Các lợi ích quốc gia của Liên bang Nga

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Chiến lược an ninh quốc gia Liên Bang Nga dưới chính quyền Tổng Thống V.Putin 2000 – 2008 (Trang 35 - 37)

Văn kiện Chiến lược an ninh quốc gia Liên bang Nga năm 2000 [theo bản tiếng Nga Концепция национальной безопасности Российской Федерации - Phụ lục 4] đã nêu rõ:

“Các lợi ích quốc gia của Liên bang Nga là tổng thể hài hịa các lợi ích cá nhân, xã hội và lợi ích nhà nước trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, nội trị, quốc tế, thông tin, an ninh quân sự, biên phòng, sinh thái và các lĩnh vực khác.

Lợi ích cá nhân gồm việc đảm bảo thực hiện đầy đủ các quyền và tự do do Hiến pháp quy định, bảo đảm an ninh cá nhân, nâng cao chất lượng sống và mức sống, phát triển thể chất, tinh thần và trí tuệ của mọi cơng dân.

Lợi ích xã hội bao gồm việc củng cố nền dân chủ, xây dựng Nhà nước pháp quyền và mang tính xã hội, đạt và duy trì hịa hợp xã hội, đổi mới nước Nga về tinh thần.

Lợi ích nhà nước bao hàm sự bất di bất dịch của chế độ hợp hiến, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước Nga, sự ổn định về chính trị, kinh tế và xã hội, đảm bảo chắc chắn nền pháp chế và duy trì trật tự luật pháp, phát triển hợp tác quốc tế bình đẳng và cùng có lợi.”

Tập hợp các lợi ích của cá nhân, xã hội và nhà nước xác định lợi ích quốc gia Liên bang Nga trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, chính trị, quốc tế, an ninh quốc phịng, thơng tin, văn hố tinh thần và các lĩnh vực khác.

Lợi ích quốc gia Liên bang Nga trong lĩnh vực kinh tế là vấn đề then chốt. Việc giải quyết vấn đề tổng thể liên quan đến thực hiện các lợi ích quốc gia của Nga chỉ có thể trên cơ sở một nền kinh tế phát triển bền vững.

Về mặt đối nội, lợi ích quốc gia của Liên bang Nga bao hàm việc duy trì sự ổn định của chế độ hợp hiến, của các thể chế chính quyền Nhà nước, đảm bảo hịa bình dân sự và hịa hợp dân tộc, bảo đảm tồn vẹn lãnh thổ, thống nhất khơng gian pháp lý, trật tự luật pháp và hồn thiện q trình hình thành xã hội dân chủ cũng

như vơ hiệu hóa những nguyên nhân và điều kiện hình thành chủ nghĩa cực đoan chính trị, chủ nghĩa ly khai dân tộc và hậu quả của chúng là xung đột xã hội, sắc tộc, tơn giáo và chủ nghĩa khủng bố.

Lợi ích quốc gia trong lĩnh vực xã hội thể hiện ở việc bảo đảm mức sống cao cho nhân dân. Lợi ích quốc gia trong đời sống tinh thần, thể hiện ở việc duy trì và củng cố những giá trị đạo đức xã hội, truyền thống ái quốc và nhân đạo cao cả, phát triển tiềm năng văn hóa và khoa học của đất nước.

Trong lĩnh vực thông tin, lợi ích quốc gia của Nga là tuân thủ các quyền tự do hợp hiến của công dân trong việc nhận và sử dụng thông tin, phát triển công nghệ viễn thông hiện đại, bảo vệ tiềm lực thông tin của nhà nước và chống bị thâm nhập trái phép.

Lợi ích quốc gia về quân sự bao gồm trước hết là bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Liên bang Nga, ngăn chặn các cuộc xâm lược quân sự chống lại Nga và các đồng minh, bảo đảm các điều kiện phát triển hịa bình và dân chủ cho đất nước.

Về biên phịng, lợi ích quốc gia bao gồm việc tạo ra các điều kiện chính trị, pháp lý, tổ chức và những điều kiện khác để bảo vệ vững chắc biên giới quốc gia của Liên bang Nga, đảm bảo việc tuân thủ các trật tự và các quy tắc hoạt động kinh tế cũng như các hoạt động khác được luật pháp Nga quy định trên không gian biên giới của Liên bang Nga.

Lợi ích quốc gia của Nga trong lĩnh vực sinh thái thể hiện qua việc duy trì và lành mạnh hóa mơi trường xung quanh.

Trong thời bình, lợi ích an ninh của Liên bang Nga là việc bảo vệ cá nhân, xã hội và Nhà nước trước chủ nghĩa khủng bố, gồm cả khủng bố quốc tế, cũng như trước các tình trạng khẩn cấp do thiên nhiên và công nghệ gây ra và hậu quả của chúng để lại. Cịn trong thời chiến, lợi ích an ninh là bảo vệ cá nhân, xã hội và Nhà

nước trước các hiểm họa khi tiến hành các hoạt động quân sự cũng như hậu quả của các hoạt động này.

Lợi ích quốc gia trong lĩnh vực quốc tế thể hiện qua việc bảo vệ chủ quyền, củng cố vị thế của Liên bang Nga với tư cách là một cường quốc, một trong những trung tâm ảnh hưởng của thế giới đa cực, phát triển quan hệ bình đẳng và cùng có lợi với các cường quốc và các tổ chức quốc tế, trước hết với các nước SNG và với các đối tác truyền thống của Nga, tôn trọng tuyệt đối quyền và tự do của con người, khơng cho phép áp dụng những chuẩn mực mang tính nước đôi trong lĩnh vực này.

Trên cơ sở bao quát các lợi ích quốc gia đã được nêu ra trong Học thuyết an ninh quốc gia (1997), Chiến lược an ninh quốc gia (2000) đã bổ sung lợi ích quốc gia trong lĩnh vực mơi trường sinh thái. Chính quyền Tổng thống V.Putin đã nhận thấy vai trị quan trọng của mơi trường sinh thái ổn định bền vững đối với hàng loạt các lĩnh vực từ phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng của đất nước tới bảo đảm đời sống văn hóa tinh thần của người dân.

Văn kiện Chiến lược an ninh quốc gia Liên bang Nga đã khẳng định: Các lợi ích quốc gia Liên bang Nga mang tính lâu dài và là cơ sở xác định những mục tiêu cơ bản, những nhiệm vụ chiến lược và trước mắt trong chính sách đối nội và đối ngoại của Nhà nước. Các lợi ích quốc gia được bảo đảm thực hiện bởi các thể chế chính quyền Nhà nước, kể cả việc thơng qua phối hợp với các tổ chức xã hội hiện hành trên cơ sở Hiến pháp và pháp luật Liên bang Nga.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Chiến lược an ninh quốc gia Liên Bang Nga dưới chính quyền Tổng Thống V.Putin 2000 – 2008 (Trang 35 - 37)