nhục ngƣời khác
Để xây dựng hệ thống các giải pháp đấu tranh phòng, chống Tội làm nhục người khác có hiệu quả, ngồi việc xác định cơ sở khoa học, cần phải làm sáng tỏ những yêu cầu, quan điểm và nguyên tắc của việc xây dựng. Đấu tranh phòng, chống Tội làm nhục người khác là việc Nhà nước tiến hành một cách đồng bộ các biện pháp chính trị, pháp luật, văn hóa, giáo dục để từng bước ngăn chặn, hạn chế dần dần, tiến tói xóa bỏ những hiện tượng làm nhục người khác. Chỉ trên cơ sở thực hiện hệ thống các biện pháp này, mới có thể loại trừ các nguyên nhân, điều kiện phát sinh Tội làm nhục người khác, đồng thời ngăn ngừa, hạn chế hậu quả tiêu cực do tình hình tội phạm này gây ra. Trong tình hình hiện nay, cuộc đấu tranh phòng, chống Tội làm nhục người khác phải bảo đảm các yêu cầu cụ thể sau đây:
Thứ nhất, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, trong đó quyền con người, nhân phẩm, danh dự của con người được tôn trọng và bảo vệ.
Trong Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, quyền con người, nhất là danh dự, nhân phẩm của con người được tôn trọng và bảo vệ. Trong Hiến pháp năm 1992, lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến Việt Nam, cụm từ "quyền con người" đã chính thức được ghi nhận tại Điều 50: "Ở nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, những quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội được tơn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật" [29, tr.139]. Đối với chúng ta, nội
dung quyền con người được đặt ra xuất phát từ điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng giai đoạn cách mạng, từ bản chất của chế độ ta. Quyền con người gắn với quyền dân tộc cơ bản và thuộc phạm vi chủ quyền quốc gia.
Trong những quyền con người, nhân phẩm, danh dự của con người là một trong quyền cơ bản, quan trọng, có tính quyết định tồn bộ những quyền con người khác.
Thứ hai, phát hiện kịp thời, xử lý kiên quyết các đối tượng phạm Tội làm nhục người khác. Trừng trị người phạm tội là để giáo dục họ, thông qua đó, giáo dục người khác không đi vào con đường phạm tội. Tội làm nhục người khác xâm hại đến danh dự, nhân phẩm của con người, cho nên bên cạnh việc phát hiện, xử lý kiên quyết các đối tượng phạm tội này, còn áp dụng đồng bộ các biện pháp phịng ngừa để tội phạm này khơng xảy ra. Để các biện pháp phòng ngừa đạt hiệu quả cao, cần kịp thời phát hiện những mâu thuẫn tồn tại trong cộng đồng dân cư, có các biện pháp hịa giải, tác động để việc giải quyết những mâu thuẫn này được thực hiện trên cơ sở pháp luật và theo đúng những quy định của pháp luật. Chỉ có như vậy, những mâu thuẫn trong xã hội mới không bị bùng phát thành những xích mích lớn, dẫn tới các vụ phạm tội, nhất là các vụ phạm Tội làm nhục người khác.
Thứ ba, góp phần xây dựng hồn thiện hệ thống pháp luật, thiết lập trật tự kỷ cương trong đời sống xã hội. Sau hai mươi năm đổi mới, hệ thống pháp luật nước ta nói chung, những quy định của pháp luật hình sự về Tội làm nhục người khác nói riêng, đã từng bước hình thành, phát triển góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế, văn hóa, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an tồn xã hội, nhưng nhìn chung, vẫn cịn khơng ít bất cập, chưa đáp ứng được tình hình và nhiệm vụ trong giai đoạn mới của cách mạng. Cuộc đấu tranh phòng, chống Tội làm nhục người khác phải góp phần vào việc hoàn thiện những quy định của pháp luật về quyền con người, bảo vệ danh dự,
nhân phẩm của con người một cách đồng bộ, phù hợp với tiến trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực của đất nước ta. Thứ tư, góp phần làm phong phú thêm kho tàng lý luận pháp lý hình sự về Tội làm nhục người khác. Việc nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống Tội làm nhục người khác, không những giúp cán bộ Cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Tịa án có nhận thức đầy đủ, đúng đắn, chính xác những quy định của pháp luật hình sự về Tội làm nhục người khác, từ đó thấy được trách nhiệm của mình trong việc tơn trọng, bảo vệ quyền con người, danh dự, nhân phẩm của con người.
Để cuộc đấu tranh phòng, chống Tội làm nhục người khác đạt hiệu quả cao, cần phải xuất phát từ các quan điểm chỉ đạo sau: Một là, đấu tranh phòng, chống Tội làm nhục người khác là một nhiệm vụ rất khó khăn, phức tạp, vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính lâu dài. Do vậy, phải coi đây là cuộc đấu tranh của toàn Đảng, toàn dân, của các cấp, các ngành đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của các cấp ủy Đảng. Phải phát động cho được phong trào quần chúng rộng rãi, thường xuyên tham gia đấu tranh, phòng, chống Tội làm nhục người khác, đồng thời phát huy được vai trò tham mưu, nòng cốt của các lực lượng Công an, Tư pháp, sự tham gia tích cực của các tổ chức xã hội, đoàn thể quần chúng. Trong lãnh đạo, chỉ đạo phải luôn luôn bám sát các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước và những đặc điểm riêng của từng địa phương, để có những chủ trương, biện pháp sát thực, hiệu quả, tránh dập khn máy móc, phơ trương hình thức.
Hai là, phải coi công tác giáo dục đạo đức, lối sống mới, đồng thời đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền con người, sự tôn trọng và bảo vệ danh dự, nhân phẩm của con người. Đây là những nhiệm vụ cơ bản, thường xuyên, liên tục có ý nghĩa quyết định thắng lợi của cuộc đấu tranh này.
quyền con người, cần phải kiên quyết xử lý hành chính và dân sự các trường hợp xâm hại đến danh dự, nhân phẩm của con người, kịp thời răn đe, giáo dục người vi phạm để ngăn ngừa họ tiếp tục vi phạm và có thể trở thành người phạm tội. Đồng thời cũng kiên quyết phải xử lý về hình sự những hành vi phạm Tội làm nhục người khác để có tác dụng giáo dục, phịng ngừa chung. Trong việc xử lý này, cần tăng cường phối hợp hoạt động có hiệu quả giữa cơ quan Điều tra, Viện Kiểm sát và Tịa án, các tổ chức xã hội, đồn thể quần chúng, chính quyền các địa phương để tạo thành sức mạnh tổng hợp. Bốn là, giải quyết tình hình Tội làm nhục người khác phải trên cơ sở giải quyết đúng đắn những mâu thuẫn nảy sinh trong xã hội, xây dựng gia đình, nhà trường, xã hội lành mạnh, mọi người tôn trọng lẫn nhau, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của từng địa phương.
Hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng, chống Tội làm nhục người khác phụ thuộc vào việc phát huy sức mạnh tổng hợp của tồn bộ hệ thống chính trị, đẩy mạnh phong trào cách mạng của tồn dân, tính chủ động, tích cực của các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội và các tầng lớp nhân dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn loại tội phạm này và tính đồng bộ của các biện pháp. Tuân thủ những yêu cầu, quan điểm cơ bản nêu trên, cũng như căn cứ vào thực trạng, nguyên nhân và điều kiện của tình hình Tội làm nhục người khác, cần tiến hành các biện pháp sau đây để có thể đấu tranh phịng, chống có hiệu quả loại tội này.
3.2. Giải pháp hồn thiện pháp luật hình sự Việt Nam về Tội làm nhục ngƣời khác
Khoản 1 Điều 121 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định: “Người nào xúc
phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ hai tháng đến ba năm” [27, tr.113]. Điều luật chưa quy định cụ thể những biểu hiện đặc trưng
của hành vi khách quan của Tội làm nhục người khác, đó là có lời nói hoặc hành động xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác, trong khi đó hành vi vi phạm pháp luật hành chính lại được quy định cụ thể, chính xác hơn. Cụ thể: điểm d khoản 1 Điều 5 Nghị định số 49/CP ngày 15-08-1996 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự đã quy định:
Phạt tiền từ 50.000đ đến 200.000đ đối với một trong những hành vi sau: d) Có cử chỉ thơ bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác. Điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị định còn quy định: “Phạt tiền từ 200.000đ đến 1.000.000đ đối với một trong những hành vi sau: a) Cản trở, không chấp hành yêu cầu của người thi hành cơng vụ, có lời nói, hành động lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác”. Vì vậy, để bảo đảm tính đồng bộ của hệ thống pháp luật, chúng tôi xin đề xuất sửa đổi, bổ sung Điều 121 như sau:
Điều 121. Tội làm nhục người khác 1. Người nào có lời nói hoặc hành động xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm… Mặt khác, để tạo điều kiện cho việc thống nhất áp dụng pháp luật, cần có hướng dẫn thế nào là xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác. Theo chúng tôi, để đánh giá mức độ nghiêm trọng của hành vi làm nhục người khác, phải căn cứ vào thái độ nhận thức của người phạm tội; cường độ và thời gian kéo dài của hành vi; vị thế, vai trò của người bị hại trong gia đình, cơ quan, tổ chức cũng như trong xã hội; dư luận xã hội về hành vi làm nhục người khác… Sự đánh giá của dư luận xã hội về hành vi làm nhục người khác có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc xác định mức độ nghiêm trọng của hành vi và là căn cứ để xem xét việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có lời nói hoặc hành động xúc phạm
nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác. Cần sớm nghiên cứu, ban hành Thơng tư liên tịch Cơng an, Tịa án, Kiểm sát, Tư pháp, hướng dẫn thi hành Bộ luật hình sự năm 1999, trong đó quy định rõ và cụ thể ranh giới giữa xử lý hành chính và xử lý hình sự đối với các hành vi làm nhục người khác.
Ngoài ra, cần hoàn thiện những quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với người bị xúc phạm nghiêm trọng về nhân phẩm, danh dự, bởi lẽ hành vi xâm phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của con người, khơng những bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm nhục người khác, mà còn phải bồi thường thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra. Đương nhiên, việc bồi thường thiệt hại về danh dự, nhân phẩm của con người là một việc làm khó, bởi như người ta thường nói “danh ơ nan thục” (tiếng xấu khó chuộc). Khi người ta đã bị làm cho xấu xa, nhơ nhớp, thì khó lịng phục hồi được. “Tiếng xấu để đời, tiếng dơ khơn rửa”. Câu nói đó cũng hàm chứa ý nghĩa, danh dư, nhân phẩm của một người khi bị làm cho xấu đi, thì khơng thể nào bù đắp lại một cách thỏa đáng, trọn vẹn. Trước khi có Bộ luật Dân sự năm 1996, những thiệt hại về danh dự, nhân phẩm của con người khơng được quy định, vì theo Thơng tư số 173-UBTP ngày 13-03-1972 của Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, thiệt hại về tinh thần khơng có thể tính tốn được. Tuy nhiên, từ khi Bộ luật Dân sự năm 1996 ra đời, việc bồi thường thiệt hại về nhân phẩm, danh dự của con người do hành vi phạm tội gây ra, phải căn cứ vào các quy định do Bộ luật này quy định. Trong Bộ luật Dân sự được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 14-06-2005, thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại được quy định tại Điều 611: 1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm, thiệt hại do danh dự, uy tín của pháp nhân, chủ thể khác bị xâm hại bao gồm: a) Chi phí hợp lý để hạn chế khắc phục thiệt hại; b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút. 2. Người xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải bồi thường
thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp về tinh thần do các bên thỏa thuận, nếu khơng thỏa thuận được thì mức tối đa khơng quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
Hiện nay, mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định là 350.000đ, như vậy mức bồi đắp tổn thất về tinh thần chỉ được tối đa là 3.500.000đ (ba triệu năm trăm nghìn đồng). Quy định này rõ ràng chỉ mang tính tượng trưng, khơng có tác dụng phịng ngừa các tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm của con người, trong đó có Tội làm nhục người khác. Vì vậy, theo chúng tơi, cần phải sửa đổi khoản 2 Điều 611 Bộ luật Dân sự 14-06-2005 như sau: 2. Người xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp về tinh thần do các bên thỏa thuận, nếu khơng thỏa thuận được thì mức tối đa khơng q mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự đối với Tội làm nhục ngƣời khác Tội làm nhục ngƣời khác
3.3.1. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền con người và Tội làm nhục người khác quyền con người và Tội làm nhục người khác
Hoạt động phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về quyền con người nói chung, Tội làm nhục người khác nói riêng là hoạt động truyền đạt, giải thích rộng rãi đến mọi tầng lớp dân cư, mọi lứa tuổi để mọi người đều biết các quy định của pháp luật về lĩnh vực này, nhằm thuyết phục, vận động họ làm theo pháp luật, tạo thành thói quen hành vi của mọi người dân luôn tuân thủ, tôn trọng quyền con người, danh dự, nhân phẩm của người khác trong tồn xã hội, với tính cách như là một địi hỏi tất yếu của mỗi công dân trong xã hội văn minh. Vì vậy phải coi cơng tác tuyên truyền, phổ biến, giáo
dục pháp luật về quyền con người nói chung và Tội làm nhục người khác nói riêng là biện pháp cơ bản, thường xuyên, có ý nghĩa quyết định trong các biện pháp đấu tranh phòng, chống Tội làm nhục người khác.
Bản chất của việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là hoạt động định hướng có tổ chức, có chủ định của chủ thể giáo dục, tác động lên đối tượng giáo dục nhằm mục đích hình thành ở họ tri thức pháp luật, tình cảm và hành vi phù hợp với các đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Trong lĩnh vực quyền con người, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật không thể chờ đợi, ỷ lại vào các điều kiện khách quan mà phải bằng nỗ lực chủ quan, tức là bằng hoạt động có tổ chức, có định hướng, có ý thức cao của chủ thể giáo dục nhằm hình thành tri thức, tình cảm và thói quen tơn trọng pháp luật về quyền con người, quyền được tôn trọng về danh dự, nhân phẩm của đối tượng giáo dục trong xã hội. Với quan niệm về bản chất của giáo dục