Thực tiễn xét xử của Bộ luật hình sự năm 1999 về Tội làm

Một phần của tài liệu Tài liệu Tội “Làm nhục người khác” theo Luật hình sự Việt Nam (Trang 43 - 51)

ngƣời khác trên địa bàn thành phố Hà nội từ năm 2009-2013

Danh dự, nhân phẩm là tài sản quý giá, là phần bất khả xâm phạm của con người. Trong những năm gần đây, Đảng, Nhà nước, các đoàn thể, cơ

quan và tổ chức đã thể hiện sự quan tâm của mình qua hàng loạt các quy định và các biện pháp chế tài áp dụng đối với các hành vi xâm phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của con người. Tuy nhiên, các hành vi “làm nhục người khác” đang có những diễn biến phức tạp.

Theo số liệu thống kê của Toà án nhân dân thành phố Hà Nội, từ năm 2009 đến năm 2013, số vụ án xét xử về Tội làm nhục người khác có xu hướng giảm. Cụ thể năm 2009: 25 vụ với 25 bị cáo; năm 2010: 19 vụ với 20 bị cáo; năm 2011: 17 vụ với 17 bị cáo; năm 2012: 17 vụ với 18 bị cáo; năm 2013: 16 vụ với 16 bị cáo. Để có cái nhìn tổng quan hơn về số vụ án về Tội làm nhục người khác đã xét xử so với tổng số các vụ án hình sự trên địa bàn thành phố Hà Nội, ta có thể nhìn vào bảng số liệu sau:

Bảng 2.1: So sánh các vụ án về Tội làm nhục ngƣời khác với tổng số các vụ án hình sự trên địa bàn thành phố Hà Nội

Năm

Tội làm nhục ngƣời khác

Tổng số các vụ án

hình sự Tỷ lệ %

Vụ Bị cáo Vụ Bị cáo Vụ Bị cáo

2009 25 25 8436 15892 0.30% 0.16% 2010 19 20 8721 16437 0.22% 0.12% 2011 17 17 8509 15493 0.20% 0.11% 2012 17 18 9538 17884 0.18% 0.10% 2013 16 16 9425 16440 0.17% 0.10% Tổng 94 96 44629 82146 0.21% 0.12% Nguồn: [33], [34], [35], [36], [37] Nhìn vào bảng số liệu trên, ta có thể nhận thấy qua 5 năm qua, số vụ án và bị cáo của Tội làm nhục người khác diễn biến theo xu hướng giảm dần. Tội làm nhục người khác là một loại tội ít nghiêm trọng nên phần lớn thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án cấp huyện. Theo thống kê của Toà án nhân dân thành phố Hà Nội, các vụ án về Tội làm nhục người khác được xét xử theo

thủ tục phúc thẩm trong các năm 2009: 1 vụ; năm 2010: 0 vụ; năm 2011: 0 vụ; năm 2012: 1 vụ; năm 2013: 0 vụ. Như vậy, trong vòng 5 năm, số vụ án về Tội làm nhục người khác được xét xử theo thủ tục phúc thẩm chỉ có 2 vụ, chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số các vụ án đã giải quyết. Trong các năm từ năm 2009 đến năm 2013 Tội làm nhục người khác chỉ chiếm trung bình 0.21% tổng số vụ án hình sự và 0.12% tổng số các bị cáo bị đưa ra xét xử.

Tuy nhiên, các số liệu thống kê của Toà án nhân dân thành phố Hà Nội chưa hẳn đã phản ánh chính xác thực trạng tội phạm trên, bởi lẽ trên thực tế nhận thức của người dân về Tội làm nhục người khác còn thấp, cũng như giữa người bị hại và người vi phạm thường có mối quan hệ thân thuộc, cho nên tỷ lệ tội phạm ẩn tương đối cao.

Để có sự đánh giá khách quan về sự quan tâm giải quyết của Toà án nhân dân thành phố Hà Nội trong việc xử lý tội phạm trên, ta có thể nhìn vào bảng số liệu sau:

Bảng 2.2. Tình hình xét xử các vụ án về Tội làm nhục ngƣời khác trên địa bàn thành phố Hà Nội

Năm Số vụ án đã xét xử

Số vụ án

phải giải quyết Tỷ lệ %

Vụ Bị cáo Vụ Bị cáo Vụ Bị cáo

2009 23 23 25 25 92.00% 92.00% 2010 18 19 19 20 94.74% 95.00% 2011 15 15 17 17 88.24% 88.24% 2012 16 17 17 18 94.12% 94.44% 2013 16 16 16 16 100.00% 100.00% Tổng 88 90 94 96 93.62% 93.75% Nguồn: [33], [34], [35], [36], [37] Qua bảng số liệu 2.2 cho thấy, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã quan tâm giải quyết và xét xử hầu hết các vụ án về Tội làm nhục người khác.

Năm 2009, trong tổng số 25 vụ và 25 bị cáo, Tịa án Hà Nội đã hồn lại cho Viện kiểm sát 2 vụ với 2 bị cáo, đưa ra xét xử 23 vụ và 23 bị cáo, chiếm 92% tổng số án phải giải quyết. Năm 2010, trong tổng số 19 vụ và 20 bị cáo, Tòa án Hà Nội đã hoàn lại cho Viện kiểm sát 1 vụ với 1 bị cáo, đưa ra xét xử 18 vụ và 19 bị cáo, chiếm 94,7% tổng số án phải giải quyết. Năm 2011, trong tổng số 17 vụ và 17 bị cáo, Tịa án Hà Nội đã đình chỉ 1 vụ với 1 bị cáo, hoàn lại cho Viện kiểm sát 1 vụ với 1 bị cáo, đưa ra xét xử 15 vụ và 15 bị cáo, chiếm 88,2% tổng số án phải giải quyết, đây cũng là năm có tỷ lệ giải quyết các vụ án về Tội làm nhục người khác thấp nhất từ năm 2009 đến năm 2013. Năm 2012, trong tổng số 17 vụ và 18 bị cáo, Tịa án Hà Nội đã hồn lại cho Viện kiểm sát 1 vụ với 1 bị cáo, đưa ra xét xử 16 vụ và 17 bị cáo, chiếm 94,1% tổng số án phải giải quyết. Năm 2013, tổng số 16 vụ và 16 bị cáo, Tòa án Hà Nội đưa ra xét xử 16 vụ và 16 bị cáo, đạt 100% tổng số án phải giải quyết, đây là năm các vụ án về Tội làm nhục người khác được giải quyết dứt điểm.

Tuy nhiên, cần thấy rõ là Tội làm nhục người khác có diễn biến rất phức tạp, trong đó tình hình tội phạm ẩn tương đối cao, theo thống kê chưa đầy đủ hàng năm tỷ lệ tội phạm bị phát hiện chỉ chiếm khoảng 70- 75% tội phạm xảy ra trên thực tế. Bên cạnh đó, việc khơng phân biệt rõ ràng ranh giới giữa xử lý hình sự với hành chính, dân sự cũng là một nguyên nhân khiến tình hình tội phạm ẩn càng thêm phức tạp. Nhiều vi phạm mang tính hình sự nhưng chỉ bị xử lý hành chính, dân sự. Ngồi ra, do đặc thù của các tội xâm phạm đến "danh dự, nhân phẩm" - một loại đối tượng phi vật thể, cho nên căn cứ để xác định tội phạm phụ thuộc rất nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. So với các tội phạm có cấu thành vật chất như tội cố ý gây thương tích (căn cứ giấy xác nhận tỷ lệ thương tật để xác định có hay khơng hành vi phạm tội và định khung hình phạt), các tội xâm phạm sở hữu (căn cứ vào giá trị tài sản bị xâm hại để định tội và định khung hình phạt),… thì căn cứ định tội của

Tội làm nhục người khác là "xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm", chính vì vậy có nhiều trường hợp có tội phạm xảy ra trên thực tế nhưng do thời gian đã qua lâu hoặc khơng có người làm chứng, vật chứng nên các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khơng có đủ cơ sở để khởi tố vụ án và bị can.

23 18 16 16 15 0 5 10 15 20 25 2009 2010 2011 2012 2013 Vụ án Năm Nguồn: [33], [34], [35], [36], [37]

Biểu đồ 2.1. Các vụ án về Tội làm nhục ngƣời khác từ năm 2009 đến năm 2013 23 19 16 17 15 0 5 10 15 20 25 2009 2010 2011 2012 2013 Bị can Năm Nguồn: [33], [34], [35], [36], [37]

Biểu đồ 2.2. Các bị cáo về Tội làm nhục ngƣời khác từ năm 2009 đến năm 2013

Qua biểu đồ biểu diễn tình hình tội phạm Tội làm nhục người khác từ năm 2009 đến năm 2013 ta có thể thấy: tình hình các vụ án và bị cáo của Tội làm nhục người khác có xu hướng giảm, đây là dấu hiệu đáng mừng. Tuy nhiên, loại tội phạm này có tính chất khá phức tạp nên để đánh giá thực trạng của loại tội phạm này không chỉ căn cứ vào các số liệu thống kê mà cịn thơng qua nhiều kênh thông tin khác.

Để xem xét mối tương quan và tỷ lệ Tội làm nhục người khác với các tội phạm trong chương Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, ta nhìn vào bảng sau:

Bảng 2.3. So sánh tỷ lệ Tội làm nhục ngƣời khác với nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự (Chƣơng XII)

Năm Tội làm nhục ngƣời khác Nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự Tỷ lệ Tội làm nhục ngƣời khác/ nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự (%)

Vụ Bị cáo Vụ Bị cáo Vụ Bị cáo

2009 23 23 925 931 2.49% 2.47% 2010 18 19 911 915 1.98% 2.08% 2011 15 15 899 916 1.67% 1.64% 2012 16 17 886 898 1.81% 1.89% 2013 16 16 873 879 1.83% 1.83% Tổng 88 90 4494 4539 2.0% 1.98% Nguồn: [33], [34], [35], [36], [37] Tội làm nhục người khác so với các tội phạm trong chương Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người chiếm số lượng thấp, từ năm 2009 đến năm 2013 số vụ án và bị cáo chiếm tỷ lệ khoảng 2% so với tổng số vụ án và bị cáo của nhóm tội Chương XII. Tuy nhiên, từ năm 2009 đến năm 2013, tổng số vụ án xét xử về Tội làm nhục người khác có xu hướng giảm đi rõ rệt. Ta có thể thấy rõ qua các biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.3. Số vụ án Tội làm nhục ngƣời khác và số vụ án của Chƣơng XII từ năm 2009 đến năm 2013

Nguồn: [33], [34], [35], [36], [37]

Biểu đồ 2.4. Số bị cáo Tội làm nhục ngƣời khác và số bị cáo của Chƣơng XII từ năm 2009 đến năm 2013

Để có cái nhìn tổng quan về sự đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm của Tội làm nhục người khác của Tòa án nhân dân các cấp trên địa bàn thành phố Hà Nội, chúng ta có thể nhìn vào bảng số liệu về hình phạt được áp dụng đối với các bị cáo phạm Tội làm nhục người khác từ năm 2009 đến năm 2013.

Bảng 2.4. Hình phạt đƣợc áp dụng đối với các bị cáo phạm Tội làm nhục ngƣời khác từ năm 2009 đến năm 2013

Năm bị cáo bị Tổng số xét xử Cải tạo không giam giữ Phạt tù nhƣng cho hƣởng án treo Tù có thời hạn Hình phạt bổ sung Tỷ lệ án phạt tù/Tổng số bị cáo (%) 2009 23 5 8 10 3 43.5% 2010 19 2 5 12 2 63.2% 2011 15 2 3 10 66.7% 2012 17 3 6 8 47.1% 2013 16 2 5 9 1 56.3% Tổng 90 14 27 49 6 54.4% Nguồn: [33], [34], [35], [36], [37] Nghiên cứu bảng số liệu 2.4 trên có thể nhận thấy: mặc dù Tội làm nhục người khác là một tội phạm ít nghiêm trọng nhưng các hình phạt cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng cho hưởng án treo áp dụng cho các bị cáo chiếm tỷ lệ khơng cao. Năm 2009, hình phạt cải tạo khơng giam giữ áp dụng cho 5 bị cáo, phạt tù nhưng cho hưởng án treo áp dụng cho 8 bị cáo, tù có thời hạn áp dụng cho 10 bị cáo (chiếm tỷ lệ 43.5% tổng số các hình phạt được áp dụng). Năm 2013, hình phạt cải tạo không giam giữ áp dụng cho 2 bị cáo, phạt tù nhưng cho hưởng án treo áp dụng cho 5 bị cáo, tù có thời hạn áp dụng cho 9 bị cáo (chiếm tỷ lệ 56.3% tổng số các hình phạt được áp dụng). Các bị cáo phạm Tội làm nhục người khác bị xử lý nghiêm minh, số bị cáo bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn chiếm tỷ lệ lớn trong số các bị cáo bị đưa ra xét

xử. Tòa án nhân dân các cấp của thành phố Hà Nội nói riêng và Tịa án nhân dân các cấp nói chung đã nhận thấy được tính nghiêm trọng của loại tội phạm này trong thực tiễn.

45.6 54.4

Số bị cáo bị áp dụng hình phạt tù Tổng số bị cáo

Nguồn: [33], [34], [35], [36], [37]

Biểu đồ 2.5. Tỷ lệ hình phạt tù áp dụng đối với các bị cáo phạm Tội làm nhục ngƣời khác trong 5 năm (từ năm 2009 đến năm 2013)

Một phần của tài liệu Tài liệu Tội “Làm nhục người khác” theo Luật hình sự Việt Nam (Trang 43 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)