Nay ban lời dạy.
Giết Thái úy Phạm Văn Sảo.
Hoàng thượng thân chinh đạo Thái Nguyên, tháng 2 đánh được Lâm Châu. Bế Khắc Thiệu thua chạy, rồi chết; bắt được Nông An Thái, bèn kéo quân trở về.
Ngày 12, tháng này, ban tờ chiếu kể tội trạng của Bế Khắc Thiệu cho trong triều ngoài quân đều biết.
Tháng 3, Hồng thượng trở về kinh đơ.
Đặt Ty xá nhân trong Nội giám và Ngoại giám, do theo đề nghị của Ngô Văn Thông.
Ngày 4, tháng 8, ban tờ chiếu kể tội trạng Nông An Thái khắp trong triều ngoài quận.
Mồng 1, tháng 11, nhà Minh sai Chương Kính và Từ Kỳ mang tờ sắc sang ban mệnh cho Hoàng
đế tạm quyền coi việc nước. Hoàng đế bèn sai nguyễn Văn Huyến và Nguyễn Văn Chí, làm sứ thần theo
bọn tên Sưởng sang nhà Minh tạ ơn, tặng 5 vạn lạng bạc.
Tháng 12, Hoàng đế sai các vị nho thần [tờ 67b] soạn bài tựa quyển "Lam sơn thực lục " do ngài chế.
Vì Đao Cát Hãn ở Triệu Lễ, thông đồng với Phạm Văn Sảo làm loạn, lại liên kết với nghịch thần nước Ai Lao là Kha Đốn, xâm lấn đất Mang Mỗi, Hoàng đế bèn sai Tư Đồ Lê Sát và Quốc Vương Tư Tề dẫn quân đánh Triệu Lễ, rồi ngài lại thân chinh.
Năm Nhâm Tý niên hiệu Thuận Thiên thứ 5 (1452), mùa xuân, tháng giêng, quan quân đánh
được Mang Lễ Kha Đốn bị giết, Đao Cát Hãn chạy trốn, quan quân bắt hết dư đảng, bèn đổi Mang Lễ làm
châu Phục Lễ.
Ngày 3, tháng 3, Hoàng đế kéo quân trở về, bèn ban tờ chiếu rằng:
"Thời xưa, rợ miêu trái mệnh, vua Vũ nhà Hạ phát binh, nước Mật khơng kính, vua Thái Vương nổi giận".
Triệu lễ vốn là một xứ lệ thuộc của nước ta tự xưa. Chỉ vì thời vua vừa đây, triều đình suy bại chính trị tồi tàn, nhà vua mất kỷ cương, [tờ 68a] biên thùy bỏ sơ khoáng. Bởi thế xứ ấy mới dám cậy hiểm cậy xa, không nộp thuế nữa, lại cướp lấn biên thùy, tàn hại dân ta. Những nơi bị chúng tàn hại nhất, là các trấn: Thái Nguyên, Tuyên Quang, Qui Hóavà Gia Hưng.
Trẫm tự khi lên ngôi tới giờ, vẫn muốn tu đức để nước xa tự phục, không hề kỳ thị. Tuy Tù
trưởng xứ ấy là Đao Cát Hãn vẫn quen thói cũ, khơng lại triều cống, trẫm đã nhiều lần đem lời tín nghĩa, giảng dụ ân cần, lại hứa sẽ phong cho tước cao, được hưởng lộc hậu. Nhưng y vốn lịng lang dạ thú, vẫn giữ chí xưa quên ân bội nghĩa, trở mặt thành thù, hiệp cùng tên phản nghịch Thượng Hối Khanh và lũ Thượng Đinh Quế, dụ dỗ dân biên thùy, mưu làm việc trái phép, tụ tập phường vong mạng, kể đã khá
đông, lại kết đảng với nghịch thần nước Ai Lao là bọn Thượng Kha Đốn, [tờ 68b] cùng nhau đánh vào đất nước Chiêm và nước Ai Lao cho tới các xứ Mang Mỗi, nhân dân các sách đó đều bị chúng nhiễu hại.
Bàn Nhự nước Ai Lao bèn sai sứ thần đến nước ta, cần xin cứu viện.
Trẫm là cha mẹ dân, thay trời nuôi dân, nhân dân nơi nào thẩy đều coi như con cả, đâu nở để cho dân một phương nào bị tai hại. Bèn sai Tướng dẫn quân đánh giặc cứu dân, Cát Hãn liền xuất toàn quân chống lại quân ta, giao chiến một trận ở Mang Kiệt, Kha Đốn bị thua, đầu mục của Cát Hãn là bọn Lãm Cương kinh hãi chạy trốn. Thế mà Cát Hãn còn sai bọn đầu mục khác hô hào Tù Trưởng Mang Bồ là bọn Đinh Quế, hiệp cùng bọn phản nghịch Thượng Hối Khanh, kéo quân thẳng vào xứ Gia Hưng và Đà
Giang nước ta, hiếp dụ dân ngu, dám gây nổi loạn.
[tờ 69a] Trẫm xét, kẻ loạn thần tặc tử, thì ai ai cũng có thể giết chết. Năm ngối, Thượng Khắc
Thiệu, ở Thái Nguyên mưu làm phản, đích là do tên Thượng Hãn xui nên, năm nay Cát Hãn nổi loạn, lại do âm mưu của Thượng Sảo. Vì cần tiêu diệt hết mầm mống họa loạn, Trẫm bèn sai Tư Đồ Lê Sát, dẫn quân do đường Đà Lãng tiến đánh trước, lại sai Quốc Vương thống binh, do đường Bắc Quan tiến chặn
phía sau, trẫm thì đích thân đốc 6 quân, do đường Gia Hưng kế tiến, bọn phản nghịch Thượng Đinh Quế liền hoảng sợ tan rã, quân ta đuổi thẳng tới dinh tướng Mang Bồ, Man Xá, bắt giết bọn phản nghịch Thượng Hối Khanh, đem thủ cấp hiến trước cửa viên, quan quân bắt sống Đinh Quế cùng vợ con, lại bắt và giết rất nhiều đảng chúng. [tờ 69b] Ta bèn chia quân tiến cả đường thủy đường bộ, ngày 20 tháng giêng năm nay, tiến thẳng vào sào huyệt Cát Hãn.
Trước đây, nghịch thần nước Ai Lao là Kha Đốn, vẫn nương thân ở Mang Lự nghe tin quân ta
đến, liền giết Kha Đốn, đem thủ cấp ra đón hàng, Cát Hãn cũng bỏ vợ con lại, chỉ chạy trốn thoát thân.
Trẫm bèn sai Tư Đồ dẫn quân tiến vào Mang Cồ, Quốc vương thì đóng tại Mang tô, cho quân vào rừng lùng bắt, lại sai các Tướng cho quân vào các nơi mang hiểm lục soát, bắt được vợ con Cát Hãn cùng đồ
đảng của y, tất cả trai gái hơn 3 vạn người; hơn 100 con voi; khí giới thuyền bè đồ vật rất nhiều vơ kể.
Bèn đặt đất đó thành từng Châu từng Huyện, ghi vào đồ bản nước nhà.
[tờ 70a] Nay dẫn quân khải hoàn, làm lễ hiến phù nhà Thái Miếu. Vậy ban cáo thị cho thần dân
thiên hạ:
Phàm bầy tôi, nên lấy tên Hãn, tên Sảo làm răn; người giữ chức nơi Phiên Trấn, nên lấy Khắc Thiệu, Cát Hãn làm răn. Như vậy thì thần dân ta đều được hưởng phúc thái bình, và có tiếng tới đời sau.
Tháng 11, Cát Hãn và con là Mạnh Vượng xin hàng, Hoàng đế tha tội cho. Khi Cát Hãn tới Kinh tạ tội, được phong chức Tư Mã.
Phong Trịnh Lỗi Nhập nội hành khiển tả bộc xạ; Lê Liệt và Lê Bôi đều chức Nhập nội tư mã, được tham dự triều chánh.
Năm Quý Sửu, niên hiệu Thuận Thiên thứ 6 (1433) (nhằm niên hiệu Tuyên Đức thứ 9 nhà Minh), mùa xuân, tháng giêng tuyển con em các quan, và học sinh tuấn tú trong 3 Lộ Quốc Oai; [tờ 70b] 2 Lộ Bắc Giang vào học trường Quốc Tử Giám.
Tháng 4, sai Trần Thuấn Du, Nguyễn Khả Chi và Bùi Cầm Hổ sang cống nhà Minh theo lệ thường niên.
Hoàng đế đi Lam Kinh, làm lễ bái yết Lăng trên núi. Tháng 8, Hồng đế trở về Đơng Kinh.
Tháng 10, ban tờ săc cho thiên hạ, đại thần, bá quan, văn võ và quân dân:
"Làm tôi phải trung, làm con phải hiếu, thế mà con trẫm là Tư Tề không trung hiếu với cha mẹ, ngược đãi quần thần, khinh nhờn trời đất, không theo đạo của các đấng tiên vương. Nay giáng Tư Tề
xuống chức Quận Vương. Vậy bố cáo thiên hạ ". Ngày 26 ban tờ chiếu rằng:
"Trẫm tư chất bạc nhược, vâng giữ mệnh trời đã 6 năm nay, già nua mỏi mệt. Thiên hạ rất rộng công việc rất nhiều, bởi thế lo âu tích thành bệnh tật [tờ 71a] cố gắng sớm hơm sợ khơng đương nổi.
Hồng Thái tử, tuy hãy còn trẻ tuổi, nhưng nổi tiếng hiếu nhân, ai ai đều tin cậy, ngôi báu đáng về tay. Vậy trao cho ấn kiếm, để trông coi việc nước thay trẫm".
Hoàng đế lại ban tờ sắc cho Thái tử rằng:
"Việc truyền ngôi báu là đại sự của quốc gia, lời cha dạy con, là chí tình trong thiên hạ. Bởi đại sự quốc gia, cho nên khi trao nhận khơng thể khơng nói; bởi chí tình phụ tử, cho nên lời răn dạy không thể không tường.
Trẫm gặp thời tao loạn, dựng nghiệp gian nan hơn 20 năm, mới nên nghiệp lớn. Những đau khổ của nhân dân, thẩy đều hiểu biết; những đường khốn nạn trong thế sự, thẩy đều trải qua. Thế mà đến khi lên ngơi, những người thực giả, cũng chưa dễ gì biết tường; những việc nghi ngờ, [tờ 71b] cũng
Huống chi mày, đương thời tuổi trẻ, nối nghiệp gian nan nghe biết cịn nơng tư lường chưa thấu. Vậy nên dốc lịng kính cẩn, như qua ván mỏng vực sâu, thờ trời đất nên hết lịng cung phụng tơn miếu nên trọn đạo hiếu, thân ái anh em, hòa mục tôn tộc, cho tới đối với trăm quan và muôn dân, thẩy đều nghĩ sao cho phải đạo. Chớ đổi phép cũ của Tiên Vương; chớ bỏ cách ngôn của tiên triết; chớ gần thanh sắc mà chuộng tiền tài; chớ thích đi săn mà sinh dâm đãng; chớ nghe lời gièm mà xa can thẳng; chớ dùng tân tiến mà bỏ cựu thần. Trời khó tin, mệnh khơng thường, phải nghĩ phép [tờ 72a] trị khi chưa loạn; cơng khó thành, việc dễ hỏng, phải nghĩ giữ nước lúc chưa nguy. Khi mày được vui thú, phải nghĩ tới cơ nghiệp khó nhọc của ta; khi mày hưởng cao sang, phải nghĩ tới cơng đức tích lũy của Tổ. Phải cẩn thận trước để toan sau, phải làm sự lớn trước sự nhỏ, phải theo chí trước mới có thể giữ được nghiệp trước, phải thuận lòng trời mới có thể hợp được lịng người. Một giây một phút , chớ trễ chớ quên.
Trao cho mày ngọc tỷ, coi việc nước thay ta, để bền vững Quốc gia, để n lịng dân chúng. Ơi! Truyền ngơi giữa vua Nghiêu vua Thuấn, ở giữ được phép trung, đạo lớn của vua Vũ vua
Văn, cần nối chí khơng bỏ".
Tháng 8 nhuận, có sao tuệ tinh xuất hiện ở phương Tây.
Ngày 22, Hoàng đế băng hà [tờ 72b] ở nơi Tẩm Điện, ngài hưởng thọ 49 tuổi.
Ngày 24, Hoàng Thái tử ban lệnh chỉ cho các quan trong ngoài, đều vận áo để tang xổ gấu, sau khi làm lễ tốt khốc (100 ngày), đều vận áo trắng làm việc; quân dân khắp thiên hạ, đều vận áo trắng 3 ngày; cấm chỉ âm nhạc và yến ẩm trong 3 năm.
Ngày 8 tháng 9 Thái tử lên ngơi.
Ngày 21, làm lễ đặt tên thụy Hồng đế, rồi an táng ngài tại Vĩnh Lăng núi Lam. Ban lời dụ rằng:
"Thời xưa, Trọng Hủy xưng vua Thang rằng: "Trời ban cho vua đức trí dũng, để làm tiêu biểu cho mn nước". Đó là nói các bậc Đế Vương đều có mệnh trời vậy.
Vua Thái Tổ ta, có tài dùng binh, khi ngày mới dựng cờ khởi nghĩa, chỉ vỏn vẹn có 200 quân thiết
đột; 200 dũng sĩ, và 300 nghĩa binh. Thế mà phía Tây Ai Lao phải thần phục, phía Bắc dẹp hết giặc Ngơ.
Xét về Kế bí mưu kỳ, phần nhiều là do tài thao lược. Ngài lại tinh tường việc chính trị: [tờ 73a] Khi mới
đến hành doanh Bồ Đề, ngài đã tuyển dụng hiền tài, đặt quan chia chức, trừ tàn cấm bạo, thương yêu
quân dân, thu hút các bộ lạc, phòng bị nơi biên cương. Thực đã có ngay một qui mơ đại định thiên hạ.
Đến khi thống nhất non sông, ngài phong công thần, phong nho giáo, chế lễ nhạc, định luật
lệnh, đặt quân kỷ, lập hộ tịch, chỉnh đốn các ngành thuế, bỏ phép tiêu tiền giấy. Thi hành chánh sự rất là rộng lớn chu đáo. Cứ xem ngay những bài Chiếu bài Sắc ban ra thời ấy, đủ thấy lời răn dạy và phép trị bình rất là tường tận.
Ngài khôi phục non sông, đem lại thái bình, cơng đức ban khắp đương thời, cơ nghiệp truyền cho hậu thế. Rực rỡ lắm thay".