Kỹ năng thấu cảm

Một phần của tài liệu Giáo trình công tác xã hội với người cao tuổi (Nghề công tác xã hội) (Trang 28 - 29)

3. Các kỹ năng chủ yếu khi làm việc với người cao tuổi.

3.4. Kỹ năng thấu cảm

Thấu cảm là nhân viên xã hội có thể hiểu được một cách chính xác những gì mà người cao tuổi của họ đang trải qua từ chính hệ quy chiếu của người cao tuổi. Hay nói cách khác, nhân viên xã hội có khả năng cảm nhận điều mà người cao tuổi đang cảm nhận, hiểu người cao tuổi bằng tư duy cũng như bằng tình cảm. Người cao tuổi phải cảm thấy rằng họ đang được quan tâm thực sự chứ không phải bị định kiến, phê phán hay chỉ trích để họ có thể cởi mở và chia sẻ hơn với nhân viên xã hội

Nhân viên xã hội thấu cảm với người cao tuổi khi họ:

- Đặt mình vào hồn cảnh của người cao tuổi và đánh giá đúng vấn đề của họ

- Lắng nghe không chỉ bề mặt ngôn từ mà cả những biểu cảm dưới ngôn từ. - Cảm nhận và hiểu cảm xúc, những điều mà người cao tuổi đã trải qua. - Quan tâm đến nhu cầu của người cao tuổi

- Nhạy cảm và tôn trọng những giá trị, kinh nghiệm của người cao tuổi. - Có sự trao đổi với người cao tuổi về những điều mà nhân viên xã hội đã hiểu.

Các mức độ của thấu cảm được thể hiện như sau:

- Nhân viên xã hội chưa nhận ra và chưa hiểu những điều người cao tuổi muốn trình bày. Câu hỏi đưa ra chỉ tập trung thu thập thông tin mà không quan tâm đến cảm xúc người cao tuổi. Phản ứng thiên về chỉ trích người cao tuổi, gây khó chịu và bất ổn ở người cao tuổi.

- Nhân viên xã hội nhắc lại những thông tin người cao tuổi vừa trình bày một cách chính xác, nhân viên xã hội thể hiện để người cao tuổi biết những điều họ vừa trình bày đã được hiểu về cơ bản.

- Những thông điệp mà khách hàng muốn truyền tải đã được nhân viên xã hội hiểu và Nhân viên xã hội cịn có sự đánh giá, nhạy cảm với những suy nghĩ của người cao tuổi. Nhân viên xã hội đặt mình vào hồn cảnh của người cao tuổi để cảm nhận về điều họ đang cảm thấy như thể là chính vấn đề của mình. Lời nói của nhân viên xã hội có thể chỉ ra được những giá trị tích cực của người cao tuổi để họ cảm thấy có giá trị.

Ứng dụng kỹ năng thấu cảm

- Đặt mình vào hồn cảnh của người cao tuổi để cảm nhận điều họ đang cảm nhận. Chấp nhận họ.

- Nhắc lại cảm xúc mà người cao tuổi đang nói và nguyên nhân dẫn đến cảm xúc đó.

- Nói rằng điều họ đang cảm thấy là đúng trong hoàn cảnh của họ.

- Làm cho người cao tuổi thấy họ có giá trị trong hồn cảnh đó. Theo một tài liệu nước ngồi đưa ra một cơng thức thể hiện sự lắng nghe thấu cảm như sau: “Ơng/bà cảm thấy (nói về cảm xúc hiện tại của người cao tuổi) bởi vì (câu chuyện của người cao tuổi đi kèm cảm xúc đó)”.

Một số điều cần tránh: - Không đưa ra lờ i khuyên

- Khơng đưa kinh nghiệm cá nhân vào tình huống của người cao tuổi - Khơng đứng về một phía để bênh vực hay phê phán

- Không giảng giải đạo đức - Không đặt câu hỏi.

- Tránh tỏ thái độ cảm thông hay thương hại với người cao tuổi.

Một phần của tài liệu Giáo trình công tác xã hội với người cao tuổi (Nghề công tác xã hội) (Trang 28 - 29)