Hệ thống đảm bảo an ninh quốc gia Liên bang Nga

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Chiến lược an ninh quốc gia Liên Bang Nga dưới chính quyền Tổng Thống V.Putin 2000 – 2008 (Trang 58 - 62)

Hệ thống đảm bảo an ninh quốc gia Liên bang Nga được hình thành và phát triển phù hợp với Hiến pháp và các đạo luật Liên bang Nga, các sắc lệnh và chỉ thị của Tổng thống Liên bang Nga, phù hợp với các nghị quyết và chỉ thị của Chính phủ cũng như các chương trình cấp Liên bang trong lĩnh vực này.

Cơ sở tạo thành hệ thống bảo vệ an ninh quốc gia Liên bang Nga là các cơ quan, các lực lượng và phương tiện về đảm bảo an ninh quốc gia có chức năng thực hiện những biện pháp chính trị, pháp lý, tổ chức, kinh tế, quân sự và các biện pháp khác nhằm đảm bảo an ninh cá nhân, xã hội và nhà nước. Thẩm quyền của các cơ quan và lực lượng bảo vệ an ninh quốc gia Nga, cơ cấu tổ chức, nguyên tắc và trình tự hoạt động do các văn bản pháp quy tương ứng của Liên bang Nga xác định.

Trong Chiến lược an ninh quốc gia Liên bang Nga, các chính sách bảo đảm an ninh quốc gia được hình thành và triển khai thực hiện với sự tham gia của Tổng thống, Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng An ninh, các cơ quan chính quyền hành pháp Liên bang và các cơ quan chính quyền hành pháp của các chủ thể thuộc Liên bang.

Tổng thống Liên bang Nga là người lãnh đạo các cơ quan và lực lượng đảm bảo an ninh quốc gia trong phạm vi quyền hạn Hiến pháp quy định. Tổng thống quyết định các hành động đảm bảo an ninh quốc gia, quyết định thành lập, thay đổi

và giải thể các cơ quan và lực lượng đảm bảo an ninh quốc gia thuộc quyền, phù hợp với luật pháp Liên bang Nga. Tổng thống đề ra các vấn đề về an ninh quốc gia và giải thích những điều khoản cụ thể về Chiến lược an ninh quốc gia trong thông điệp hàng năm gửi Quốc hội, từ đó xác định phương hướng chính sách đối nội và đối ngoại của đất nước.

Quốc hội Liên bang Nga, trên cơ sở Hiến pháp và kiến nghị của Tổng thống và Chính phủ, xây dựng cơ sở pháp lý của nhà nước trong lĩnh vực đảm bảo an ninh quốc gia.

Trong phạm vi thẩm quyền của mình, Chính phủ Liên bang Nga căn cứ những trọng tâm về đảm bảo an ninh quốc gia mà Tổng thống nêu ra trong thông điệp hàng năm gửi Quốc hội để điều phối hoạt động của các cơ quan chính quyền hành pháp Liên bang cũng như các chủ thể khác. Chính phủ được lập các khoản ngân sách cần thiết để triển khai các chương trình cụ thể cho cơng tác này.

Hội đồng An ninh Liên bang Nga phải tiến hành các hoạt động nhằm kịp thời phát hiện và đánh giá các nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia, chuẩn bị dự thảo để trình Tổng thống các giải pháp ngăn chặn, đề xuất ý kiến về lĩnh vực đảm bảo an ninh quốc gia, nghiên cứu đề xuất ý kiến điều chỉnh các điều khoản cụ thể trong Chiến lược an ninh quốc gia Liên bang Nga. Hội đồng An ninh Liên bang điều phối hoạt động của các lực lượng và cơ quan có chức năng đảm bảo an ninh quốc gia, kiểm tra các cơ quan chính quyền hành pháp Liên bang và các chủ thể khác trong việc triển khai các nghị quyết về lĩnh vực này.

Cơ quan chính quyền hành pháp Liên bang bảo đảm thực hiện luật pháp Liên bang Nga, thực hiện các quyết định của Tổng thống và Chính phủ Liên bang Nga trong việc bảo đảm an ninh quốc gia. Trong phạm vi thẩm quyền của mình, cơ quan hành pháp Liên bang Nga soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực này và đệ trình lên Tổng thống, Chính phủ Liên bang Nga.

Cơ quan chính quyền hành pháp của các chủ thể thuộc Liên bang phối hợp với cơ quan chính quyền hành pháp Liên bang trong việc thực hiện luật pháp và các quyết định của Tổng thống và Chính phủ Liên bang Nga về đảm bảo an ninh quốc gia, đồng thời thực hiện các kế hoạch, chương trình và sắc lệnh của Tổng tư lệnh tối cao ban hành về lĩnh vực an ninh quốc phòng, đề xuất ý kiến với cơ quan chính quyền hành pháp Liên bang về các biện pháp hoàn thiện hệ thống đảm bảo an ninh quốc gia của Liên bang Nga. Cơ quan chính quyền hành pháp của các chủ thể thuộc Liên bang còn cần phối hợp với các cơ quan tự quản địa phương thực hiện các biện pháp thu hút công dân, các tổ chức xã hội và các tổ chức khác hỗ trợ giải quyết các vấn đề an ninh quốc gia theo luật pháp Liên bang.

Ngoài ra, Chiến lược an ninh quốc gia Liên bang Nga đã nhấn mạnh về việc sử dụng có hiệu quả và phát triển một cách tồn diện khả năng của cơ quan tình báo và phản gián nhằm kịp thời phát hiện các mối đe dọa và xác định nguồn gốc của những mối đe dọa đó có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc bảo đảm an ninh quốc gia Liên bang Nga.

Như vậy, theo Chiến lược an ninh quốc gia Liên bang Nga, hệ thống bảo đảm an ninh quốc gia hoạt động trong quyền hạn của mình hướng tới mục đích chung là tăng cường bảo đảm an ninh quốc gia Liên bang Nga. Các thể chế dân chủ hình thành, cơ cấu chính quyền nhà nước Liên bang đã được xây dựng cộng với sự tham gia rộng rãi của các đảng phái chính trị và tổ chức xã hội vào việc thực hiện Chiến lược an ninh quốc gia (2000) là tiền đề cho nước Nga phát triển năng động trong thế kỷ XXI.

* * *

Văn kiện “Chiến lược an ninh quốc gia Liên bang Nga” đã bao quát được các mặt đời sống chính trị, xã hội, kinh tế, quốc phịng, đối ngoại, mơi trường… của

Liên bang Nga, đưa ra những đường hướng chính để từ đó hoạch định các chính sách đối nội và đối ngoại của nhà nước dưới chính quyền Tổng thống V.Putin.

Được phê duyệt vào những ngày đầu tiên trên cương vị lãnh đạo cao nhất đất nước của V.Putin (ngày 10/01/2000), văn kiện mang một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Không như Học thuyết an ninh quốc gia (1997) ra đời trong bối cảnh đất nước rối ren về chính trị, giới cầm quyền tập trung tranh giành quyền lực lẫn nhau mà không dành nhiều quan tâm cho việc giải quyết khủng hoảng về mọi mặt nên nhanh chóng đánh mất vai trò là văn kiện quan trọng hàng đầu bao gồm những đường hướng chính trong chính sách của nhà nước. Với những nội dung cơ bản đã nêu ở trên, Chiến lược an ninh quốc gia Liên bang Nga đã thực sự được chính quyền Tổng thống V.Putin sử dụng làm nền tảng cơ sở cho các chính sách của nhà nước trong nhiều lĩnh vực nhằm mục đích bảo vệ an ninh quốc gia để từ đó từng bước vực dậy đất nước về nội lực và tìm lại vị trí xứng đáng của Liên bang Nga trên trường quốc tế.

CHƢƠNG 3

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Chiến lược an ninh quốc gia Liên Bang Nga dưới chính quyền Tổng Thống V.Putin 2000 – 2008 (Trang 58 - 62)