V. CÁC BIỆN PHÁP PHỊNG NGỪA CỦA NHỮNG TÁC ĐỘNG MƠI TRƯỜNG
a. Đối với nước thải của Nhà máy tuyển quặng
Nhà máy tuyển quặng bauxit áp dụng công nghệ tuyển trọng lực, sử dụng tuần hồn lượng nước rửa thơng qua máy lắng bùn.
a. 1. Nước rửa quặng và rửa thiết bị
Nước sử dụng trong nhà máy chủ yếu là nước rửa quặng và vệ sinh thiết bị. Tổng lượng nước cấp cho Nhà máy tuyển là 25.640.000 m3/năm (nước không qua xử lý). Bùn thải và nước sau q trình cơng nghệ trong Nhà máy tuyển sẽ qua máy lắng bùn để thu hồi nước tuần hồn cho dây chuyền cơng nghệ. Phần nước còn lại theo bùn thải ra hồ chứa sẽ được tiếp tục thu hồi sau khi bùn lắng và được bơm ngược lại nhà máy tái sử dụng. Theo tính tốn, tổng lượng nước tuần hoàn cho khâu rửa quặng và thiết bị là 15.523.000 m3/năm. Do vậy, lượng nước bổ sung cho Nhà máy tuyển không lớn và làm giảm không đáng kể lượng nước mặt trong khu vực. Như vậy, nước thải sau quá trình tuyển quặng sẽ được sử dụng lại nên khơng có nước thải ra mơi trường.
Trong mùa khơ, lưu lượng của các suối xung quanh vùng dự án nhỏ, vì vậy, dự án sẽ nâng cấp hồ Cầu Tư đạt dung tích 11 - 12 triệu m3 đảm bảo cấp nước Nhà máy tuyển và phục vụ sản xuất nông nghiệp của địa phương.
Vì vậy, nước rửa quặng và vệ sinh thiết bị khơng tác động có hại đến mơi trường nước.
a. 2. Nước thải sinh hoạt
Ngoài nước thải tuyển quặng và rửa thiết bị, Nhà máy tuyển quặng bauxit còn một khối lượng nước thải sinh hoạt của cán bộ và công nhân trong nhà máy. Khối lượng khoảng 19 m3/ngày-đêm.
Nước thải sau khi qua bể tự hoại sẽ được chảy vào bể thu gom và lọc rác. Tại bể thu gom và lọc rác, rác có kích thước lớn được thu gom và chuyển về nơi xử lý rác của Nhà máy tuyển quặng, nước thải được thu gom và bơm lên bể điều hoà - nhằm điều hoà lưu lượng và nồng độ nước thải. Định kỳ bổ sung một lượng
BOIWC96 hoặc DW 97 vào nước thải nhằm thuỷ phân sơ bộ các chất hữu cơ tạo điều kiện thuận lợi cho q trình ơxy hoá tiếp theo.
Để tránh lắng cặn, nâng cao mức độ đồng đều hàm lượng các chất hữu cơ có trong nước thải và tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật hoạt động thì bể điều hồ được lắp hệ thống sục khí. Nước thải sau bể điều hồ được bơm thường xuyên với một lượng không đổi lên thiết bị xử lý nước thải hợp khối. Để thuận tiện cho việc vận chuyển, thiết bị xử lý được thiết kế dễ dàng tháo lắp và vận chuyển, đã được xây dựng và vận hành thành công ở nhiều nơi (tuy nhiên, khi triển khai Dự án có thể sử dụng các thiết bị xử lý nước thải sinh học khác như: bể bùn hoạt tính, bể lên men kỵ khí...).
Nước thải tuy đã qua xử lý sinh học ở thiết bị xử lý hợp khối và được lắng trong nhưng vẫn còn một lượng nhất định vi khuẩn, do đó phải được khử trùng bằng dung dịch Chlorine (với nồng độ 4 đến 6 g Cl2/m3 nước thải) trước khi chảy ra hệ thống thoát nước chung của nhà máy.
Bùn cặn ở các bể được bơm về bể xử lý bùn, nước sau bể xử lý bùn được dẫn về bể tự hoại để xử lý, bùn sau khi xử lý thì thể tích giảm đáng kể, được đem đi chôn lấp tại các bãi thải.
Việc áp dụng công nghệ xử lý này sẽ mạng lại:
+ Ưu điểm: vận hành đơn giản, chi phí đầu tư xây dựng thấp, chi phí vận hành hợp lý, gọn, yêu cầu diện tích ít, tránh được mùi, đảm bảo mỹ quan.
+ Nhược điểm: phải được đầu tư đồng bộ, ý thức cao đối với người vận hành hệ thống xử lý nước thải.
+ Hiệu suất xử lý: cao và ổn định, hiệu suất xử lý BOD5 đạt khoảng 95%; nước thải sau xử lý đạt QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.
a. 3. Nước mưa và nước chảy tràn bề mặt
Được thu gom qua hệ thống nước mưa của nhà máy, được lắng sơ bộ trước khi chảy ra môi trường.