Kỹ năng điều phối.

Một phần của tài liệu Giáo trình công tác xã hội với người cao tuổi (Nghề công tác xã hội) (Trang 35 - 37)

3. Các kỹ năng chủ yếu khi làm việc với người cao tuổi.

3.11.Kỹ năng điều phối.

Điều phối là kỹ năng quan trọng mà mỗi nhân viên xã hội cần phải không ngừng học hỏi, áp dụng và nâng cao để có được hiệu quả tốt nhất cho công việc. Điều phối là khả năng tổ chức, sắp xếp, phân cơng và điều hành cơng việc để tiến trình can thiệp diễn ra một cách suôn sẻ, các thành phần tham gia phối hợp được nhịp nhàng với nhau hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ chung.

Điều phối trong CTXH cá nhân bao gồm các khía cạnh:

- Điều phối tương tác giữa các nguồn lực hỗ trợ cá nhân.

- Điều phối việc thực hiện các hoạt động trong kế hoạch trợ giúp đảm bảo tiến trình trợ giúp diễn ra trôi chảy và hiệu quả.

Điều phối trong CTXH nhóm:

- Điều phối tạo khơng khí trong nhóm, kích thích các thành viên nhóm tham gia nhiệt tình và có hiệu quả vào tiến trình giải quyết vấn đề.

- Điều phối để việc thực hiện các mục tiêu chung của nhóm và mục tiêu cá nhân được nhịp nhàng, ăn khớp, tránh để xảy ra sự xung đột hoặc chồng chéo.

- Phân cơng cơng việc trong nhóm. Nhân viên xã hội chú ý đến điểm mạnh của các thành viên trong nhóm để có hướng phát huy. Phân cơng đúng người đúng

việc, cân bằng và phù hợp với khả năng của từng người cịn là một hình thức nâng cao năng lực cho nhóm.

- Điều phối trong nhóm cịn thể hiện ở việc xử lý sự đa dạng của nhóm. Mỗi thành viên có những đặc điểm khác nhau, nhân viên xã hội làm sao để sự đa dạng này không gây nên cản trở mà ngược lại, tạo thành yếu tố thuận lợi cho nhóm.

- Điều phối sự tham gia và tương tác giữa nhóm với các nguồn lực và giữa các nguồn lực với nhau.

Nhìn chung kỹ năng điều phối bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau và kỹ năng này sử dụng trong suốt quá trình làm việc với bất kỳ cá nhân, nhóm hay cộng đồng. Nếu khơng có sự điều phối của nhân viên xã hội, các hoạt động sẽ diễn ra lộn xộn, kế hoạch bị đảo lộn và công việc chồng chéo. Như vậy khơng thể đem lại hiệu quả tích cực cho cơng việc trợ giúp người cao tuổi. Vì thế với các tình huống cụ thể trong thực tế mà nhân viên xã hội vận dụng kỹ năng này như thế nào. Để thực hiện tốt kỹ năng điều phối, nhân viên xã hội cũng cần có óc tổ chức, sự sáng tạo và khéo léo.

Bài 3: Các hoạt động trợ giúp người cao tuổi Mục tiêu của bài:

- Kiến thức: Hiểu biết các chương trình và cách thức chăm sóc người cao tuổi tại trung tâm.

- Kỹ năng:

+ Tổ chức các hoạt động nhóm và duy trì hoạt động;

+ Khích lệ sự tham gia của người cao tuổi chăm sóc cả nhóm và sinh hoạt nhóm. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Cảm thơng, chia sẻ với những khó khăn, những thay đổi về tâm sinh lý của người cao tuổi cơ đơn.

Nợi dung chính:

1. Tiến trình trợ giúp người cao t̉i.

Tiến trình trợ giúp người cao tuổi là một chuỗi các hoạt động tương tác giữa nhân viên xã hội với người cao tuổi để cùng họ giải quyết vấn đề. Trong q trình này, nhân viên xã hội dùng chính các quan điểm giá trị, kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng của mình để tham gia vào việc giải quyết các vấn đề của đối tượng và với hỗ trợ đó, đối tượng cũng huy động hết khả năng, sức lực của mình để giải quyết những khó khăn đang mắc phải.

Như vậy, tiến trình trợ giúp người cao tuổi là hoạt động mà trong đó bao gồm các bước chính như: Tiếp cận người cao tuổi, xác định vấn đề, thu thập dữ liệu, chuẩn đoán, lên kế hoạch trợ giúp, trợ giúp, đánh giá. Các bước này có thể

nối tiếp nhau - nghĩa là kết thúc bước này thì mới được chuyển sang bước khác, song cũng có thể đan xen giữa các bước dựa trên kết quả của hoạt động đánh giá.

Một phần của tài liệu Giáo trình công tác xã hội với người cao tuổi (Nghề công tác xã hội) (Trang 35 - 37)