- Giới thiệu để học sinh, sinh viên nắm vững tính tất yếu khách quan,
2 Giáo trình Lịch sử quân sự, Nxb QĐND, H 1997, tập 3, tr
đây là thời điểm sau đồng khởi và không cho Mĩ tạo cớ phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc).
Trong kháng chiến chống Pháp, chúng ta chọn thời điểm sau khi giành thắng lợi ở chiến dịch Điện Biên Phủ. Trong kháng chiến chống Mĩ, ta chọn thời điểm, kết thúc thắng lợi chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Tại các thời điểm đó, thế và lực cách mạng đều mạnh, có đủ điều kiện để quyết định kết thúc chiến tranh, tự quyết định vận mệnh của đất nƣớc, mà không phụ thuộc vào những yếu tố tác động khách quan.
+ Phương châm tiến hành chiến tranh
Để chống lại chiến tranh xâm lƣợc của những kẻ thù có sức mạnh hơn ta nhiều lần về kinh tế, quân sự, khoa học, công nghệ, Đảng ta chỉ đạo tiến hành chiến tranh nhân dân, thực hiện toàn dân đánh giặc, đánh giặc toàn diện trên trên tất cả các mặt trận qn sự, chính trị, kinh tế, văn hố, ngoại giao..., trong đó, mặt trận quân sự giữ vai trò quyết định nhất. Đảng ta chỉ đạo tiến hành chiến tranh với tinh thần "tự lực cánh sinh, đánh lâu dài, dựa vào sức mình là chính", nhƣng kháng chiến lâu dài khơng đồng nghĩa với kéo dài vô thời hạn, mà phải biết lựa chọn thời điểm có lợi nhất để kết thúc chiến tranh càng sớm càng tốt.
+ Phương thức tiến hành chiến tranh
Cuộc chiến tranh chống quân xâm lƣợc nƣớc ta là chiến tranh cách mạng, chính nghĩa và tự vệ. Do đó, Đảng ta chỉ đạo : phƣơng thức tiến hành chiến tranh là chiến tranh nhân dân kết hợp giữa địa phƣơng với các binh đoàn chủ lực, kết hợp chặt chẽ tiến cơng địch bằng hai lực lƣợng chính trị, quân sự ; bằng ba mũi giáp cơng qn sự, chính trị, binh vận ; trên cả ba vùng chiến lƣợc : rừng núi, nông thôn đồng bằng và đô thị, làm cho địch bị động, lúng túng trong đối phó, dẫn đến sai lầm về chiến lƣợc, sa lầy về chiến thuật và thất bại.
- Nghệ thuật chiến dịch
"Nghệ thuật chiến dịch, lí luận và thực tiễn chuẩn bị, thƣc hành chiến dịch và các hoạt động tác chiến tƣơng đƣơng; bộ phận hợp thành của nghệ thuật quân sự, khâu nối liền giữa chiến lƣợc quân sự và chiến thuật."1
Chiến dịch hình thành trong kháng chiến chống Pháp, đƣợc đánh dấu bằng chiến dịch Việt Bắc - Thu Đông 1947. Trong kháng chiến chống Pháp, ta đã tiến hành hơn 40 chiến dịch ở các quy mô khác nhau là hơn 50 chiến dịch trong kháng chiến chống Mĩ. Sự hình thành chiến dịch và phát triển của nghệ thuật chiến dịch, bộ phận hợp thành của nghệ thuật quân sự Việt Nam là toàn diện, tập trung những vấn đề chủ yếu sau.
+ Loại hình chiến dịch
Trong kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ, Quân đội nhân dân Việt Nam và các lực lƣợng vũ trang đã tổ chức và thực hành các loại hình chiến dịch :
Chiến dịch tiến cơng. Ví dụ : Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, chiến dịch tiến cơng Tây Ngun, chiến dịch Hồ Chí Minh trong cuộc Tổng tiến cơng và nổi dậy xuân 1975.
Chiến dịch phản cơng. Ví dụ: chiến dịch phản công Việt Bắc năm 1947, chiến dịch phản công đƣờng số 9 - Nam Lào năm 1971.
Chiến dịch phịng ngự. Ví dụ chiến dịch phòng ngự Quảng Trị năm 1972, phòng ngự cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng (Lào) năm 1972.
Chiến dịch phịng khơng, nhƣ chiến dịch phịng khơng Hà Nội 1972. Chiến dịch tiến công tổng hợp, nhƣ chiến dịch tiến công tổng hợp Khu 8.
+ Quy mô chiến dịch
Trong kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ, quy mô chiến dịch đƣợc phát triển cả về số lƣợng và chất lƣợng.
Những ngày đầu kháng chiến chống Pháp, quy mơ chiến dịch của ta cịn rất nhỏ bé, lực lƣợng tham gia từ 1đến 3 trung đồn, vũ khí, trang bị chiến đấu thơ sơ. Đến cuối cuộc kháng chiến chống Pháp, trong chiến dịch Điện Biên Phủ, lực lƣợng tham gia đã lên tới 5 đại đoàn cùng nhiều lực lƣợng khác.
Trong kháng chiến chiến chống Mĩ, giai đoạn đầu lực lƣợng chỉ có từ 1 đến 2 trung đồn, sau đó phát triển đến sƣ đoàn. Đến cuối cuộc kháng chiến, đặc biệt là chiến dịch Hồ Chí Minh, lực lƣợng bộ binh là 5 quân đoàn và nhiều binh chủng, quân chủng khác, phối hợp chặt chẽ với nổi dậy của quần chúng. Trong hai cuộc kháng chiến, ở những giai đoạn đầu, các chiến dịch diễn ra chủ yếu ở địa hình rừng núi, nhƣng giai đoạn cuối đã diễn ra trên tất cả địa hình để nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
+ Nghệ thuật chiến dịch là cách đánh chiến dịch
Thời kì đầu, do so sánh lực lƣợng giữa ta và địch rất chênh lệch, bộ đội ta mới có kinh nghiệm chiến đấu những trận đánh đơn lẻ, chƣa có kinh nghiệm tác chiến ở quy mô chiến dịch. Nhƣng từ trong thực tiễn chiến tranh, trình độ chỉ huy và thực hành tác chiến của bộ đội ta đã ngày càng trƣởng thành. Từ chiến dịch Việt Bắc 1947 đến chiến dịch Biên giới 1950 và đặc biệt là chiến dịch Điện Biên Phủ, nghệ thuật chiến dịch đã có bƣớc phát triển vƣợt bậc nhƣ: Nghệ thuật lựa chọn khu vực tác chiến chủ yếu, nghệ thuật chuẩn bị thế trận chiến dịch, nghệ thuật tập trung ƣu thế lực lƣợng bảo đảm đánh chắc thắng trận mở màn chiến dịch, nghệ thuật xử trí chính xác các tình huống trong tác chiến chiến dịch...
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, nghệ thuật chiến dịch đã có bƣớc phát triển vƣợt bậc, đó là: Xác định đúng phƣơng châm tác chiến chiến dịch, việc thay đổi phƣơng châm tác chiến từ "đánh nhanh, thắng nhanh" sang "đánh chắc, tiến chắc" thể hiện sự phân tích khoa học, khách quan tình hình địch, ta và địa hình. Xây dựng thế trận chiến dịch vững chắc, thực hiện bao vây rộng lớn, chia cắt và cô lập Điện Biên Phủ với các chiến trƣờng khác. Phát huy cao nhất sức mạnh tác chiến hiệp đồng các binh chủng, tập trung ƣu thế binh hoả lực đánh dứt điểm từng trận then chốt, tiêu diệt từng bộ phận địch, phá vỡ từng mảng phòng ngự của chúng. Vận dụng sáng tạo cách đánh chiến dịch, dựa vào hệ thống trận địa, thực hành vây hãm kết hợp với đột phá, kết hợp đánh chính diện với các mũi thọc sâu, luồn sâu, tạo thế chia cắt địch ; kết hợp các đợt đánh lớn, đánh vừa và thƣờng xuyên vây lấn, ngày càng siết chặt vòng vây, tạo thời cơ thực hành tổng cơng kích tiêu diệt toàn bộ quân địch.
Trong kháng chiến chống Mĩ, nghệ thuật chiến dịch đã kế thừa những kinh nghiệm của kháng chiến chống Pháp và nâng lên một tầm cao mới. Nghệ thuật chiến dịch đã chỉ đạo chiến thuật đánh bại tất cả các chiến lƣợc quân sự, biện
pháp, thủ đoạn tác chiến của quân Mĩ, ngụy và chƣ hầu. Đặc biệt, trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, nghệ thuật chiến dịch đã có bƣớc phát triển nhảy vọt, đƣợc thể hiện ở các nội dung sau :
Nghệ thuật tạo ƣu thế lực lƣợng, đảm bảo đánh địch trên thế mạnh, hình thành sức mạnh áp đảo địch trong chiến dịch. Nghệ thuật vận dụng sáng tạo cách đánh chiến dịch (vận dụng hai cách đánh lần lƣợt và đồng loạt). Nghệ thuật phát huy sức mạnh của các binh chủng, quân chủng trong tác chiến hiệp đồng quy mô lớn. Nghệ thuật kết hợp tiến công với nổi dậy, phối hợp tác chiến ba thứ quân, lấy đòn đánh lớn của chủ lực làm trung tâm phối hợp. Nghệ thuật chỉ đạo vận dụng chiến thuật sáng tạo để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chiến dịch. Nghệ thuật khuếch trƣơng kết quả của trận then chốt trƣớc với trận then chốt sau trong chiến dịch tiến công.
- Chiến thuật
"Chiến thuật là lí luận và thực tiễn về tổ chức và thực hành trận chiến đấu của phân đội, binh đội, binh đoàn lực lƣợng vũ trang, bộ phận hợp thành của nghệ thuật quân sự Việt Nam"1
.
Chiến thuật hình thành, phát triển gắn liền với lịch sử xây dựng, chiến đấu và trƣởng thành của quân đội ta. Sự phát triển đó là kết quả của sự chỉ đạo chiến lƣợc, chiến dịch, nghệ thuật tổ chức và thực hành các trận chiến đấu của bộ đội ta trƣớc một đối tƣợng địch, địa hình cụ thể. Nội dung của chiến lƣợc đƣợc thể hiện :
+ Vận dụng các hình thức chiến thuật vào các trận chiến đấu
Giai đoạn đầu của hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ, lực lƣợng, vũ khí, trang bị của ta cịn hạn chế, do đó, tƣ tƣởng tác chiến của bộ đội ta là "quán triệt tƣ tƣởng tiến cơng, triệt để dùng du kích chiến, vận động chiến để tiêu diệt địch". Các trận chiến đấu ở giai đoạn này chủ yếu diễn ra ở quy mô trung đội, đại đội, tiểu đoàn, lấy đánh địch ngồi cơng sự là phổ biến. Chiến thuật thƣờng vận dụng là tập kích, phục kích, vận động tiến cơng trong đó, phục kích có lợi hơn tập kích.
Các giai đoạn sau của hai cuộc kháng chiến, bộ đội ta đã trƣởng thành, không những đánh giỏi vận động chiến (đánh địch ngồi cơng sự), mà từng bƣớc vận dụng công kiên chiến (đánh địch trong công sự).
Giai đoạn cuối của hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ do yêu cầu của chiến lƣợc, chiến dịch, phải đánh bại cuộc hành quân lấn chiếm của địch để giữ vững vùng giải phóng, chiến thuật phịng ngự xuất hiện. Chiến thuật phòng ngự đƣợc vận dụng nhƣ phòng ngự đồi A1 trong chiến dịch Điện Biên Phủ, phòng ngự Quảng Trị năm 1972, phịng ngự Thƣợng Đức năm 1974... Ngồi ra, các đơn vị cịn vận dụng các hình thức chiến thuật truy kích, đánh địch đổ bộ đƣờng khơng, hồn thành nhiệm vụ cấp trên giao.
+ Quy mô lực lượng tham gia trong các trận chiến đấu
Giai đoạn đầu của hai cuộc kháng chiến, lực lƣợng tham gia các trận chiến đấu chủ yếu trong biên chế và đƣợc tăng cƣờng một số hoả lực nhƣ nhƣ súng cối 82mm, DKZ...Các giai đoạn sau, quy mô lực lƣợng tham gia các trận chiến đấu
ngày càng lớn, đã có nhiều trận đánh hiệp đồng binh chủng giữa bộ binh, xe tăng, pháo binh, phịng khơng.... Hiệp đồng chiến đấu giữa các lực lƣợng bộ đội chủ lực, bộ đội địa phƣơng và dân quân tự vệ ngày càng nhiều.
+ Cách đánh
Là nội dung quan trọng nhất của lí luận chiến thuật. Mỗi binh chủng, mỗi hình thức chiến thuật đều có những cách đánh cụ thể, phù hợp với đối tƣợng và địa hình. Nội dung cách đánh trong từng hình thức chiến thuật phát triển từ cách đánh của lực lƣợng bộ binh là chủ yếu đến cách đánh hiệp đồng binh chủng. Cách đánh của ta thể hiện tính tích cực, chủ động tiến cơng, bám thắt lƣng địch, chia địch ra mà đánh, trói địch lại mà diệt. Kết hợp chặt chẽ giữa hành động tiến công và phịng ngự của ba thứ qn để hồn thành nhiệm vụ của cấp trên giao.