Thực hiện phong trào xây dựng nông thôn mới

Một phần của tài liệu Phân tích luận điểm của hồ chí minh “bao nhiêu lợi ích đều vì dân bao nhiêu quyền hạn đều của dân công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc (Trang 28 - 30)

I. Cơ sở của luận điểm

4. Liên hệ thực tiễn Việt Nam hiện nay

4.2. Vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong thực tiễn đời sống nhân dân hiện

4.2.1. Thực hiện phong trào xây dựng nông thôn mới

Văn kiện Đại hội lần thứ XII của Đảng xác định: “Phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực, mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hịa bình, độc lập, thống nhất, tồn vẹn lãnh thổ, “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” làm điểm tương đồng; tôn trọng những điểm khác biệt khơng trái với lợi ích chung của quốc gia - dân tộc; đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, khoan dung để tập hợp, đoàn kết mọi người Việt Nam ở trong và ngoài nước, tăng cường quan hệ mật thiết giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước, tạo sinh lực mới của khối đại đoàn kết toàn dân tộc”.

Trong nhiệm kỳ qua, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đồng tâm hiệp lực, quyết tâm phát huy hơn nữa truyền thống đoàn kết, nhân nghĩa, cùng nhau hợp sức xây dựng xã hội ổn định và phát triển toàn diện, bền vững. Điển hình, thực hiện chủ trương của Đảng về nông nghiệp, nông dân và nông thôn, phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nơng thơn mới” do Chính phủ phát động, đã huy động sức mạnh của nhân dân,

góp phần tạo bước chuyển biến tích cực làm thay đổi diện mạo nơng thôn, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân.

Từ đây, cả nước xuất hiện các phong trào như: “Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, “Tồn dân đồn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, “Tổ phụ nữ thu gom, phân loại rác thải”, “Hộ gia đình thi đua chung sức xây dựng nông thôn mới”, “Tổ nhân dân tự quản”, mơ hình “5 khơng, 3 sạch”, “3 hộ khá giúp đỡ 1 hộ nghèo”, “Thanh niên khởi nghiệp” … thu hút sự hưởng ứng tham gia đồng bộ của các tầng lớp nhân dân.

Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, người dân vận động lẫn nhau, tự nguyện đóng góp hàng chục nghìn tỷ đồng; hiến đất làm đường, làm nhà văn hóa; làm mới, sửa chữa, nâng cấp kênh mương; xây dựng nhà tình thương, nhà đại đồn kết… Hàng trăm nghìn cơng trình phục vụ dân sinh đã được xây dựng nhằm hồn thiện kết cấu hạ tầng nơng thơn, đường giao thơng, thủy lợi, điện sản xuất…, góp phần quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế các địa phương.

Cùng với đó, các chương trình vận động chăm lo giúp đỡ cho người nghèo tiếp tục nhận được sự quan tâm hưởng ứng của toàn xã hội. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đã khẳng định: “Chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, giải quyết tốt những vấn đề bức thiết; tăng cường quản lý phát triển xã hội, bảo đảm an ninh xã hội, an ninh con người; bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội và giảm nghèo bền vững; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân khoảng 1 - 1,5%/năm”. Thực hiện mục tiêu giảm nghèo theo Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đề ra, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 100/2015/ QH13 ngày 12/11/2015 phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020.

Từ các phong trào “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình”, “Nơng dân thi đua sản xuất, kinh doanh và thi đua làm giàu”, Quỹ Vì người nghèo, Quỹ Đền ơn đáp nghĩa, Quỹ khuyến học, “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi”, “Giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi”; “Cựu chiến binh giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi”..., hàng triệu hộ nghèo, các cựu chiến binh, phụ nữ, thanh niên, đồn viên, cơng

đồn nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ về vật tư, ngày công, tiêu thụ sản phẩm, tạo việc làm tại chỗ cho người lao động, giúp người nơng dân có cơ hội vươn lên làm giàu trên quê hương.

Ước đến cuối năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm còn khoảng 2,75%, tỷ lệ nghèo đa chiều giảm mạnh, còn khoảng 5,7%; 96% hộ dân nông thôn được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh, thu nhập bình quân đầu người tăng từ 2 - 2,5 lần... Việt Nam đã hoàn thành mục tiêu thiên niên kỷ về xóa đói giảm nghèo trước 10 năm và được cộng đồng quốc tế đánh giá là hình mẫu giảm nghèo hiệu quả. Điều kiện cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của khu vực nông thôn, nhất là khu vực nông thôn miền núi, vùng đồng bào dân tộc đã có sự thay đổi rõ rệt; đời sống của người nghèo được cải thiện cả về vật chất và tinh thần.

Một phần của tài liệu Phân tích luận điểm của hồ chí minh “bao nhiêu lợi ích đều vì dân bao nhiêu quyền hạn đều của dân công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)