Tổng quan về thị trường 2 Thông tin chung:

Một phần của tài liệu Thương hiệu (Trang 28 - 29)

2.1. Thông tin chung:

Ngành thời trang Việt Nam trong những năm gần đây đã có những thay đổi đáng kể. Kể từ khi Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), ngành thời trang đã bước vào một giai đoạn phát triển mới mang tính chuyên nghiệp hơn, sản phẩm thời trang ngày càng hoàn thiện và cao cấp hơn. Tại thị trường Việt Nam đã bắt đầu có sự xuất hiện chính thức của các "ông lớn" trong ngành thời trang thế giới như: Calvin Klein, Gucci, Louis Vuiton, Valentino, Lives', Salvatore Ferragamo... Bên cạnh đó, thị trường thời trang của Việt Nam đang ngày càng trở nên sôi động với sự ra đời và phát triển của rất nhiều những công ty thời trang mang thương hiệu “Made in Vietnam” như Việt Tiến, Việt Thắng, Nino Maxx, Blue-Exchange, PT 2000, Việt Thy, Sifa…

Hoạt động kinh doanh của các công ty thời trang đã được đầu tư một cách có chiều sâu. Không những vậy, thời trang đã được nâng lên một bước phát triển mới. Hàng loạt trung tâm thời trang ra đời, có những công ty thời trang và người mẫu chuyên nghiệp, các doanh nghiệp hàng đầu ngành dệt may đã tập trung đầu tư vào đội ngũ thiết kế mẫu… Các hoạt động giới thiệu các bộ sưu tập không còn đơn giản chỉ có một loại sản phẩm mà đã mang nét công nghiệp, tức là đồng bộ từ thiết kế quần áo, mẫu tóc, giày dép, đồ trang sức đi kèm, xu hướng màu sắc trang điểm… Tất cả những việc này đang tạo cơ hội cho một năm mới ngành thời trang bước thêm một nấc thang, hướng đến sản phẩm cao cấp.

Thời trang cao cấp dành cho phái nữ ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa được phổ biến rộng rãi, chỉ có một số ít các thương hiệu nội địa tập trung vào thị trường này. Thế

nhưng, để cạnh tranh với các thuong hiệu nổi tiếng của nước ngoài hiện nay đã có mặt tại Việt Nam là một vấn đề vô cùng khó khăn.

2.2. Quy mô thị trường :

Thị trường thời trang cao cấp dành cho phái nữ hiện nay đã có sự góp mặt của rất nhiều những tên tuổi lớn trên thế giới như Gucci, D & G, Pierre Cardin… Tuy nhiên, số lượng những thương hiệu Việt lại rất ít. Để có thể cạnh tranh được với các thương hiệu lau đời như Gucci, Pierre Cardin… đòi hỏi các thương hiệu thời trang Việt Nam phải có một quá trình xây dựng và phát triển, xây dựng được những chiến lược đột phá thu hút khách hàng.

Đối với công ty cổ phần thời trang NEM, khách hàng mục tiêu của công ty là những người từ 25 tuổi trở lên, có thu nhập cao và ổn định, đặc biệt là ưa chuộng những mẫu mã thời trang mới lạ và độc đáo. Do đó, hiện nay, các chi nhánh của công ty đều tập trung vào hai thành phố lớn nhất cả nước là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Đây cũng chính là thị trường chủ yếu của tất cả các công ty kinh doanh thời trang cao cấp tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Thương hiệu (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)