Giá trị sổ sách mỗi cổ phiếu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần nhựa bình minh từ năm 2009 2013 (Trang 31)

Giá trị sổ sách mỗi cổ phiếu là tỷ số cho biết số tiền mỗi cổ đông nắm giữ mỗi cổ phiếu thường được phân phối sau khi toàn bộ tài sản được bán với giá trị trên bảng cân đối kế toán (giá trị sổ sách) và trả nợ cho tất cả các chủ nợ. Tỷ số này hoàn toàn dựa vào giá trị lịch sử của cổ phiếu.

1.2.5 Tổng hợp phân tích Dupont

Mơ hình Dupont là kỹ thuật được sử dụng để phân tích khả năng sinh lời của một doanh nghiệp bằng các công cụ quản lý hiệu quả truyền thống. Mơ hình Dupont tích hợp nhiều yếu tố của báo cáo thu nhập với bảng cân đối kế tốn. Trong phân tích tài chính, người ta vận dụng mơ hình Dupont để phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính. Nhờ đó, chúng ta có thể phát hiện những nhân tố đã ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích theo một trình tự nhất định. Cơng thức DuPont thường được biểu diễn dưới hai dạng bao gồm dạng cơ bản và dạng mở rộng.

Chúng ta có thể thấy chỉ tiêu này được cấu thành bởi ba yếu tố chính là lợi nhuận ròng biên, vòng quay tài sản và địn bẩy tài chính có nghĩa là để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh (tức là gia tăng ROE) doanh nghiệp có 3 sự lựa chọn cơ bản là tăng một trong ba yếu tố trên. Thứ nhất doanh nghiệp có thể gia tăng khả năng cạnh tranh nhằm nâng cao doanh thu và đồng thời tiết giảm chi phí nhằm gia tăng lợi nhuận rịng biên. Đây là yếu tố phản ánh trình độ quản lý doanh thu và chi phí của doanh nghiệp.

Thứ hai doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách sử dụng tốt hơn các tài sản sẵn có của mình nhằm nâng cao vịng quay tài sản. Hay nói một cách dễ hiểu hơn là doanh nghiệp cần tạo ra nhiều doanh thu hơn từ những tài sản sẵn có. Đây là yếu tố phản ánh trình độ khai thác và sử dụng tài sản của doanh nghiệp.

Thứ ba doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách nâng cao địn bẩy tài chính hay nói cách khác là vay nợ thêm vốn để đầu tư. Nếu mức lợi nhuận trên tổng tài sản của doanh nghiệp cao hơn mức lãi suất cho vay thì việc vay tiền để đầu tư của doanh nghiệp là hiệu quả.Đây là yếu tố phản ánh trình độ quản trị tổ chức nguồn vốn cho hoạt động của doanh nghiệp (Đoàn Hương Quỳnh, Đoàn Thục Quyên, 2013).

Dạng mở rộng:

Hay:

ROE= Lợi nhuận từ HĐKDDoanh thu thuần XLợi nhuận trước thuếLợi nhuận từ HĐKD X �1-Lợi nhuận trước thuế�Thuế TNDN X Doanh thu

Tổng tài sản BQX

Tổng tài sản BQ Vốn chủ sở hữu BQ

ROE =

Tỷ suất lợi nhuận kinh doanh trên

doanh thu x Ảnh hưởng từ các lợi nhuận khác x Ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp X Hệ số đầu tư TSNH x

Dạng thức mở rộng của cơng thức Dupont cũng phân tích tương tự như dạng thức cơ bản song qua dạng thức này có thể nhìn sâu hơn vào cơ cấu của lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thông qua việc xem xét ảnh hưởng từ các khoản lợi nhuận khác ngoài khoản lợi nhuận đến từ hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp và ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp.

Nhìn vào chỉ tiêu này các nhà phân tích sẽ đánh giá được mức tăng tỷ suất lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp đến từ đâu. Nếu nó chủ yếu đến từ các khoản lợi nhuận khác như thanh lý tài sản hay đến từ việc doanh nghiệp được miễn giảm thuế tạm thời thì các nhà phân tích cần lưu ý đánh giá lại hiệu quả hoạt động thật sự của doanh nghiệp.

Cũng như vậy, đối với nhân tố vịng quay tồn bộ vốn có thể đánh giá thơng qua chính sách đầu tư tài sản cũng như tốc độ quay vòng của các loại tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp. Nếu số vịng quay tồn bộ vốn tăng lên là do tốc độ quay vòng của các loại tài sản ngắn hạn như tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho tăng lên thì hồn tồn hợp lý. Nhưng nếu số vịng quay tổng vốn tăng lên là do thay đổi cơ cấu đầu tư tài sản, thì điều này phải đảm bảo phù hợp với lĩnh vực ngành nghề kinh doanh và các điều kiện cụ thể khác của doanh nghiệp cũng như môi trường kinh doanh. Như vậy, trên cơ sở nhận diện các nhân tố sẽ giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp xác định và tìm biện pháp khai thác các yếu tố tiềm năng để tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu, góp phần làm tăng hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.

1.3 Một số nhân tố ảnh hưởng tới phân tích BCTC trong doanh nghiệp

1.3.1.1 Nhận thức của ban lãnh đạo về tầm quan trọng của công tác phân tích báo cáo tài chính.

Phần lớn chủ thể phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp là các đối tượng ngoài doanh nghiệp, bản thân doanh nghiệp khơng xác định phân tích báo cáo tài

chính là một nhu cầu hay là một công cụ quản lý kinh doanh. Vì vậy mà hầu như

các doanh nghiệp khơng thực hiện phân tích báo cáo tài chính. Phần đơng các chủ doanh nghiệp thực hiện quản trị kinh doanh theo yếu tố kinh nghiệm và cảm tính chứ khơng dựa trên các phân tích định lượng một cách có hệ thống. Chính điều này dẫn tới nhiều sai lầm trong chiến lược kinh doanh, làm cho doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, phải giải thể hoặc phá sản (Phạm Thành Long, 2008).

1.3.1.2 Chất lượng nguồn thơng tin sử dụng trong phân tích BCTC.

Việc phân tích báo cáo tài chính sẽ trở nên vô tác dụng nếu không đảm bảo được độ tin cậy của báo cáo tài chính. Một số nhà quản trị lại rất nắm rõ các chuẩn mực và chỉ số tài chính của chính doanh nghiệp họ đang điều hành, và khi đó doanh nghiệp chủ động can thiệp vào các hoạt động kế tốn để có các chỉ số tài chính tốt nhất, khiến cho việc phân tích báo cáo tài chính khơng cịn là công cụ đánh giá khách quan. Một thực trạng đang tồn tại trong các doanh nghiệp Việt Nam nói chung là các doanh nghiệp có thể lập cùng lúc nhiều hệ thống sổ sách và báo cáo kế toán khác nhau để phục vụ cho các mục đích khác nhau mặc dù điều này không được pháp luật cho phép.

Việc sửa đổi báo cáo tài chính của các doanh nghiệp làm sai lệch thơng tin, dẫn đến việc phân tích báo cáo tài chính chỉ cịn là hình thức, các đánh giá về doanh nghiệp được phân tích là khơng chính xác hoặc sai lầm.

Một số đơn vị thực hiện việc phân tích báo cáo khá thận trọng và chuyên nghiệp luôn tiến hành điều tra và điều chỉnh lại số liệu trên báo cáo trước phân tích. Tuy nhiên, việc làm này hồn tồn khơng thể có các quy tắc định lượng cụ thể mà chủ yếu dựa trên yếu tố kinh nghiệm.

Có được thơng tin phù hợp và chính xác nhưng tập hợp và xử lý thơng tin đó như thế nào để đưa lại kết quả phân tích tài chính có chất lượng cao lại là điều khơng đơn giản. Nó phụ thuộc rất nhiều vào trình độ của cán bộ thực hiện phân tích. Hầu hết, kể cả các cơng ty có tiến hành phân tích báo cáo đều khơng có bộ phận hay nhân lực chun mơn hóa cho cơng tác kiểm tra, phân tích báo cáo tài chính. Việc phân tích báo cáo tài chính chủ yếu được thực hiện đồng thời bởi người lập báo cáo tài chính. Điều này khiến cho việc phân tích báo cáo thiếu tính khách quan cần thiết.

1.3.1.4 Lựa chọn phương pháp phân tích báo cáo tài chính

Các doanh nghiệp chủ yếu sử dụng các phương pháp phân tích đơn giản và chỉ sử dụng một số chỉ tiêu tài chính đơn giản nhất để phân tích. Hơn nữa, q trình phân tích chỉ dừng lại ở mức đưa ra các kết quả thuần túy, thiếu hẳn những đánh giá về mức độ, xu hướng hay tìm hiểu nguyên nhân vấn đề. Việc đánh giá kết quả phân tích là khơng nhất qn, tùy thuộc vào quan điểm của người sử dụng báo cáo. Bản thân người chịu trách nhiệm phân tích báo cáo khơng đưa ra bất cứ nhận định nào trợ giúp cho đối tượng sử dụng thông tin.

1.3.2 Các nhân tố khách quan 1.3.2.1 Lạm phát 1.3.2.1 Lạm phát

Lạm phát có thể ảnh hưởng và làm sai lệch thơng tin tài chính được ghi nhận trên các báo cáo tài chính khiến việc tính tốn và phân tích trở nên sai lệch. Chẳng hạn như lạm phát sẽ gây ảnh hưởng đến giá trị của dòng tiền, làm cho dòng tiền ở các năm khác nhau sẽ có một thời giá tiền tệ khác nhau. Điều này làm cho việc so sánh, phân tích số liệu giữa các năm có sự sai lệch.

1.3.2.2 Hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành

Phân tích tài chính sẽ trở nên đầy đủ và có ý nghĩa hơn nếu có sự tồn tại của hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành. Đây là cơ sở tham chiếu quan trọng khi tiến hành phân tích. Người ta chỉ có thể nói các tỷ lệ tài chính của một doanh nghiệp là cao hay thấp, tốt hay xấu khi đem so sánh với các tỷ lệ tương ứng của doanh nghiệp khác có đặc điểm và điều kiện sản xuất kinh doanh tương tự mà đại diện ở đây là

chỉ tiêu trung bình ngành. Thơng qua đối chiếu với hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành, nhà quản lý tài chính biết được vị thế của doanh nghiệp mình từ đó đánh giá được thực trạng tài chính doanh nghiệp cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình.

Tuy nhiên, thơng thường đánh giá của người phân tích sẽ theo hướng tiêu cực nếu các kết quả phân tích của doanh nghiệp được phân tích có sự khác biệt lớn so với mức bình quân của ngành. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, những đánh

giá hoàn tồn dựa trên căn cứ bình qn của ngành khơng hẳn đã chính xác, mỗi

doanh nghiệp đều có tiềm lực khác nhau và có những so sánh khác nhau. Ví dụ, sự tăng lên của chu kỳ vịng quay hàng tồn kho so với bình quân của ngành chưa hẳn đã là tín hiệu tiêu cực nếu như doanh nghiệp đang có dự phịng hoặc đầu cơ chờ tăng giá.

1.3.2.3 Yếu tố mùa vụ trong kinh doanh

Hầu hết các chỉ tiêu phân tích được tính tốn ở những thời điểm khác nhau trong một chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh mang tính mùa vụ, yếu tố mùa vụ có thể bóp méo nhiều chỉ số phân tích dẫn đến đánh giá sai lệch. Các chỉ số được phân tích vào một thời điểm khó có thể so sánh với bản thân các chỉ số đó vào thời điểm khác trong năm

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Nhìn chung qua chương 1 đề tài đã khái quát về cơ sở lý luận của phân tích báo cáo tài chính: khái niệm, ý nghĩa, tầm quan trọng của phân tích báo cáo tài chính. Bên cạnh đó, phân tích báo cáo tài chính có thật sự hữu ích và đánh giá đúng thực trạng “sức khỏe” của doanh nghiệp hay khơng cịn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan như cần có hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành chính xác để có sự đối chiếu, so sánh; có cán bộ phân tích BCTC giỏi chun mơn, có số liệu trung thực đầy đủ và chính xác. Từ các thơng tin thu thập được, doanh nghiệp sẽ tính tốn các chỉ số, lập các bảng biểu. Tuy nhiên, đó chỉ là những con số và nếu chúng đứng riêng lẻ thì tự chúng sẽ khơng nói lên điều gì, nhiệm vụ của cơng tác phân tích BCTC là phải gắn kết, tạo lập mối liên hệ giữa các chỉ tiêu, kết hợp với các thơng tin về điều kiện, hồn cảnh cụ thể của doanh nghiệp để lý giải tình hình tài chính của doanh nghiệp, xác định thế mạnh, điểm yếu cũng như nguyên nhân dẫn đến điểm yếu trên.

Qua nền tảng lý thuyết, chương tiếp theo tác giả phân tích thực trạng báo cáo tài chính Cơng Ty Cổ Phần Nhựa Bình Minh, từ đó rút ra những ưu điểm cũng như hạn chế trong hoạt động kinh doanh và đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện tình hình tài chính của Nhựa Bình Minh.

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CƠNG TY CỔ PHẦN NHỰA BÌNH MINH TỪ NĂM 2009 - 2013

2.1 Khái quát chung về thị trường nhựa ở Việt Nam

Trong 10 năm trở lại đây, ngành nhựa Việt Nam ln có tốc độ tăng trưởng khá tốt, riêng trong năm vừa qua, tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nhựa đạt cao nhất do được các khách hàng đánh giá cao về chất lượng, nhiều khách hàng đã chuyển hướng nhập khẩu từ Trung Quốc sang Việt Nam. Là một trong 10 ngành được Nhà nước ưu tiên phát triển bởi có tỷ lệ tăng trưởng tốt và khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực.

Theo báo cáo của Hiệp hội nhựa Việt Nam, năm 2013, kim ngạch xuất khẩu

của ngành nhựa đạt trên 2.2 tỉ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa đạt trên 1.8 tỷ USD, tăng 13.3% so với năm 2012 (Chinhphu.vn)

2.2 Khái quát chung về Công Ty Cổ Phần Nhựa Binh Minh

2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển Cơng Ty Cổ Phần Nhựa Binh Minh

2.2.1.1 Giới thiệu về Cơng ty Cổ Phần Nhựa Bình Minh

Tên pháp định: Cơng Ty Cổ Phần Nhựa Bình Minh

Tên quốc tế: Binh Minh Plastics Joint-stock Company, viết tắt: BMPLASCO Trụ sở chính: 240 Hậu Giang, phường 9, quận 6, Tp.Hồ Chí Minh

Website: www.binhminhplastic.com

Tổng vốn điều lệ: 454,784,800,000 đồng, tổng vốn sở hữu: 1,489,073,090,875 đồng

2.2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Cơng ty Cổ Phần Nhựa Bình Minh

Theo Quyết định số 1488/QĐ-UB ngày 16/11/1977, Cơng ty Ống nhựa hóa học Việt Nam (Kepivi) và Công ty nhựa Kiều Tinh được sáp nhập lấy tên là Nhà máy Cơng tư hợp doanh Nhựa Bình Minh trực thuộc Tổng cơng ty Cơng nghệ phẩm - Bộ Công nghiệp nhẹ.

Ngày 08/02/1990 Bộ Công nghiệp nhẹ ra Quyết định số 86/CNn-TCLĐ về

việc thành lập “Xí nghiệp Khoa học Sản xuất Nhựa Bình Minh” trên cơ sở thành lập lại “Nhà máy Cơng tư Hợp doanh Nhựa Bình Minh”. “Xí nghiệp Khoa học Sản xuất

Nhựa Bình Minh” là đơn vị thành viên trực thuộc Liên hiệp Sản xuất - Xuất Nhập khẩu Nhựa - Bộ Công nghiệp nhẹ (tiền thân của Tổng Công ty Nhựa Việt Nam - VINAPLAST)

Ngày 24 tháng 03 năm 1994 Uỷ Ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định số 842/QĐ-UB-CN về việc quốc hữu hố Xí nghiệp Khoa học Sản xuất Nhựa Bình Minh và chuyển đổi thành Doanh nghiệp Nhà nước.

Ngày 03/11/1994 Bộ Công nghiệp nhẹ ra Quyết định số 1434/CNn-TCLĐ về

việc thành lập Doanh nghiệp Nhà nước là Cơng ty Nhựa Bình Minh, tên giao dịch là BMPLASCO trực thuộc Tổng Công ty Nhựa Việt Nam.

Đầu tư mở rộng mặt bằng Nhà máy tại TP.HCM, đầu tư mới Nhà máy 2 với

tổng diện tích 20.000m2 tại khu Cơng nghiệp Sóng Thần 1, tỉnh Bình Dương, trang

bị hồn tồn máy móc hiện đại của các nước Châu Âu.

Ngày 28/01/2003 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 125/QĐ-TTg về việc giải thể Tổng Công ty Nhựa Việt Nam (VINAPLAST) và chuyển Công ty Nhựa Bình Minh về trực thuộc Bộ Cơng nghiệp, đồng thời tiến hành cổ phần hoá Cơng ty Nhựa Bình Minh trong năm 2003.

Ngày 04/12/2003 Bộ Công nghiệp ra Quyết định số 209/2003/QĐ-BCN về

việc chuyển Cơng ty Nhựa Bình Minh thành Cơng ty Cổ phần Nhựa Bình Minh. Đến ngày 02/01/2004 Cơng ty Cổ phần Nhựa Bình Minh đã chính thức đăng ký kinh doanh và đi vào hoạt động dưới hình thức Cơng ty cổ phần với tên giao dịch là Bình Minh Plastics Joint-Stock Company, viết tắt là BMPLASCO.

Ngày 11/7/2006 đã trở thành ngày có ý nghĩa quan trọng khi cổ phiếu của

Cơng ty chính thức giao dịch trên Thị trường chứng khoán Việt Nam với mã chứng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần nhựa bình minh từ năm 2009 2013 (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)