1.2 .Nguyên lý làm việc của động cơ bốn kỳ không tăng áp
3. Cơ cấu khuỷu trụ c thanh truyền
3.1. Công dụng, yêu cầu của cơ cấu trục khuỷu- thanh truyền
3.1.1. Công dụng
Cơ cấu trục khuỷu- thanh truyền có cơng dụng biến chuyển động tịnh tiến của
piston thành chuyển động quan tròn của trục khuỷu truyền đến bánh xe chủ động
3.1.2. Yêu cầu
- Chịu va đập, chịu mài mòn
- Độ bền cơ học cao
- Đơn giản, dễ sửa chữa, thay thế
Hình 3.1. Cơ cấu trục khuỷu- thanh truyền
3.2. Lực và mô men tác dụng lên cơcấu trụckhuỷu - thanh truyền
Khi động cơ làm việc, các chi tiết của cơ cấu trục khuỷu thanh truyền chịu tác dụng của lực do khí cháy giãn nở và lực quán tính của các chi tiết hoặc bộ phận chuyển động tịnh tiến và chuyển động quay.
3.2.1. Lực khí cháy
Trong quá tình cháy giãn nở, khí cháy trong xi lanh có áp suất rất cao, đẩy pit tơng dịch chuyển từ ĐCT xuống ĐCD, qua thanh truyền làm quay trục khuyủ và phát sinh cơng. Lực khí cháy có trị số biến đổi và thuộc vào vị trí pit tơng trong xi lanh hay góc quay của trục khuỷu.
3.2.2. Lực quán tính
a. Lực quán tính chuyểnđộngtịnhtiến
Lực quán tính chuyển động tịnh tiến sinh ra do sự chuyển động khơng đều của nhóm pit tơng, (bao gồm tơng, chốt pit tông và xéc măng) và phần trên của thanh truyền (bằng 1/4 khối lượngđầu nhỏ thanh truyền chuyển động tịnh tiến đã được quy dẫn về tâm chốt).
Khi động cơ làm việc, nếu pit tông ở ĐCT hoặc ĐCD, thì tốc độ pit tông bằng không và pit tông đổi hướng chuyển động, cịn gia tốc của nó lại có trị số lớn nhất, nhưng sau khi đã qua các điểm chết, tốc độ của pit tông lại tăng dần và có trị số lớn nhất ở khoảng giữa của hành trình, cịn gia tốc của nó giảm dần cho đến khi có trị số bằng khơng. Như vậy, pit tơng hay nhóm pit tơng chuyển động tịnh tiến đi lại là chuyển động khơng đều hay chuyển động có gia tốc thay đổi.
b. Lực qn tính chuyểnđộng quay
Lực quán tính chuyển động quay, hay lực quán tính ly tâm Pq sinh ra do sự chuyển động quay đều của các bộ phận không cân bằng bao gồm chốt khuỷu, má khuỷu và phần dưới của thanh truyền (bằng 1/3 khối lượng của thanh truyền chuyển động quay đã được dời về tâm chốt khuỷu hay cổ biên).
Hợplực và mơ men
Hình 3.2. Lực và mơ men tác dụng lên cơ cấu trục khuỷu- thanh truyền
Lực tác dụng lên đỉnh pit tông hay chốt pit tông P là lực tác dụng của khí cháy Pk và lực quán tính chuyển động tịnh tiến Pj .
P = Pk + Pj (N)
- Lực Ptt tác dụng trên đường tâm thanhtruyền và đẩy thanh truyền đi xuống.
- Lực N (lực ngang) tác dụng theo chiều thẳng góc với đường tâm xi lanh, ép
pit tơng vào xi lanh gây nên sự mài mịn của pit tông, xéc măng và xi lanh.
N = P. tgB
Dời lực Ptt đến tâm chốt khuỷu hay cổ biên rồi lại phân tích thành hai
lực:
- Lực tiếp tuyến T làm quay trục khuỷu và truyền cơng suất ra ngồi. Lực
tiếp tuyến T tạo ra mô men quay của động cơ M = T. R để dẫn động máy công tác (máy bơm nước, máy phát điện, bánh xe chủ động của ôtô, máy kéo và môtô xe máy...). R là độ dài của thanh truyền
- Lực pháp tuyến Z gây nên sự mài mòn của cổ trục.
Như vậy, ngồi lực tiếp tuyến T là có ích, cịn các lực khác là có hại như: lực khí
cháy, lực ngang N, lực pháp tuyến Z, lực quán tính chuyển động tịnh tiến Pj và
lực quán tính ly tâm Pq . Các lực này làm cho động cơ rung động và chóng mịn. Để cân bằng lực quán tính chuyển động quay Pq, thường dùng đối trọng đặt trên phương kéo dài của má khuỷu, ngược chiều với chốt khuỷu hay cổ biên. Còn các
lực khác để cho khung bệ của động cơ chịu đựng.