – IMF). Mẫu quan sát đƣợc thu thập trong khoảng thời gian từ tháng 01/2007 đến tháng 12/2012. Năm 2007 đƣợc chọn làm năm bắt đầu quan sát, vì đây là năm Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thƣơng mại thế giới (World Trade Organization – WTO), đánh dấu giai đoạn mới của kinh tế Việt Nam với việc phát triển mạnh mẽ của thƣơng mại quốc tế cũng nhƣ thu hút dịng vốn đầu tƣ nƣớc ngồi, thị trƣờng chứng khoán bắt đầu bƣớc vào giai đoạn điều chỉnh sau khi phát triển nóng trong năm 2006. Và năm 2012 là năm kết thúc của dữ liệu vì đây là năm tài chính gần nhất để tăng tính thực tiễn của nghiên cứu. Bảng 3.1 tóm tắt dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu.

Bảng 3.1. Dữ liệu và nguồn thu thập

Dữ liệu Mô tả dữ liệu Nguồn VNIndex Chỉ số cuối tháng của VNIndex (điểm) HOSE CPI Chỉ số giá tiêu dùng hàng tháng (chỉ số) IMF Interest Lãi suất tiền gửi ngân hàng (%) IMF M2 Tăng trƣởng cung tiền M2 (%) IMF FX Tỷ giá hối đoái cuối tháng của VND trên mỗi USD (VND/USD) IMF

Bảng 3.2 mô tả dữ liệu đƣợc sử dụng trong nghiên cứu.

Bảng 3.2. Thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu

Dữ liệu Trung bình Trung vị Lớn nhất Nhỏ nhất Độ lệch chuẩn VNIndex 541,88 455,90 1.137,69 245,74 228,61 CPI 165,60 159,03 222,71 110,96 34,12 Interest 10,59 10,23 17,16 6,54 2,92 FX 18.237,19 17.941,50 20.828,00 15.960,00 1.934,56 M2 26,95 24,76 50,50 10,39 10,47 Kết quả thống kê cho thấy trong giai đoạn nghiên cứu thị trƣờng chứng khoán Việt Nam phát triển không ổn định khi chỉ số VNIndex biến động rất mạnh với giá trị thấp nhất và cao nhất lần lƣợt là 245,74 và 1.137,69 điểm, trong khi giá trị trung bình chỉ là 541,88 điểm nhƣng độ lệch chuẩn lại lớn là 228,61.

3.1.2 Mơ tả biến trong mơ hình nghiên cứu

Dựa vào việc phân tích ảnh hƣởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến chỉ số giá chứng khoán VNIndex đã đƣợc thực hiện trong Chƣơng 2 cũng nhƣ tham khảo các kết quả nghiên cứu trƣớc đây, đặc biệt là nghiên cứu của Maysami et al (2005), tác giả tiến hành thiết lập các biến số cho mơ hình nghiên cứu bằng cách lấy lơgarit tự nhiên của dữ liệu đã đƣợc thu thập, đƣợc trình bày trong Bảng 3.3.

Bảng 3.3. Mơ tả các biến trong mơ hình

Biến Định nghĩa biến

LVNIndex Lôgarit tự nhiên của VNIndex LCPI Lôgarit tự nhiên của CPI LInterest Lôgarit tự nhiên của Interest LFX Lôgarit tự nhiên của FX LM2 Lôgarit tự nhiên của M2

Kết quả thống kê mơ tả các biến sử dụng trong mơ hình nghiên cứu đƣợc trình bày trong Bảng 3.4.

Bảng 3.4. Thống kê mơ tả các biến trong mơ hình nghiên cứu

Biến Trung bình Trung vị Lớn nhất Nhỏ nhất Độ lệch chuẩn LVNIndex 6,22 6,12 7,04 5,50 0,36 LCPI 5,09 5,07 5,41 4,71 0,21 LInterest 2,32 2,33 2,84 1,88 0,27 LFX 9,80 9,79 9,94 9,68 0,10 LM2 3,22 3,21 3,92 2,34 0,39 Nhƣ vậy, dữ liệu cần thiết cho nghiên cứu đã đƣợc thu thập và tác giả đã chuyển sang dạng lôgarit tự nhiên để sử dụng làm biến trong mơ hình kiểm định.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích ảnh hưởng của nhân tố kinh tế vĩ mô đến chỉ số viinidex trên thị trường chứng khoán việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)