- Giới thiệu để học sinh, sinh viên nắm vững tính tất yếu khách quan,
a) Cơ sở hình thành nghệ thuật quân sự Việt Nam
- Truyền thống đánh giặc của tổ tiên
Trải qua mấy nghìn năm chống giặc ngoại xâm, nghệ thuật quân sự của tổ tiên đã hình thành và khơng ngừng phát triển, trở thành những bài học vô giá cho các thế hệ sau. Nhiều tƣ tƣởng quân sự kiệt xuất nhƣ : "Binh thƣ yếu lƣợc", "Hổ trƣớng khu cơ", "Bình Ngơ đại cáo" ; những trận đánh điển hình nhƣ : Nhƣ Nguyệt, Chi Lăng, Tây Kết, Ngọc Hồi, Đống Đa...đã để lại những kinh nghiệm quý giá. Kinh nghiệm truyền thống đó là cơ sở để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta kế thừa, vận dụng, phát triển trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ và trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
- Chủ nghĩa Mác - Lênin về chiến tranh, quân đội và bảo vệ Tổ quốc
Đảng Cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tƣ tƣởng và kim chỉ nam cho mọi hành động. Học thuyết chiến tranh, quân đội, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa và kinh nghiệm nghệ thuật quân sự đƣợc đúc rút qua các cuộc chiến tranh do C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I. Lênin tổng kết, là cơ sở để Đảng ta vận dụng, định ra đƣờng lối quân sự trong khởi nghĩa vũ trang, chiến tranh giải phóng ở Việt Nam.
- Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh
Tƣ tƣởng quân sự Hồ Chí Minh là sự tiếp thu, kế thừa truyền thống đánh giặc của tổ tiên, vận dụng lí luận Mác - Lênin về quân sự, kinh nghiệm của các nƣớc trên thế giới vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, là cơ sở cho sự hình thành và phát triển Nghệ thuật quân sự Việt Nam.
Hồ Chí Minh đã từng biên dịch "Binh pháp Tơn Tử", viết về "kinh nghiệm du kích Tàu", "du kích Nga"..., phát triển nguyên tắc chiến đấu tiến công, chiến đấu phịng ngự...qua các thời kì đấu tranh cách mạng. Hồ Chí Minh và Đảng ta đã đề ra phƣơng châm chỉ đạo chiến tranh, phƣơng thức tác chiến chiến lƣợc, nắm bắt đúng thời cơ, đƣa chiến tranh Việt Nam kết thúc thắng lợi.