KẾT LUẬN CHUNG VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN Kết luận chung

Một phần của tài liệu Tóm tắt luận án: Nghiên cứu nâng cao hiệu quả bộ xúc tác ba thành phần cho động cơ sử dụng nhiên liệu xăng pha cồn. (Trang 36 - 38)

Kết luận chung

Sau khi thực hiện luận án, NCS rút ra một số kết luận như sau: Mơ hình mơ phỏng BXT trên phần mềm AVL-Boost được xây dựng thành công. Kết quả mô phỏng cho thấy, khi sử dụng nhiên liệu xăng pha cồn E10-E20, hiệu suất xử lý CO, HC được cải thiện, tuy nhiên hiệu suất xử lý NOx có xu hướng giảm đáng kể, hiệu suất xử lý NOx giảm trung bình tới 5% khi sử dụng E20. Do đó, để đảm bảo hàm lượng các thành phần phát thải khi sử dụng nhiên liệu xăng pha cồn tương đương hoặc tốt hơn so với khi sử dụng xăng RON95 thì cần có những điều chỉnh liên quan đến các thơng số của BXT. Các điều chỉnh nhằm hướng tới cải thiện mạnh hiệu suất khử NOx trong

khi đó hiệu suất ơ xy hóa CO, HC giữ ngun hoặc giảm khơng đáng kể.

Hiệu suất của BXT có thể được cải thiện thơng qua điều chỉnh các thông số kỹ thuật của BXT như mật độ lỗ, thể tích lõi xúc tác, lượng và tỷ lệ kim loại quý,... Cụ thể với BXTđc được kế thừa từ BXTEMT, khi mật độ lỗ điều chỉnh từ 200 lên 400 cell/in2, tỷ lệ Pt/Rh thay đổi từ 5/1 thành 4/2. Khi đó, hiệu suất chuyển đổi CO, HC đáp ứng mục tiêu đề ra nhưng hiệu suất chuyển đổi NOx vẫn thấp hơn so với mục tiêu 2,71%. Có thể nâng cao hiệu suất chuyển đổi NOx bằng cách giảm tỷ lệ Pt/Rh, tuy nhiên phương án nàysẽ làm giảm hiệu quả chuyển đổi CO, HC và tăng giá thành BXT.

Hệ xúc tác CuO-MnO2 đã được nghiên cứu với mục tiêu cải thiện hiệu quả khử NOx trong môi trường giàu ô xy và giảm lượng kim loại quý cho BXT. Hệ xúc tác CuO0.3-(MnO2)0.7 được lựa chọn do đảm bảo hiệu suất chuyển hóa cao đồng thời với cả ba thành phần phát thải CO, HC và NOx. Hiệu quả khử NOx vẫn đạt giá trị cao ngay cả trong môi trường nhiều ô xy (λ>1), điều này phù hợp với xe khi sử dụng nhiên liệu có tỷ lệ cồn cao.

Để nâng cao hơn nữa hiệu suất BXT, BXTct sử dụng hệ xúc tác CuO-MnO2/Pt-Rh đã được chế tạo và thử nghiệm. Kết quả thử nghiệm cho thấy BXTct có khả năng cải thiện hiệu chuyển hóa với cả ba thành phần phát thải đặc biệt là hiệu quả khử NOx trong môi trường giàu ôxy và giúp giảm khoảng 50% lượng kim loại quý so với BXTEMT qua đó giúp giảm chi phí vật liệu của của BXTct tới 31,84%.

Hướng phát triển

Để có thể ứng dụng kết quả nghiên cứu từ đề tài luận án này vào thực tiễn, nhằm giảm phát thải độc hại và giảm giá thành BXT, cần tiến thành các nghiên cứu tiếp theo:

- Thử nghiệm bền BXT mới trên động cơ và trên hiện trường nhằm đánh giá khả năng thích ứng và làm việc lâu dài của BXT.

- Nghiên cứu giảm thành phần axetan-đêhít và foman-đêhít,… khi sử dụng nhiên liệu xăng pha cồn.

- Kết nối mơ hình mơ phỏng BXT với mơ hình mơ phỏng chu trình nhiệt động của động cơ nhằm giảm thời gian và chi phí nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Tóm tắt luận án: Nghiên cứu nâng cao hiệu quả bộ xúc tác ba thành phần cho động cơ sử dụng nhiên liệu xăng pha cồn. (Trang 36 - 38)