Giải pháp củng cố hệ thống KSNB tại Chi cục Thuế Quận Bình Thạnh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích ảnh hưởng của hệ thống kiểm soát nội bộ đến công tác chống thất thu thuế trường hợp chi cục thuế quận bình thạnh (Trang 81 - 85)

CHƢƠNG 5 KẾT LUẬ N GIẢI PHÁP

5.2. Giải pháp củng cố hệ thống KSNB tại Chi cục Thuế Quận Bình Thạnh

Dựa trên tình hình thực tế của hệ thống KSNB tại Chi cục Thuế Quận Bình Thạnh, tác giả đóng góp một số giải pháp củng cố hệ thống KSNB nhằm cải thiện tình trạng thất thu trên địa bàn.

 Phân định quyền hạn và trách nhiệm cho từng bộ phận, tránh chồng

chéo, gây quá tải công việc cho công chức thuế

Về việc phân định quyền hạn và trách nhiệm cho từng bộ phận, đây là yếu tố đƣợc đề cập khá nhiều trong các chuẩn quản trị rủi ro khác nhƣ ISO 31000, Basel II… Thật vậy, một tổ chức sẽ hoạt động rất hiệu quả nếu các phòng ban, các bộ phận hay các nhân viên chỉ nhận những nhiệm vụ chuyên biệt và họ chỉ chịu trách nhiệm cho những gì họ làm. Điều này sẽ giúp cho các nhân viên làm việc một cách hiệu quả tiết kiệm đƣợc nhiều thời gian thay vì phải làm cơng việc q dàn trải, mà một khi nhân viên chỉ đảm nhận một công việc ngày này qua ngày khác thì rất khó xuất hiện các sai lầm, tuy nhiên ngƣợc lại nếu đảm nhận q nhiều các cơng việc khác nhau thì rất dễ xuất hiện những sai sót vì khơng phải nhân viên nào cũng có

thể làm việc ở nhiều vị trí và nó sẽ mang lại những rủi ro khó có thể lƣờng trƣớc. Bên cạnh đó, Ban lãnh đạo cũng sẽ rất dễ trong quá trình nhận dạng, tìm kiếm nguyên nhân rủi ro và có hƣớng xử lý kịp thời. Trách nhiệm cũng đƣợc gói gọn và dễ dàng trong cơng tác xử lý các sai phạm. Nhƣ vậy, chúng ta có thể thấy đƣợc rằng phân định quyền hạn và trách nhiệm rõ ràng cho các bộ phận sẽ tạo nên một môi trƣờng làm việc chuyên nghiệp, giảm thiểu đƣợc tối đa các rủi ro tác nghiệp, nhận diện và kiểm soát rủi ro hiệu quả hơn và mang lại hiệu quả hoạt động cao hơn cho tổ chức.

Ngƣời quản lý của đơn vị cần phân định quyền hạn trách nhiệm rõ ràng cho từng bộ phận nhằm giúp đạt đƣợc hiệu quả công việc tốt hơn đồng thời giúp các bộ phận cũng sẽ có trách nhiệm hơn với cơng việc mà mình đƣợc giao, tránh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm giữa các bộ phận. Đồng thời mỗi bộ phận chỉ thực hiện đúng cơng việc trong quyền hạn của mình, giúp q trình ln chuyển cơng việc giữa các bộ phận thực hiện dễ dàng và thuận lợi hơn.

 Xây dựng một chuẩn mực đạo đức, ứng xử phù hợp với quy tắc đạo

đức và ứng xử đúng đắn đối với ngƣời cán bộ thuế

Tổng cục Thuế đã ban hành Quyết định số 2181 /QĐ-TCT về việc quy định tiêu chuẩn văn hóa cơng sở và đạo đức công chức ngành thuế, tuy nhiên hiện nay đạo đức công vụ, thái độ phục vụ dân, tổ chức của công chức thuế vẫn không đƣợc nâng lên. Do đó cần phải xây dựng xây dựng các giá trị cốt lõi, hình thành bộ quy tắc ứng xử; làm rõ các nguyên tắc; cụ thể hóa các quy tắc ứng xử, buộc các công chức khi thực thi nhiệm vụ phải tuân thủ đúng những nguyên tắc hành vi đạo

đức cơng chức đó, tránh những hành vi lệch chuẩn; tuyên truyền cho ngƣời dân về

quyền của họ và nghĩa vụ của công chức; giáo dục đạo đức công vụ cho công chức; nêu gƣơng lãnh đạo; công khai, minh bạch các thủ tục hành chính có liên quan đến các cam kết WTO; gắn kết đạo đức cơng vụ với phịng chống tham nhũng; kiểm soát và cuối cùng là thực hiện cam kết phục vụ với khách hàng(ngƣời nộp thuế). Để có thể thỏa mãn nhu cầu và lợi ích của cơng chức thuế ngày càng hợp lý và bình đẳng hơn, phải thay đổi cách đánh giá quản lý công chức thuế với nguyên tắc cơ bản là phải gắn với quyền lợi, kỷ luật, khen thƣởng… của ngƣời lao động với chính cơng việc mà họ đang đảm nhận.

Xây dựng một chuẩn mực đạo đức, ứng xử phù hợp với quy tắc đạo đức và ứng xử đúng đắn đối với công chức thuế giúp tránh tình trạng tha hóa về mặt đạo đức đồng thời cũng giúp cho hình ảnh về ngƣời cán bộ Nhà nƣớc trong mắt ngƣời dân ln là một hình ảnh đẹp, đồng thời tạo ra trong tổ chức một môi trƣờng làm việc thân thiện, các nhân viên và bộ phận sẽ hoạt động và tƣơng tác với nhau trên tinh thần tơn trọng lẫn nhau. Bên cạnh đó, nó cịn giúp cho mối quan hệ giữa các nhân viên và giữa cấp trên, cấp dƣới có sự tƣơng quan mật thiết chặt chẽ. Riêng đối với các nhà lãnh đạo thì bên cạnh việc thực hiện tốt các quy tắc ứng xử, họ cịn phải có một sự cơng minh trong công việc, mọi chuyện nên đƣợc giải quyết trên tinh thần cơng bằng khơng thiên vị. Phải ln kiểm sốt đƣợc tồn bộ q trình làm việc và hoạt động của tổ chức để một khi xảy ra sự cố sai sót thì có thể giải quyết một cách hợp lý. Khơng gây bất bình trong nội bộ các nhân viên. Nhƣ vậy, việc xây dựng chuẩn mực đạo đức và quy trình làm việc hợp lý sẽ giúp cho toàn bộ các phòng ban và Chi cục hoạt động hiệu quả hơn, tạo nên một mơi trƣờng làm việc thân thiện. Đó là cơ sở để Chi cục Thuế Quận Bình Thạnh có thể xây dựng đƣợc một môi trƣờng làm việc hiệu quả và dễ dàng kiểm soát.

 Nâng cao năng lực chuyên môn nhân viên

Việc đánh giá rủi ro ban đầu là phải biết nhận dạng các rủi ro đó, do đó cơ quan thuế phải có một đội ngũ nhân viên phân tích và đánh giá các nguy cơ rủi ro tiềm ẩn để có thể nhận dạng đƣợc chúng một cách chính xác và hiệu quả. Tiếp theo đó là thực hiện đo lƣờng mức độ tác động của từng rủi ro lên tổ chức, tiến hành phân loại các rủi ro để có phƣơng án đối phó hợp lý. Nhƣ vậy, ta cũng có thể thấy đƣợc rằng, để thực hiện tốt các công việc nhƣ mơ tả ở trên thì đội ngũ cơng chức phải có trình độ và năng lực rất tốt, những ngƣời có nhiều kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu. Để nâng cao năng lực chuyên môn cần phải thực hiện các bƣớc sau:

- Thống kê, rà sốt trình độ của từng công chức theo các tiêu chí nhƣ văn bằng, chuyên ngành..

- Tổ những khóa đào tạo chuyên sâu nghiệp vụ ngắn hạn và dài hạn cho các cán bộ thuế nhằm nâng cao năng lực nhận biết, đánh giá, và đối phó với những rủi ro trong cơng tác thu thuế.

- Khuyến khích nhân viên tham gia các lớp học nâng cao năng lực bằng cách hỗ trợ một phần kinh phí cho nhân viên, tạo điều kiện về thời gian cho nhân viên có

thể tham gia và đạt kết quả tốt. Để làm đƣợc việc đó thì Chi cục Thuế Quận Bình Thạnh cần sắp xếp một cách linh hoạt về thời gian biểu, nhân sự để đảm bảo tiến độ công việc vẫn đƣợc thực hiện đúng và hiệu quả.

 Xây dựng mục tiêu thu phù hợp

Đây cũng là một yếu tố rất cần thiết tác động trực tiếp đến việc nguồn thu của Nhà nƣớc bị thất thốt nhiều hay ít. Để thực hiện tốt yếu tố này thì địi hỏi bộ phận thẩm định của các Chi cục thuế phải có sự nhạy bén về tình hình kinh tế nói chung và tình hình của các doanh nghiệp nói riêng. Đánh giá và đƣa ra các mức thuế dễ chịu và khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế của mình, qua đó hạn chế đƣợc các rủi ro về nguồn thu. Tuy nhiên, nếu Chi cục quy định mức thuế q cao đối với doanh nghiệp thì rất có thể họ sẽ thực hiện các biện pháp nhằm trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế, nhƣ đã phân tích ở phần trƣớc thì đó đây cũng là một trong số các lý do dẫn đến việc doanh nghiệp chậm trễ thực hiện nghĩa vụ nộp thuế.

Nhƣ vậy để hạn chế tối đa các nguy cơ làm cho doanh nghiệp chậm trễ trong cơng tác nộp thuế. Thì việc đánh giá các vấn đề nội tại của doanh nghiệp là rất quan trọng. Từ đó, xây dựng nên một thang đo phù hợp với tình hình cụ thể của từng doanh nghiệp để giúp các doanh nghiệp có điều kiện thực hiện các nghĩa vụ thuế một cách tốt nhất.

 Xây dựng hệ thống phân tích, phát hiện và đánh giá mức độ rủi ro

trong công tác kiểm tra thuế

Tổng cục Thuế đã trình Bộ Tài chính ban hành bộ 8 tiêu chí đánh giá tuân thủ pháp luật thuế, đánh giá rủi ro về ngƣời nộp thuế và bộ 8 chỉ số đánh giá tuân thủ pháp luật thuế, đánh giá rủi ro về ngƣời nộp thuế theo Thơng tƣ 204/2015/TT-BTC ngày 21/12/2015. Theo đó, việc đánh giá tuân thủ pháp luật thuế đối với ngƣời nộp thuế đƣợc thực hiện trên hệ thống thông tin nghiệp vụ, hệ thống tự động đánh giá phân loại ngƣời nộp thuế tuân thủ pháp luật thuế theo 03 loại : Ngƣời nộp thuế tuân thủ pháp luật thuế tốt (sau đây gọi là ngƣời nộp thuế tuân thủ tốt); Ngƣời nộp thuế tuân thủ pháp luật thuế ở mức độ trung bình (sau đây gọi là ngƣời nộp thuế tuân thủ trung bình); Ngƣời nộp thuế tuân thủ pháp luật thuế ở mức độ thấp (sau đây gọi là ngƣời nộp thuế tuân thủ thấp). Tuy nhiên, Tổng cục Thuế lại chƣa xây dựng đƣợc một hệ thống quản lý rủi ro trong công tác kiểm tra thống nhất trong toàn ngành

thuế. Do đó ngành thuế cần xây dựng một hệ thống phân tích, phát hiện và đánh giá mức độ rủi ro trong công tác kiểm tra thuế về các nội dung nhƣ:

- Nhóm rủi ro đối với từng ngành nghề: công chức thuế căn cứ vào rủi ro đối với từng ngành nghề để có hƣớng phân tích và đề xuất nội dung kiểm tra;

- Nhóm rủi ro về mức đóng góp nghĩa vụ nộp thuế TNDN của doanh nghiệp tính trên doanh thu thuần so với trung bình ngành và năm trƣớc của doanh nghiệp;

- Nhóm rủi ro về số thuế GTGT phát sinh trong kỳ trên doanh thu thuần so với trung bình ngành và năm trƣớc của doanh nghiệp;

- Nhóm rủi ro về số thuế TNDN đƣợc ƣu đãi, miễn giảm so với trung bình ngành và so với năm trƣớc liền kề;

- Nhóm rủi ro về hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp;

- Nhóm rủi ro doanh nghiệp có số lỗ lũy kế vƣợt quá vốn chủ sỡ hữu nhƣng tiếp tục đầu tƣ mở rộng kinh doanh;

- Rủi ro về biến động các khoản mục tài chính trọng yếu của doanh nghiệp….  Xây dựng biện pháp đối phó với rủi ro đã đƣợc phát hiện

Để đối phó với các rủi ro đã đƣợc phát hiện, địi hỏi ngành thuế nói chung và Chi cục Thuế Quận Bình Thạnh nói riêng trong kiểm tra thuế cần phải xây dựng một quy trình chung, phổ biến áp dụng cho tất cả các cơng chức kiểm tra thuế để có biện pháp xử lý trong từng trƣờng hợp cụ thể. Cán bộ kiểm tra thuế có thể vận dụng các thủ tục kiểm tốn nhƣ thủ tục phân tích, thủ tục kiểm toán chi tiết đối với từng khoản mục trên Báo cáo tài chính, hoặc áp dụng các kỹ thuật kiểm tốn vào công tác kiểm tra nhƣ kỹ thuật cần sử dụng nhƣ phƣơng pháp cân đối; phƣơng pháp đối chiếu; phƣơng pháp kiểm kê; phƣơng pháp điều tra; phƣơng pháp thực nghiệm; phƣơng pháp chọn mẫu kiểm tốn và phƣơng pháp phân tích…

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích ảnh hưởng của hệ thống kiểm soát nội bộ đến công tác chống thất thu thuế trường hợp chi cục thuế quận bình thạnh (Trang 81 - 85)