“Cuộc chiến” phòng, chống đại dịch COVID-19

Một phần của tài liệu Phân tích luận điểm của hồ chí minh “bao nhiêu lợi ích đều vì dân bao nhiêu quyền hạn đều của dân công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc (Trang 30 - 37)

I. Cơ sở của luận điểm

4. Liên hệ thực tiễn Việt Nam hiện nay

4.2. Vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong thực tiễn đời sống nhân dân hiện

4.2.2. “Cuộc chiến” phòng, chống đại dịch COVID-19

Thứ nhất là bài học lấy dân làm gốc. Là người am hiểu văn hóa – lịch sử nước

nhà nói chung và văn hóa - chính trị phương Đơng nói riêng, Hồ Chí Minh nhận thức sâu sắc rằng tư tưởng “Dân là gốc” quyết định mọi thành bại trong lịch sử Việt Nam. Trên cơ sở chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc, Người đã kế thừa và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin về cách mạng vơ sản, trong đó có lý luận về việc giải quyết mối quan hệ dân tộc và giai cấp trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, đặc biệt là với đặc thù một nước thuộc địa nửa phong kiến Đông Á. Để giải quyết mối quan hệ dân tộc và giai cấp trong điều kiện đặc thù Việt Nam, Hồ Chí Minh ln đặt lợi ích dân tộc là trên hết và coi đây là nguyên tắc tối cao trong quá trình lãnh đạo cách mạng. Tháng 5 - 1941, tại Hội nghị Trung ương Tám, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, khơng địi được độc lập, tự do cho tồn thể dân tộc, thì chẳng những tồn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng khơng địi lại được”. Theo đó, nhiệm vụ giải phóng dân tộc được đặt lên hàng đầu, là nhiệm vụ quan trọng nhất của toàn Đảng, toàn dân. Trong quá trình lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh ln

giương cao ngọn cờ “Khơng có gì q hơn độc lập tự do” bởi lẽ đây là nguyện vọng lớn nhất, xuyên suốt nhất của toàn dân tộc và Người hiểu rõ CNXH chỉ có thể được xây dựng trên nền tảng độc lập tự do của dân tộc.

Có thể nói, đặt vấn đề lợi ích dân tộc lên trên hết khơng chỉ là một sáng tạo lý luận của Hồ Chí Minh trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin trong điều kiện đặc thù Việt Nam. Đây còn là sự phát triển vượt bậc so với truyền thống chính trị Việt Nam bởi Người đã thực sự biến “dân vi bản” trở thành “dân làm chủ”. Với tầm nhìn xa và trí tuệ siêu việt, Người nhận thức sâu sắc lợi ích của nhân dân là cao nhất, đồng thời chỉ có phục vụ lợi ích của nhân dân thì Đảng mới huy động được sức mạnh toàn dân để thực hiện mục tiêu cách mạng thành công, giữ vững vai trị lãnh đạo của Đảng. Do đó, Người đã khẳng định: “Có dân là có tất cả”, tin ở dân, dựa vào dân, tập hợp và phát huy sức mạnh của toàn dân là nguyên tắc cơ bản trong chiến lược cách mạng của Người. Trọn cuộc đời mình, Người ln kiên định một mục đích: “Tơi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hồn tồn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Đây cũng chính là sự hịa quyện cao nhất lợi ích của dân tộc và lợi ích của giai cấp mà tồn Đảng, tồn dân ln hướng tới.

Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, dựa trên sợi chỉ đỏ xun suốt tồn bộ tiến trình cách mạng Việt Nam là sự thống nhất giữa lợi ích của Đảng và lợi ích của nhân dân, Đảng đã đảm nhiệm sứ mệnh lịch sử, lãnh đạo toàn dân tộc vượt qua mọi thách thức to lớn nhất, giành được những thắng lợi vẻ vang. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011) rút ra các bài học lớn trong q trình Đảng lãnh đạo đất nước, trong đó nhấn mạnh “Tồn bộ hoạt động của Đảng phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân”. Tổng kết 30 năm đổi mới, Đảng ta cũng nhấn mạnh bài học “dân là gốc” và “phải đặt lợi ích quốc gia - dân tộc lên trên hết”.

Trong ứng phó với đại dịch COVID-19, mặc dù là quốc gia đối mặt với đại dịch từ rất sớm, song Đảng ta cũng sớm xác định ngay từ đầu chủ trương “tất cả vì sức

khỏe, tính mạng của nhân dân”. Chính vì vậy, dù lúc đầu phải đối mặt với một số khó khăn từ cả đối nội và đối ngoại, song thực tiễn đã chứng minh việc sớm minh định mục tiêu “vì sức khỏe nhân dân” đã đem lại những lợi thế to lớn mang tính quyết định đối với cơng cuộc phịng, chống đại dịch ở nước ta.

Trong khi nhiều quốc gia trên thế giới còn đang lúng túng trong việc lựa chọn chiến lược nào để đối phó với Covid-19 thì với quan điểm “vì dân”, Đảng và Nhà nước ta đã có những biện pháp mạnh mẽ, tồn diện, trước mắt có thể chịu thiệt hại về kinh tế, song bằng mọi giá phải bảo vệ tính mạng, sức khỏe của nhân dân. Trên nền tảng quan điểm nhân văn đó, chiến dịch phịng chống Covid-19 của Việt Nam đã và đang tiến hành, các gói an sinh xã hội, phúc lợi xã hội được nhanh chóng quyết định và triển khai một cách thiết thực, đặc biệt là khoản trợ cấp 26.000 tỷ hỗ trợ cho người lao động và sử dụng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 theo Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ thể hiện tính nhân văn “tất cả vì con người”, “tất cả vì sức khỏe, tính mạng của nhân dân” của Đảng và Nhà nước ta. Cấp ủy, chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các đồn thể chính trị xã hội các cấp thực hiện kêu gọi, vận động lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm, khẩu trang, sát khuẩn, ... hỗ trợ người bán vé số, người dân gặp khó khăn; vận động ủng hộ Quỹ vaccine phòng Covid-19 để mua vaccine cho các đối tượng chính sách, người nghèo, cơng nhân lao động, góp phần kiểm sốt dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe, an tồn tính mạng của nhân dân. Bên cạnh đó xuất hiện các mơ hình thể hiện tinh thần “tương thân tương ái”, “lá lành đùm lá rách” của dân tộc như: “Cửa hàng 0 đồng”, “Phiên chợ 0 đồng”, “ATM gạo”... hỗ trợ, giúp đỡ người dân trong hoàn cảnh dịch bệnh. Và dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sự điều hành linh hoạt của Chính phủ và sự nỗ lực vào cuộc của cả hệ thống chính trị, dù tiềm lực kinh tế còn hạn chế so với các nước trên thế giới, Việt Nam đã chung sức đồng lịng, đồn kết, quyết tâm vượt qua khó khăn để chống dịch. Nhờ tinh thần “khơng để ai bị bỏ lại phía sau”, “tất cả vì nhân dân” nên những quyết sách của Đảng, Nhà nước trong cơng tác phịng, chống dịch COVID-19 đã nhận được sự đồng lòng, chung sức của người dân. Đa số, mọi người dân Việt Nam hiện nay nghiêm túc thực

hiện việc đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà, đến nơi công cộng; giữ khoảng cách, không tụ tập đông người; thực hiện khai báo y tế; chấp hành tốt quy định giãn cách xã hội...

Việt Nam không phải là quốc gia mạnh nhất thế giới nhưng trong cuộc chiến chống Covid-19 nhưng Việt Nam có được niềm tin cao nhất của nhân dân. Bởi vì, Việt Nam ln đặt sức khỏe của người dân lên trên hết, sẵn sàng hy sinh lợi ích kinh tế trước mắt để bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân. Khi thế giới ở nơi này, nơi khác cịn chưa có sự chuẩn bị, cịn chần chừ chọn lựa giữa bảo vệ sức khỏe và bài toán kinh tế, Việt Nam đã sẵn sàng dứt khoát lựa chọn. Nhờ vậy việc thực hiện cơng tác phịng, chống dịch bệnh đã đạt được những kết quả thắng lợi bước đầu. Chúng ta đã bước đầu kiểm sốt được tình trạng lây nhiễm trong cộng đồng, chăm sóc và điều trị tốt, phát hiện sớm và truyền thông hiệu quả, nâng cao tinh thần cảnh giác và sự ủng hộ mạnh mẽ của người dân.

Để bảo vệ kết quả bước đầu, tiếp tục giữ vững phương châm “lấy dân làm gốc”, “tất cả vì sức khỏe nhân dân” trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19, thời gian tới Đảng và Nhà nước cần rà sốt, nhanh chóng thực hiện Nghị quyết 68/NQ-CP về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 đảm bảo minh bạch, kịp thời, hiệu quả; chỉ đạo tăng cường hoạt động của các Tổ phòng chống Covid-19 cộng đồng phối hợp với các lực lượng chức năng của hệ thống chính trị ở cơ sở để "đi từng ngõ, gõ từng nhà" vận động, kiểm sốt người dân phịng chống dịch; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thông tin về dịch bệnh để người dân hiểu đúng, tin tưởng và tham gia tích cực vào cơng tác phịng chống dịch; triển khai thực hiện chiến dịch tiêm vaccine theo thứ tự ưu tiên đã được quy định, bảo đảm kịp thời, an tồn, hiệu quả; nhân rộng các mơ hình, phong trào tương thân tương ái để hỗ trợ, giúp đỡ người dân vượt qua hoàn cảnh khó khăn trong đại dịch...

Kế thừa, giữ vững và phát huy bài học “lấy dân làm gốc”, Đảng và Nhà nước ta đề ra những chủ trương, quyết sách chống dịch một cách rất nhân văn “tất cả vì sức

khỏe nhân dân” đã nhận được sự đồng thuận, đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của toàn dân.

thành đúng như lời dạy của Bác Hồ “Gốc có vững, cây mới bền. Xây lầu thắng lợi trên

nền nhân dân”.

Thứ hai là huy động sức mạnh tồn dân. Ngay từ những năm tháng bơn ba

năm châu hoạt động cách mạng, Nguyễn Ái Quốc đã hình thành tư tưởng về đại đồn kết dân tộc, coi trọng sức mạnh nhân dân. 10 số đầu của báo Thanh niên chỉ tập trung nói về ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề đoàn kết. “Cách mệnh là một cơng việc to. Muốn thành đạt, người cách mạng phải đồn kết lại” (Báo Thanh niên số 1). Năm 1941, sau khi về nước trực tiếp chỉ đạo cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh lập Mặt trận Việt Minh, nêu khẩu hiệu đồn kết tồn dân, hầu như khơng bỏ sót một lực lượng yêu nước nào. Đây chính là điểm mấu chốt tạo nên sức mạnh vĩ đại để Đảng ta lãnh đạo toàn dân tộc làm nên Cách mạng Tháng Tám long trời lở đất.

Trước lúc đi xa, trong Di chúc, Người căn dặn “Để giành lấy thắng lợi trọn vẹn trong cuộc chiến đấu khổng lồ này, cần phải động viên toàn dân, tổ chức và giáo dục toàn dân, dựa vào lực lượng vĩ đại của nhân dân”. Khẩu hiệu “Đoàn kết, đồn kết, đại đồn kết; thành cơng, thành cơng, đại thành cơng” của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự tổng kết súc tích về tư tưởng đại đồn kết của Người, một chân lý làm nên mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Trong đại dịch COVID-19, với mục tiêu “vì nhân dân”, Đảng ta đã nhận được sự ủng hộ tuyệt đối của toàn dân, của đồng bào ở xa Tổ quốc. Sức mạnh đại đoàn kết dân tộc trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 thể hiện ở sự đồng tâm nhất trí từ trên xuống dưới, ở sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, ở sự tận tâm tận lực của các lực lượng tham gia chống dịch, ở sự ủng hộ của nhân dân trước các biện pháp của Chính phủ, ở sự ủng hộ tài lực, vật lực của các tầng lớp nhân dân, từ cụ già, cháu bé đến các tập đồn hàng đầu quốc gia. Chính vì vậy, mặc dù Việt Nam chưa phải là nước phát triển, tiềm lực vừa phải, nhưng đã có được “lực lượng vĩ đại” để chiến thắng đại dịch.

Thứ ba là nêu cao tinh thần vì con người. Cơ sở của sức mạnh nhân văn truyền

thống của dân tộc Việt Nam là các giá trị văn hóa và lịch sử Việt Nam, có thể cơ đọng lại là truyền thống u hịa bình, kiên cường bất khuất nhưng hịa hiếu, nêu cao độc

lập, tự do nhưng sẵn sàng kết giao, vì nhân dân. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, các giá trị đó được hệ thống, bổ sung và củng cố dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin và đặc biệt là tư tưởng Hồ Chí Minh. Tiếp cận chủ nghĩa nhân văn mác-xít, Bác Hồ đã vận dụng sáng tạo và phát triển khoa học các giá trị nhân văn Việt Nam, từ đó hình thành nên tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh. Người nói “Nhân dân ta từ lâu đã sống với nhau có tình có nghĩa…. Từ khi có Đảng ta lãnh đạo và giáo dục, tình nghĩa ấy càng cao đẹp hơn, trở thành tình nghĩa đồng bào, đồng chí, tình nghĩa năm châu bốn biển một nhà. Hiểu chủ nghĩa Mác – Lênin là phải sống với nhau có tình có nghĩa. Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống khơng có tình có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác – Lênin được”.

Trên cơ sở các giá trị nhân văn truyền thống dân tộc, tiếp thu tinh hoa nhân loại và dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh hướng tới giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người và ln gắn liền với mục tiêu “độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”. Theo Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc là cơ sở mang lại tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Độc lập dân tộc là điều kiện, cơ sở để giải phóng nhân dân lao động khỏi mọi hình thức áp bức, bóc lột. Độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội thì độc lập mới bền vững, hạnh phúc của nhân dân mới được thực sự, người lao động mới hồn tồn được giải phóng. Người nói “Chúng ta tranh được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét, thì tự do, độc lập cũng khơng làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ”. Suy rộng ra, cịn có nghĩa là phải chăm lo mọi mặt cho nhân dân, trong đó có sức khỏe. Hơn thế nữa, trích dẫn Tun ngơn Độc lập của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, Người nhấn mạnh “quyền được sống”. Xuất phát từ tư tưởng nhân văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19, Đảng ta đã nêu cao tinh thần vì con người, chăm lo cả về sức khỏe, tính mạng và đời sống nhân dân. Sự chăm sóc chữa trị hết lịng đối với các bệnh nhân dương tính, người Việt cũng như người nước ngồi; những khu cách ly đảm bảo đủ tiện nghi; những gói cứu trợ quan tâm đến người lao động, thất nghiệp, yếu thế… là nỗ lực rất lớn của Đảng để “không một ai bị bỏ lại phía sau”. Chính tinh thần nhân văn trong lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Chính phủ đã tạo cảm

hứng cho những nghĩa cử cao đẹp trong toàn xã hội, khiến cho thế giới khâm phục, ngạc nhiên. CNN, hãng thông tấn hàng đầu của Mỹ và thế giới, nhận xét “việc này tuyệt vời đến mức khó tin” với sáng kiến ATM gạo của Việt Nam. Những người nước ngoài ở Việt Nam bày tỏ “Cảm ơn nghĩa cử của các bạn, cảm ơn sự hy sinh, cảm ơn sự tử tế, cảm ơn lòng nhân từ” và “với sức mạnh của các bạn, chúng tơi khơng sợ gì nữa”.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng tồn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 7, tr.113.

2. Giản Chi - Nguyễn Hiến Lê: Đại cương triết học Trung Quốc, t.2, Nxb Thanh niên, Hà Nội, 2004, tr. 667, 635.

3. GS. Song Thành, Hồ Chí Minh – Nhà Tư tưởng lỗi lạc, Nxb Chính trị - Hành chính, H.2013, trang 593.

4. Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb. Lao động, H, 2014, tr.34, 42.

5. Hồ Chí Minh: Tồn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tập 4, tr. 161 6. Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t. 6, tr. 232.

Một phần của tài liệu Phân tích luận điểm của hồ chí minh “bao nhiêu lợi ích đều vì dân bao nhiêu quyền hạn đều của dân công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc (Trang 30 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)