Cách chế biến lạp xưởng Bước 1: Sơ chế thịt và mỡ

Một phần của tài liệu Hướng dẫn cách làm món ngon ngày tết cổ truyền 3 miền bắc trung nam (Trang 71 - 76)

5. Canh khổ qua nhồi thịt

6.3 Cách chế biến lạp xưởng Bước 1: Sơ chế thịt và mỡ

Bước 1: Sơ chế thịt và mỡ

Rửa sạch mỡ heo, để ráo. Sau đó, cắt hạt lựu và ướp cùng 20g đường rồi trộn đều để mỡ heo thấm đường.

Phơi nắng 2 giờ phần mỡ heo đã ướp đường.

Lưu ý: Bước phơi mỡ heo sẽ giúp mỡ heo giịn, trong và giúp lạp xưởng trơng đẹp, bắt mắt hơn.

Bước 2: Trộn nguyên liệu

Đầu tiên, bạn rang 10g hạt tiêu trên chảo với lửa nhỏ cho đến khi tiêu dậy mùi thơm.

Sau đó cho vào tô 7g muối, 5g bột tỏi, 10g bột gia vị xá xíu, 40ml mật ong, 15ml rượu mai quế lộ. Trộn đều cho các nguyên liệu tan.

Cho vào tô 500g thịt heo xay cùng phần gia vị đã pha rồi trộn đều. Kế tiếp cho thêm mỡ heo và tiêu vào và tiếp tục trộn đều.

Lưu ý: Bạn có thể thay thế 40g đường thay vì sử dụng mật ong. Tuy nhiên, việc dùng mật ong sẽ giúp lạp xưởng có vị ngọt thanh, dịu hơn là dùng đường.

Bước 3: Dồn thịt mỡ

Đầu tiên, bạn cắt 1 đoạn vỏ collagen tương ứng với kích thích lạp xưởng muốn làm. Sau đó thắt nút 1 đầu, chừa đầu còn lại để nhồi thịt.

Cho thịt đã ướp gia vị vào dụng cụ nhồi. Kế tiếp, từ từ đẩy nhân thịt vào cho đến khi nhân đầy chặt trong vỏ collagen rồi thắt nút lại.

Khi nhồi xong, bạn dùng tăm đâm vài lỗ trên bề mặt lạp xưởng để khí thốt ra. Cách này giúp lạp xưởng khi chiên sẽ không bị nứt vỏ.

Cho vào đĩa 50ml rượu mai quế lộ, sau đó lăn đều lạp xưởng sao cho thấm rượu. Bước này sẽ giúp lạp xưởng tránh được côn trùng trong lúc phơi.

Lưu ý:

Dùng vỏ collagen sẽ tiết kiệm được thời gian hơn sử dụng lòng heo.

Ban đầu khi nhồi thịt, ở đầu vỏ collagen sẽ bị dồn khí lại và căng cứng. Do đó, bạn cần dùng tăm nhọn đâm 1 lỗ để khí có thể thốt ra rồi mới tiếp tục nhồi thịt.

Bạn có thể nhồi lạp xưởng theo chiều dài mong muốn, sau đó chia ra thành từng khúc nhỏ bằng cách xoắn tròn vỏ collagen.

Bước 4: Phơi nắng

Phơi lạp xưởng dưới nắng lớn trong 2 ngày, nếu nắng yếu thì phơi trong 3 ngày.

Lưu ý:

Ban ngày phơi lạp xưởng, ban đêm cho vào ngăn mát tủ lạnh và không đậy nắp lên lạp xưởng.

Nếu thời tiết khơng tốt bạn có thể sấy lạp xưởng bằng lị. Đặt lạp xưởng lên khay có khe hở (để hơi nước thoát ra) đặt dưới khay một khay khác có lót giấy bạc để hứng mỡ chảy ra khơng làm bẩn lị. Sấy lạp xưởng ở nhiệt độ từ 90 - 100 độ C trong lị có quạt gió và 110 độ C trong nếu lị khơng quạt gió trong 2 giờ.

Nếu trời ẩm và nhiều bụi bẩn thì sau khi sấy bằng lị 2 giờ thì tiếp tục hạ nhiệt độ xuống 60 - 70 độ C (lị có quạt) và 80 độ C (lị khơng quạt) và sấy thêm 2 - 3 giờ nữa cho vỏ lạp xưởng nhăn lại là được.

Việc sấy lạp xưởng bằng máy sẽ giúp tiết kiệm thời gian nhưng màu lạp xưởng sẽ không đẹp so với phơi nắng.

Bước 5: Thành phẩm

Lạp xưởng sau khi chế biến có mùi thơm đặc trưng từ rượu mai quế lộ, độ giòn từ lớp vỏ collagen và vị bùi béo của nhân thịt mỡ.

Cách bảo quản lạp xưởng:

Cho lạp xưởng khơng sử dụng hết vào túi kín, có điều kiện nên hút chân không để bảo quản tốt hơn.

Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, dùng dần trong 2 - 3 tháng.

Nếu muốn bảo quản lâu hơn thì cho lạp xưởng vào ngăn đá tủ lạnh có thể bảo quản được 6 tháng.

Trên đây là các món ăn tiêu biểu cho ngày Tết cổ truyền miền Nam và hướng dẫn chi tiết các bước thực hiện những món ăn này. Cùng tham khảo để có ngay mâm cơm ngày Tết thật ấm cúng cho cả gia đình nhà bạn nhé! Chúc các bạn thành công!

Một phần của tài liệu Hướng dẫn cách làm món ngon ngày tết cổ truyền 3 miền bắc trung nam (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)