Mối liên hệ giữa khẩu độ và sự phản xạ

Một phần của tài liệu Bài giảng kỹ thuật quay phim (Trang 29)

2.2.3. Vùng ảnh rõ (DOF - Dept Of Field)

Vùng ảnh rõ hay còn gọi là độ sâu trường ảnh nói theo cách đơn giản nhất là khoảng nét trong khung hình. Vật hay người được chụp ở trong khoảng này sẽ có độ nét cao, trong khi những đối tượng nào ngoài khoảng nét này sẽ bị mờ.

DOF về cơ bản có thể chia làm hai phần: nơng và sâu. DOF nơng có khoảng nét rất ngắn, vì thế, khi chụp phải đảm bảo những gì quan trọng của người hoặc vật được quayphải ở trong khoảng này. DOF sâu có vùng nét lớn hơn, vì thế đối tượng dù có phải dịch chuyển vị trí một chút, độ nét vẫn được đảm bảo.

Để quay với DOF nông, máy quay phải để ở độ mở f/2.8 hoặc f/3.5, trong khi để có được DOF sâu, độ mở phải khép rất nhỏ, từ f/11 tới f/16.Nhưng có điểm khác biệt về cấu tạo ống kính cho máy quay và máy ảnh, nên độ nông và sâu cũng khác nhau.

Và một trong những yếu tố ảnh hưởng tới DOF trong quay phim đó là:

- Độ dài tiêu cự của ống kính. Độ dài tiêu cự càng ngắn, thì DOF càng sâu - Khẩu độ của ống kính. Khẩu độ nhỏ nhất, thì DOF sâu nhất

- Độ phóng đại của ảnh (khoảng cách vật thể). Vật thể càng gần thì DOF càng mỏng - Định dạng: định dạng lớn (35mm hoặc Imax) thì DOF nơng hơn so với định dạng nhỏ

(như 16mm hoặc 2/3’’ CCD)

- Vùng ảnh mờ đươc lựa chọn cho từng trường hợp (vùng ảnh mờ là những nơi nằm ngồi DOF)

- Những yếu tố gián tiếp như: khói, sương mù, loại vật thể… Một số phương pháp tính tốn của DOF:

- ND : near distance (khoảng cách gần) - FD : far distance (khoảng cách xa)

- H: hyperfocal distance (khoảng cách siêu căn nét) - S: khoảng cách từ máy quay tới chủ thể

- F: độ dài tiêu cự của ống kính

- F: độ dài tiêu cự của ống kính - f: chỉ số khẩu độ

- Cc: vùng ảnh mờ

Công thức siêu căn nét được sử dụng khi chúng ta muốn toàn bộ cảnh quay được lấy nét một cách tối đa và sâu nhất có thể. Cách này thường được dùng trong Nhiếp ảnh khi chụp phong cảnh, cần có độ nét sâu nhất. Siêu căn nét ở đây có 2 cách tiếp cận, một đó là khoảng cách siêu căn nét được lấy nét ở vật thể ở vô cực và vật thểgần nhất trong khoảng cách nét (lúc này khoảng cách nét sẽ được tính từ vật thể 1 tới vật thể 2), cách thứ 2 đó là khi khoảng cách siêu căn nét được xác định thì ½ khoảng cách siêu căn nét tính đến 2 vật thể tại vơ cực sẽ được lấy nét tồn bộ.

Ví dụ: ta có một ống kính có tiêu cự 50mm và chỉ số khẩu độ là f8 với vùng ảnh mờ là .0001’’, vậy khoảng cách siêu căn nét đó là 40 feet (f). Đồng nghĩa với việc, nếu ta chỉnh khoảng cách căn nét là 40 feet, thì tất cả mọi thứ khoảng cách từ 20 feet tới vơ cực đều được lấy nét.

31 Hình 2-12: 2 cách tiếp cận của Siêu căn nét

2.3. Các trang thiết b ph tr

Để có được những bộ phim chất lượng, ngoài những việc như kịch bản hay, hiệu ứng kỹ xảo tốt, thì khơng thể khơng nhắc đến những trang thiết bị phụ trợ để quay những bộ phim đó.

2.3.1. Đèn

Ánh sáng rất quan trọng trong quay phim và nhiếp ảnh, để tạo ra nhiều loại ánh sáng khác nhau phục vụ những cảnh quay khác nhau đều cần sử dụng rât nhiều các loại đèn.PTIT

Hình 2-13: Kino Flo BarFly 400D Fixture (100-240V AC)

Hình 2-14: Đèn Dedolight 650 sử dụng 2 thấu kính để tạo ra ánh sáng tập trung sắc nét

33 Hình 2-15: Đèn DigiMole 200 và 400 của Mole-Richardson là loại đèn HMI giá rẻ nhất

Hình 2-16: Đèn LED Bescor cung cấp nhiệt độ ánh sáng ban ngày mềm nhất

Hình 2-17: Đèn FloLight LED 500

Hình 2-18: Đèn LED gắn trực tiếp trên máy quay đê bù ánh sáng trong ơ tơPTIT PTIT

35 Hình 2-19: Hệ thống đèn Dino gồm có 361K bóng đèn PAR

2.3.2. Chân máy

Tripods hỗ trợ camera có thể ghi hình được ổn định, chống bị rung và cần sử dụng các phương pháp Lia (PAN/Tilt). Có tám đặc điểm chung cho tất cả các tripods mà người dùng nên biết để dễ dàng hơn trong việc lựa chọn phù hợp với nhu cầu: Kích thước, số đoạn chân, khả năng chịu tải, loại đầu nối, chân máy, cơ chế khóa chân, và chất liệu cấu thành. Có nhiều loại tripods khác nhau nhưng có thể kể đến một số thương hiệu tripod uy tín như sau:

Hình 2-20: Chân Libec

37 Hình 2-21: Chân Sachtler và báng chân

Hình 2-22: Chân Benro

2.3.3. Boom Microphone

Đây là loại micro mà hầu như phim truyền hình,phóng sự,thời sự hoặc bất kỳ chương trình truyền hình nào cũng đều sử dụng vì cơng dụng,tính cơ động và đơn giản của nó.Tuy nhiên khơng phải hầu như tất cả các loại Boom Micro đều giống nhau,vì sẽ có những loại khác nhau tùy theo mục đích dựa vào độ nhạy,bán kính thu,đối tượng thu,tần số thu...v...v....

39 Hình 2-23: Boom mic Shotgun

Hình 2-25: Màng lọc (Filter) cho boom mic để giảm bớt tiếng gió

41 Hình 2-27: Cần điều khiển Boom mic Bosch LBC 1226/01

2.3.4. Dolly và Steadicam Rig

Dolly là một công cụ hỗ trợ cho việc di chuyển camera mượt mà nhất. Khi sử dụng dolly, camera được gán vào một báng cố định giữa dolly và camera, sau đó được di chuyển mục đích của nhà quay phim. Dolly thơng thường được di chuyển theo chiều ngang hoặc dọc (có gắn bánh xe hoặc đường ray), nhưng đơi khi nó được tháo rời khỏi đường ray hoặc bánh xe để có thể tự do nhất trong các hướng di chuyển khi quay phim. Trong studio thì dolly thường được sử dụng loại lớn và ổn định, có thể hỗ trợ tối đa khi quay phim, đối tượng sử dụng chuyên nghiệp, thao tác phức tạp và rất nặng. Cịn có loại dolly có thiết kế đơn giản và linh hoạt hơn, đối tượng sử dụng chính là sinh viên vì dễ mang theo và dễ sử dụng.

Hình 2-28: Dolly linh hoạt, nhỏ gọn

Hình 2-29: Mơ tảhướng sử dụng một dolly

Hình 2-30: Một dolly gọi là Fisher của đồn làm phimPTIT PTIT

43 Hình 2-31: Dolly với 4 bánh di chuyển

2.3.5. Cản sáng và lọc màu

Ánh sáng là một thứ vô cùng quan trọng trong quay phim, do đó, kiểm sốt được ánh sáng sẽ rất hữu ích cho người quay phim. Một trong những cách kiểm sốt ánhsáng khách quan đó là thay đổi cường độ sáng bằng những tấm cản sáng, thay đổi màu sắc của ánh sáng bằng lọc màu. Dưới đấy là 1 số cản sáng và lọc màu:

Hình 2-32: Bảng lọc màu của trang web LEE filter: http://www.leefilters.com/lighting/colour-list.html

Hình 2-33: Filter màu sử dụng cho đèn flash

Hình 2-34: Màu sắc được thay đổi theo từng bộ lọc màu

45 Hình 2-35: Ánh sáng ban ngày quá gắt, đểđảm bảo bù sáng cho các góc cạnh, miếng cản sáng và hắt

sáng được sử dụng để tạo ánh sáng ban ngày mềm nhất

Cờche cũng là một trong những thiết bị cản sáng hữu hiệu trong quay phim, mục đích của cờ che (scrim) là điều chỉnh ánh sáng và làm nhân vật khơng bị chói mắt khi diễn:

Hình 2-36: Cờche điều khiển ánh sáng và hỗ trợ diễn viên không bị chói mắt

2.3.6. Bộ đọc, ghi dữ liệu

Bộ đọc và ghi dữ liệu của máy quay thơng thường đó là thẻ nhớ, đầu đọcthẻ nhớ và ổ cứng của máy quay. Những thiết bị này có nhiệm vụ lưu trữ, ghi lại những dữ liệu mà máy quay ghi lại. Trên các thẻ nhớ có đầy đủ thơng tin như tên hãng, loại thẻ nhớ, dunglượng thẻ và tốc độ của thẻ (tốc độ truyền tải dữ liệu của thẻ được tính bằng MB/s)

Hình 2-37: Thẻ nhớ dạng SD hiệu Transcend dung lượng 16GB

Hình 2-38: Thẻ nhớ dạng CF hiệu Transcend dung lượng 32GB và 64GB.

47 Hình 2-39: Đầu đọc thẻđa năng hiệu SSK

2.3.7. Các thiết bị ngoại vi

Thiết bị ngoại vi là những thiết bị nằm ngoài máy quay nhưng được gắn kết hỗ trợ hoặc mở rộng phạm vi sử dụng cho máy quay, ví dụ: thẻ nhớ, băng casstte, dây kết nối máy quay với thiết bị điện tử khác, ống kính, micro, đèn led…

49 Hình 2-42:Dây kết nối tín hiệu HDMI

Hình 2-43:Sạc pin, điều khiển

3. CHƯƠNG 3: NGHIỆP VỤ QUAY PHIM CĂN BẢN3.1. To hình 3.1. To hình

Tất cả những yếu tố như trái, phải, ngang, dọc hay những nét liền nhau, độ sâu trường ảnh… đều ảnh hưởng tới mắt người chú ý tới chúng. Những thể hiện của hình ảnh giúp mắt người/não người có thể sắp xếp và hiểu những cảnh quay ra sao, nó liên quan tới những yếu tố sau: đường nét, hình dạng, hình khối, chuyển động…

3.1.1. Đường nét

Những đường nét liền hay đứt đều chứa đựng những ý nghĩa và mục đích nhất định. Nó tạo những hiệu ứng rất tốt cho người xem. Chỉ cần với 2 đường nét đơn giản có thể tạo ra một khơng gian 2 chiều mà mắt/não người có thể hình dung ra được.

Đường nét cong, đơi khi có thể hiểu là đường cong chữ S như hình dưới

Hình 3-1: Đường nét cong

Đường nét cong được sử dụng một cách rất hài hịa và nó được mở rộng trong nhiều cảnh quay ví dụ như trong phim: 7 samurai hay The Black Stallion

Hình

51 Hì

nh 3-3:The Black Stallion

Đường nét còn kết hợp tạo ra bố cục tam giác, một trong những bố cục vô cùng mạnh mẽ trong quay phim. Một khi mà bạn chú ý tới bố cục này thì bạn có thể nhìn nó mọi nơi tại mọi cảnh quay. Bố cục đường nét tam giác này giúp những cảnh quay có hồn hơn và năng động hơn mặc dù là những cảnh quay dài.

Hình 3-4:Bố cục đường nét tam giác trong phim Citizen Kane

Ngoài đường nét tam giác, thì cịn có những đường nét cơ bản đó là ngang, dọc và chéo. Những đường nét này có hầu hết tại các loại bố cục trong phim. Nó có thể được miêu tả rõ ràng như trong phim Seven Samurai hay được bao hàm sắp xếp chủ thể trong cảnh quay đó.

Để có một hiệu quả tốt cho bố cục, ta cần lưu ý những đường nét chính khơngnên chia đơi cảnh quay bằng 2 nửa bằng nhau. Đường chéo thì khơng nên chia cắt khung hình từ điểm góc này tới góc kia của khung hình. Cịn những đường nét thẳng khơng được song song với bất cứ mặt nào với khung hình, trừ những hình dạng của những tịa nhà, cột, cây…Khơng nên sử dụng thường xun những đường nét đó, khơng nên để lập lại quá nhiều. Có một số quy ước về tính chất của một số đường nét như sau, nó cùng gần giống với những đường nét trong nhiếp ảnh:

- Đường thẳng: Tạo sức mạnh

- Những đường thằng đứng, cao: Gợi sự sức mạnh uy nghi - Đường nét cong nhẹ: tạo sự nhẹ nhàng thoải mái.

- Đường nét cong mạnh: Gợi sự cảm giác hoạt động vui tươi.

- Những nét đứng dài, cong bé dần ở cuối: Gợi vẻ đẹp uy nghi và u buồn. - Những đường ngang hoặc dọc dài: Gợi sự yên lặng nghỉ ngơi.

- Những đường chéo đối nhau: Gợi sự xung đột, sức lực

- Những đường nét, mạnh, đậm, sắc nét: Gợi sự trong sáng, vui vẻ. - Những đường nét dịu: Gợi sự trang trọng, yên tĩnh.

- Những đường nét bất thường: Hấp dẫn hơn những đường nét bình thường, nhờ khả năng của thị giác.

Hình 3-5:Đường chéo song song của ray tàu hỏa tạo sự vững chãi.

53 Nếu có sử dụng hỗn hợp các đường nét thì có thể tạo ra những ý nghĩa khác biệt.

3.1.2. Hình dạng

Tất cả những vật thể, do con người tạo ra hay của tự nhiên đều có hình dạng của nó. Những hình dạng vật lý thường dễ nhận ra. Cịn những hình dạng được hình dung từ suy nghĩa của một người với một vật thể thì khó nhận ra hơn, trừ khi được chỉ trực tiếp. Do đó có rất nhiều hình dạng khác nhau của vật thể mà chúng ta có thể hình dung ra được.

Chuyển động mắt của người hay của vật thể thì thường được mơ tả theo hình tam giác, hình trịn hoặc một số hình dạng khác. Rất nhiều nhà quay phim chuyên nghiệp nhận ra những hình dạng của vật thể mà khơng cần phải phân tích chúng. Họ có được nhờ kinh nghiệm được trải qua và tập hợp được hình ảnh từ con người, từ vật thể, từ những cấu trúc và phương tiện…Hình dạng trong quay phim có thể chia được làm 2 loại đó là một loại có thể nhìn thấy (hình dạng vật lý) và một loại có trong hình dung của chúng ta (hình dạng trừutượng).Và đặc biệt trong quay phim thì những ảnh dạng này cần được phân tích sâu hơn, đó là khơng chỉ dừng ở hình dung tại những gì ta nhìn thấy (khơng gian 2 chiều). Mà cịn phải hình dung từ trước ra sau và ngược lại để có chiều sâu về hình ảnh.

Hình dạng là tất cả những đồ vật tự nhiên hay do con người tạo ra đều có hình dạng, những hình hạng đó rất dễ nhận thấy trong đời sống. Cịn hình dạng được tạo ra bởi sự di động của mắt người mang tính trừu tượng hơn bởi nó được di chuyển từ đồ vật này qua vật khác nó có thể vẽ được một hình tam giác, hình vng, hình chữ nhật., vịng trịn hay nhiều hình dạng khác nhau.

- Hình tam giác : gợi cho ta được sức mạnh, sự ổn định. Đó là một khối chặt chẽ khép kín. cảm giác của người xem khi đưa mắt từ điểm này qua điểm khác mà không thể vượt thốt ra được. sự vững chắc đó dễ người ta liên tưởng đến núi non.

- Hình trịn: có chiều hướng gắn kết, nắm giữ sự chú ý người xem. Một đị vật hình trịn hay sự sắp xếp theo dạng hình trịn sẽ làm khán giả đưa mắt nhìn quanh mà khơng vượt thốt ra khỏi khung hình đó.

- Hình chữa thập : Đây là hình dạng phối cảnh hiếm hoi được xếp vào tâm của ảnh. Bởi 4 nhánh của chữ thập vươn ra chia đều khung ảnh. Chữ thập gợi sự đồng nhất và sức lực.

- Hình dạng “tia tỏa” : Đây là một dạng biến đổi của chữ thập vì có rất nhiều nhánh được tập trung vào trục. dạng này ta gặp rất nhiều trong thiên nhiên. Dạng hình này tạo nên sự vui nhơn hân hoan, vui vẻ.

- Dạng hình chữ L : hình này được kết hợp bởi đường thẳng đứng và đường nằm ngang. Nhờ bề ngang tạo cho ta cảm giác nghỉ ngơi và nhờ đường nét vươn lên thẳng đứng ta có cảm giác uy nghi trang trọng.

Hình 3-6:Hình tam giác gợi cho ta sức mạnh và sựổn định.

3.1.3. Hình khối

Chúng ta vẫn thường dùng những từ như “dáng, hình dạng, hình khối” Cái dáng của một đồ vật là đường viền của chính đồ vật đó.Hình dạng vừa trừu tượng vừa hình thức cịn hình khối là cái chất nặng của hình ảnh của một vật, một khu vực, một hình thể hoặc một tập hợp của tất cả những thứ đó. Khối dạng có thể là một chiếc ơtơ, máy bay tầu thủy v.v. hoặc cận cảnh thật to của một cái đầu hay được kết hợp của nhiều hình thể.

Đường nét và hình dạng có thể khống chế một phối cảnhnhờ giá trị thẩm mỹ và tâm lý hoặc thu hút cảm quan khán giả bằng sự lôi cuốn xúc động. Nhưng hình khối lại thu hút sự chú ý của khán giả bởi ánh sáng, tương phản, hay mầu sắc. Những thủ pháp này sẽ tạo nên hình khối nổi bật giữa bối cảnh lộn xộn, rối rắm. Những sự phối hợp của hình khối có thể hình dung như sau:

- Một hình khối sẫm mầu sẽ nổi bật trên một nền sáng, hoặc hình khối sáng sẽ nổi trên

Một phần của tài liệu Bài giảng kỹ thuật quay phim (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)