47 Hình 2-39: Đầu đọc thẻđa năng hiệu SSK
2.3.7. Các thiết bị ngoại vi
Thiết bị ngoại vi là những thiết bị nằm ngoài máy quay nhưng được gắn kết hỗ trợ hoặc mở rộng phạm vi sử dụng cho máy quay, ví dụ: thẻ nhớ, băng casstte, dây kết nối máy quay với thiết bị điện tử khác, ống kính, micro, đèn led…
49 Hình 2-42:Dây kết nối tín hiệu HDMI
Hình 2-43:Sạc pin, điều khiển
3. CHƯƠNG 3: NGHIỆP VỤ QUAY PHIM CĂN BẢN3.1. Tạo hình 3.1. Tạo hình
Tất cả những yếu tố như trái, phải, ngang, dọc hay những nét liền nhau, độ sâu trường ảnh… đều ảnh hưởng tới mắt người chú ý tới chúng. Những thể hiện của hình ảnh giúp mắt người/não người có thể sắp xếp và hiểu những cảnh quay ra sao, nó liên quan tới những yếu tố sau: đường nét, hình dạng, hình khối, chuyển động…
3.1.1. Đường nét
Những đường nét liền hay đứt đều chứa đựng những ý nghĩa và mục đích nhất định. Nó tạo những hiệu ứng rất tốt cho người xem. Chỉ cần với 2 đường nét đơn giản có thể tạo ra một khơng gian 2 chiều mà mắt/não người có thể hình dung ra được.
Đường nét cong, đơi khi có thể hiểu là đường cong chữ S như hình dưới
Hình 3-1: Đường nét cong
Đường nét cong được sử dụng một cách rất hài hịa và nó được mở rộng trong nhiều cảnh quay ví dụ như trong phim: 7 samurai hay The Black Stallion
Hình
51 Hì
nh 3-3:The Black Stallion
Đường nét cịn kết hợp tạo ra bố cục tam giác, một trong những bố cục vô cùng mạnh mẽ trong quay phim. Một khi mà bạn chú ý tới bố cục này thì bạn có thể nhìn nó mọi nơi tại mọi cảnh quay. Bố cục đường nét tam giác này giúp những cảnh quay có hồn hơn và năng động hơn mặc dù là những cảnh quay dài.
Hình 3-4:Bố cục đường nét tam giác trong phim Citizen Kane
Ngoài đường nét tam giác, thì cịn có những đường nét cơ bản đó là ngang, dọc và chéo. Những đường nét này có hầu hết tại các loại bố cục trong phim. Nó có thể được miêu tả rõ ràng như trong phim Seven Samurai hay được bao hàm sắp xếp chủ thể trong cảnh quay đó.
Để có một hiệu quả tốt cho bố cục, ta cần lưu ý những đường nét chính khơngnên chia đơi cảnh quay bằng 2 nửa bằng nhau. Đường chéo thì khơng nên chia cắt khung hình từ điểm góc này tới góc kia của khung hình. Cịn những đường nét thẳng khơng được song song với bất cứ mặt nào với khung hình, trừ những hình dạng của những tịa nhà, cột, cây…Khơng nên sử dụng thường xun những đường nét đó, khơng nên để lập lại quá nhiều. Có một số quy ước về tính chất của một số đường nét như sau, nó cùng gần giống với những đường nét trong nhiếp ảnh:
- Đường thẳng: Tạo sức mạnh
- Những đường thằng đứng, cao: Gợi sự sức mạnh uy nghi - Đường nét cong nhẹ: tạo sự nhẹ nhàng thoải mái.
- Đường nét cong mạnh: Gợi sự cảm giác hoạt động vui tươi.
- Những nét đứng dài, cong bé dần ở cuối: Gợi vẻ đẹp uy nghi và u buồn. - Những đường ngang hoặc dọc dài: Gợi sự yên lặng nghỉ ngơi.
- Những đường chéo đối nhau: Gợi sự xung đột, sức lực
- Những đường nét, mạnh, đậm, sắc nét: Gợi sự trong sáng, vui vẻ. - Những đường nét dịu: Gợi sự trang trọng, yên tĩnh.
- Những đường nét bất thường: Hấp dẫn hơn những đường nét bình thường, nhờ khả năng của thị giác.
Hình 3-5:Đường chéo song song của ray tàu hỏa tạo sự vững chãi.
53 Nếu có sử dụng hỗn hợp các đường nét thì có thể tạo ra những ý nghĩa khác biệt.
3.1.2. Hình dạng
Tất cả những vật thể, do con người tạo ra hay của tự nhiên đều có hình dạng của nó. Những hình dạng vật lý thường dễ nhận ra. Cịn những hình dạng được hình dung từ suy nghĩa của một người với một vật thể thì khó nhận ra hơn, trừ khi được chỉ trực tiếp. Do đó có rất nhiều hình dạng khác nhau của vật thể mà chúng ta có thể hình dung ra được.
Chuyển động mắt của người hay của vật thể thì thường được mơ tả theo hình tam giác, hình trịn hoặc một số hình dạng khác. Rất nhiều nhà quay phim chuyên nghiệp nhận ra những hình dạng của vật thể mà khơng cần phải phân tích chúng. Họ có được nhờ kinh nghiệm được trải qua và tập hợp được hình ảnh từ con người, từ vật thể, từ những cấu trúc và phương tiện…Hình dạng trong quay phim có thể chia được làm 2 loại đó là một loại có thể nhìn thấy (hình dạng vật lý) và một loại có trong hình dung của chúng ta (hình dạng trừutượng).Và đặc biệt trong quay phim thì những ảnh dạng này cần được phân tích sâu hơn, đó là khơng chỉ dừng ở hình dung tại những gì ta nhìn thấy (khơng gian 2 chiều). Mà cịn phải hình dung từ trước ra sau và ngược lại để có chiều sâu về hình ảnh.
Hình dạng là tất cả những đồ vật tự nhiên hay do con người tạo ra đều có hình dạng, những hình hạng đó rất dễ nhận thấy trong đời sống. Cịn hình dạng được tạo ra bởi sự di động của mắt người mang tính trừu tượng hơn bởi nó được di chuyển từ đồ vật này qua vật khác nó có thể vẽ được một hình tam giác, hình vng, hình chữ nhật., vịng trịn hay nhiều hình dạng khác nhau.
- Hình tam giác : gợi cho ta được sức mạnh, sự ổn định. Đó là một khối chặt chẽ khép kín. cảm giác của người xem khi đưa mắt từ điểm này qua điểm khác mà không thể vượt thốt ra được. sự vững chắc đó dễ người ta liên tưởng đến núi non.
- Hình trịn: có chiều hướng gắn kết, nắm giữ sự chú ý người xem. Một đị vật hình trịn hay sự sắp xếp theo dạng hình trịn sẽ làm khán giả đưa mắt nhìn quanh mà khơng vượt thốt ra khỏi khung hình đó.
- Hình chữa thập : Đây là hình dạng phối cảnh hiếm hoi được xếp vào tâm của ảnh. Bởi 4 nhánh của chữ thập vươn ra chia đều khung ảnh. Chữ thập gợi sự đồng nhất và sức lực.
- Hình dạng “tia tỏa” : Đây là một dạng biến đổi của chữ thập vì có rất nhiều nhánh được tập trung vào trục. dạng này ta gặp rất nhiều trong thiên nhiên. Dạng hình này tạo nên sự vui nhơn hân hoan, vui vẻ.
- Dạng hình chữ L : hình này được kết hợp bởi đường thẳng đứng và đường nằm ngang. Nhờ bề ngang tạo cho ta cảm giác nghỉ ngơi và nhờ đường nét vươn lên thẳng đứng ta có cảm giác uy nghi trang trọng.
Hình 3-6:Hình tam giác gợi cho ta sức mạnh và sựổn định.
3.1.3. Hình khối
Chúng ta vẫn thường dùng những từ như “dáng, hình dạng, hình khối” Cái dáng của một đồ vật là đường viền của chính đồ vật đó.Hình dạng vừa trừu tượng vừa hình thức cịn hình khối là cái chất nặng của hình ảnh của một vật, một khu vực, một hình thể hoặc một tập hợp của tất cả những thứ đó. Khối dạng có thể là một chiếc ơtơ, máy bay tầu thủy v.v. hoặc cận cảnh thật to của một cái đầu hay được kết hợp của nhiều hình thể.
Đường nét và hình dạng có thể khống chế một phối cảnhnhờ giá trị thẩm mỹ và tâm lý hoặc thu hút cảm quan khán giả bằng sự lôi cuốn xúc động. Nhưng hình khối lại thu hút sự chú ý của khán giả bởi ánh sáng, tương phản, hay mầu sắc. Những thủ pháp này sẽ tạo nên hình khối nổi bật giữa bối cảnh lộn xộn, rối rắm. Những sự phối hợp của hình khối có thể hình dung như sau:
- Một hình khối sẫm mầu sẽ nổi bật trên một nền sáng, hoặc hình khối sáng sẽ nổi trên nền tối qua hiệu quả tương phản. Đó là một cách thức đơn giản để nhấn mạnh, để kéo một hình người hay đồ vật ra xa cách với bối cảnh.
- Một hình khối to lớn sẽ vượt trội lên cảnh trí nếu được so với một hay nhiều hình khối khác nhỏ bé hơn.Tâm cỡ của hình khối có thể có thể tăng thêm trong tương quan với khung ảnh nhờ cách lựa chọn góc độ thu hình.Một hình khối khơng có nhánh vươn ra, khơng có những đường gây, hoặc lởm chởm sẽ có sức vượt trội nhờ nhờ tính chất gắn kết chặt chẽ.
55 - Hiệu quả của hình khối sẽ vượt trội hơn nữa khi hình khối đó được tạo bởi những
đường viền của ánh sáng. Như đám mây đen có đường viền của những tia nắng.
Hình 3-7:Hình khối thể hiện chất nặng của hình ảnh thơng qua sựtương phản ánh sáng, màu sắc
3.1.4. Chuyển động
Bố cục những di động là một dạng đặc biệt trong điện ảnh và truyền hình. Nhờ có tính chất thẩm mỹ và tâm lý di động còn truyền đạt thêm nhiều ý nghĩa rất đa dạng về mặt hình ảnh cũng như cảm xúc đến với người xem. Di động có thể được tạo nên bởi đơi mắt nhìn từ điểm này qua điểm khác trong cảnh, hoặc là di chuyển của các vật trong cảnh quay. Những di chuyển này tạo thành những đường nét liên kết tương tự như đường nét bố cục. Di động có thể thay đổi ngay trong một hay nhiều cảnh quay.
Ý nghĩa của di động:
- Di động ngang: Từ trái qua phải làm cho khán giả dễ theo dõi, tự nhiên hơn. Bởi chúng ta đã bị một thói quen đọc sách từ trái qua phải.
- Di động từ phải qua trái gợi sự mạnh bạo hơn vì nó ngược lại với tự nhiên.
- Di động thẳng đứng bay lên : Sự vươn lên vơ trọng lượng của các vật chất, như khói, hay tên lửa phóng vụt lên. Gợi ý ước muốn, sự ngưỡng mộ, những cảm giác nhẹ nhàng, hạnh phúc.
- Những chuyển động đổ xuống: Gợi cho ta ý nghĩ của sức nặng, của nguy hiểm, của lực đè nén. Những di động hướng xuống, trút xuống cho ta hình ảnh cảu sự tàn phá hoặc sự suy sụp. VD như thác nước
- Những di động chéo: là những hình ảnh mang tính căng thẳng nhất vì đó là những đường nét mạnh nhất. Những di động chéo gợi cho ta sự đối kháng, căng thẳng, sức ép. VD: hai lưới kiếm, những đường đạn, sấm chớp V.V
- Những di động cong: Gợi cho ta sự sợ hãi như đường nét uốn lượn của một con rắn. Tuy nhiên những chuyển động vòng tròn hay chuyển động quay vòng lại gợi sự vui tươi như ta thường thấytrong các khu vui chơi giải trí.
- Di động của quả lắc: Gợi sự đơn điệu nhàm chán, hay cảnh bước đi bước lại của con người đang bị căng thẳng.
- Di động dãn nở ra: VD như mặt hồ nước phẳng lặng bị ném viên gạch hay sự hốt hoảng của một đám đông.
- Di động bất thường: Những di động đối với hướng góc độ thu hình, hoặc bất ngờ sẽ hấp dẫn khán giả hơn bởi những kịch tính. VD ơtơ lao thẳng vào ống kính, hoặcvật gì đó bất ngờ rơi vào góc độ thu hình.
Hình 3-8:Những chuyển động đổ xuống tạo cảm giác sức nặng và bịđè nén.
3.1.5. Ngôn ngữ hình ảnh
Một khn hình khơng chỉ là những hình ảnh mà nó cịn chứa đựng rất nhiều thơng tin trong đó. Có những thơng tin được hiện thị rõ ràng cho người xem, nhưng cũng có những thơng tin cần phải sắp đặt hợp lý để có thể hướng người xem theo suy nghĩ của đạo diễn. Bố cục và ánh sáng là những cách giúp đạo diễn sẽ sử dụng. Thông qua bố cục, người đạo diễn có thể hướng người xem cái gì, xem ở vị trí nào và sắp xếp thứ tự những cái gì cần xem. Khn hình đều bắt nguồn từ hướng thiết kế 2-D. Cách thiết kế 2-D là cách chỉ dẫn mắt và định hướng sự chú ý của người xem vào ý nghĩa mà đạo diễn muốn trình bày.
Nếu chỉ đơn thuần ngơn ngữ hình ảnh là những bức ảnh mà tất cả mọi người đều có thể xem, thì công việc đạo diễn chỉ cần cho một camera tự động thay thế. Lúc đó, trong quay phim sẽ khơng cần tới đạo diễn, người dựng phim…Do đó, một bức ảnh cần phải truyền đạt được ý nghĩa, trạng thái cảm xúc, môi trường xung quanh và những ẩn ý của riêng bức ảnh đó - mà khơng cần dùng tới bất kỳ âm thanh, giọng nói hoặc những lời giải thích. Những nguyên tắc này thường được sử dụng trong phim câm nhưng nó cũng được áp dụng trên mọi lĩnh vực khác của việc quay phim.
57 Vậy dựa trên những dẫn giải phía trên, ngơn ngữ hình ảnh được hiểu một cách khái quát đó là sự diễn đạt hình ảnh cho người xem hiểu được ý nghĩa của nó mà khơng cần sử dụng tới âm thanh, giọng nói và những lời giải thích.
Những ngun tắc về thiết kế ngơn ngữ hình ảnh bao gồm:
- Sự thống nhất: là nguyên tắc sắp xếp thị giác tập trung vào một khối đồng nhất và hoàn chỉnh. Việc này đúng khi sử dụng nó trong những khung hình hỗn loạn hay bố cục tự do. Hình 3-9 sẽ giải thích cụ thể hơn.
Hình 3-9: Sựđồng nhất được sử dụng trong bố cục khung trong khung, mô tảsau khi ngăn chặn được một kẻ xấu, người hùng và người phụ nữ bịthương cùng chụm lại với nhau đi ra từ bóng tối khi trời
vừa sáng, ám chỉ một sự khởi đầu mới
- Sự cân bằng: sự cân bằng hay thiếu cân bằng đóng mơt vai trị quan trọng trong bố cục. Tất cả những thành phần trong bố cục thị giác này đều có một trọng lượng nhất định. Nó có thể được cân đối trong bố cục cân bằng hoặc thiếu cân bằng. Trọng lượng của các yếu tố trong khung hình đa phần được miêu tả thơng qua kích cỡ của nó, nhưng thêm vào đó cịn phụ thuộc vào vị trí, màu sắc, chuyển động và đặc thù của chính yếu tố đó.
- Sự tập trung thị giác: Sự tập trung thị giác được tạo ra khi có sự kết hợp của sự cân bằng và thiếu cân bằng khi sắp xếp bố cục. Và yếu tố này giúp cho những cảnh quay không bị nhàm chán.
- Nhịp điệu: nó liên quan tới sự sắp đặt. Nhịp điệu đóng vai trị chính trong mảng ngơn ngữ hình ảnh, đơi khi nó được thể hiện rất tinh tế như trong khung hình Killer’s Kiss.
Hình 3-10: Nhịp điệu sử dụng trong cảnh quay là sự sắp đặt tinh tế từ những bàn tay tạo bóng có hình xoắn, thể hiện sự rối bời trong tâm trí nhân vật
- Sự tương phản: Người xem biết đến một vật thơng qua sự đối lập của nó. Tương phản là thể hiện của giá trị sáng/tối, màu sắc và vật liệu của chủ thể trong một khung hình và ánh sáng. Nó vơ cùng quan trọng trong chỉ ra chiều sâu, mối quan hệ đặc biệt, cảm xúc và hàm ý của người đạo diễn.
- Kết cấu: Là những hình dáng vật lý đặc thù của các thành phần trong cảnh quay, kết cấu đưa cho chúng ta những gợi ý về một hình ảnh. Kết cấu của một vật có thể được thể hiện bằng chính cấu tạo của nó hoặc thơng qua ánh sáng, thơng thường hình dáng của vật sẽ được thể hiện thông qua ánh sáng.
Hình 3-11: Kết cấu trong phim Conformist, những ơ cửa sổđược tạo hình dáng bóng đổtrên tường,
59
3.1.6. Cỡ cảnh, góc máy, bố cục
Cỡ cảnh là khoảng cách mà chúng ta có ý định quay chủ thể, trong đó chia ra rất nhiều cỡ cảnh, có 3 cỡ cảnh cơ bản chúng ta cần nằm được đó là:
- Toàn cảnh: toàn cảnh cực rộng, toàn cảnh rộng và toàn cảnh - Trung cảnh: trung cảnh rộng, trung cảnh hẹp và trung cảnh