Các quy định của WTO về giao dịch điện tử, vòng đàm phán Doha về giao dịch điện tử

Một phần của tài liệu Tài liệu Pháp luật quốc tế về giao dịch điện tử (Trang 81 - 88)

- Pháp luật về bảo vệ ngƣời tiêu dùng phải đi trƣớc: Pháp luật về bảo vệ

2.4.4. Các quy định của WTO về giao dịch điện tử, vòng đàm phán Doha về giao dịch điện tử

như Luật mẫu về thương mại điện tử và Luật mẫu về chữ ký điện tử đã được bổ sung và tăng cường. Việc này nhằm loại bỏ các trở ngại đối với việc sử dụng các phương tiện truyền thông điện tử trong giao dịch, ký kết hợp đồng quốc tế, thông qua công nghệ mới như thư điện tử, trao đổi dữ liệu điện tử và sử dụng mạng Internet. Công ước mới khẳng định các tiêu chuẩn để đảm bảo giá trị pháp lý ngang nhau giữa văn bản giấy và văn bản điện tử trong các giao dịch quốc tế, sao cho các hợp đồng được thương lượng và ký kết thông qua các phương tiện truyền thơng điện tử đều có giá trị và hiệu lực thi hành tương đương với các hợp đồng giao kết theo phương pháp truyền thống. Dựa trên nền tảng đó, cơng ước được đánh giá là một công cụ pháp lý quan trọng nhằm tăng cường buôn bán quốc tế trên cơ sở tận dụng ưu thế mạng Internet toàn cầu.

Các nước thành viên Liên Hợp quốc có hai năm để ký kết cơng ước tính từ ngày 16-1-2006. Sáu tháng sau khi Liên Hợp quốc nhận được văn bản phê chuẩn thứ ba của các nước ký công ước, văn kiện này sẽ có hiệu lực quốc tế.

2.4.4. Các quy định của WTO về giao dịch điện tử, vòng đàm phán Doha về giao dịch điện tử về giao dịch điện tử

TMĐT đặt ra một số vấn đề về phân loại đối với WTO, vì sự phân loại về thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ, vốn là nền tảng cho việc áp dụng các hiệp định khác nhau của WTO, lại khó áp dụng đối với một số mặt hàng trong TMĐT. TMĐT dù được phân loại thành thương mại hàng hóa hay thương mại dịch vụ thì cũng đều bị điều chỉnh bởi các Hiệp định của WTO. Tuy nhiên, Hiệp định GATT (điều chỉnh thương mại hàng hóa) và Hiệp định GATS (điều chỉnh thương mại dịch vụ) lại có một số điểm khác nhau cơ bản liên quan đến cam kết của các nước thành viên nhằm thực hiện tiến trình tự do hóa thương mại. Tới thời điểm hiện nay, các rào cản thương mại theo Hiệp định GATT hầu như đã được loại bỏ hoàn toàn. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn ngược lại với Hiệp

định GATS. Hiệp định GATS gồm các hiệp định, hệ thống các cam kết của các nước thành viên, và lịch trình thực hiện các cam kết tự do hố thương mại dịch vụ. Do đó, các nước chỉ có nghĩa vụ mở c ử a thị trường với những dịch vụ nhất định của mình theo như đã cam kết. Ngoài ra, mặc dù nguyên tắc MFN là nguyên tắc cơ bản khi thực hiện Hiệp định GATS thì vẫn có một số ngoại lệ MFN được các nước đưa ra khi cam kết. Có thể thấy tự do hố thương mại trong lĩnh vực dịch vụ có sự tiến triển chậm hơn rất nhiều so với việc tự do hoá trong thương mại hàng hoá. Như vậy, việc TMĐT được phân loại thành thương mại hàng hóa hay dịch vụ có thể gây những hậu quả rất khác biệt.

Hầu hết các nước đều đồng ý rằng, hàng hóa được quảng cáo hay đặt hàng thơng qua mạng, nhưng được giao hàng theo phương thức truyền thống thì vẫn được coi là hàng hóa và được điều chỉnh bởi Hiệp định GATT. Còn phần lớn các loại dịch vụ khi được chuyển tải bằng phương thức điện tử (như dịch vụ tài chính, dịch vụ thiết kế, đào tạo từ xa,…) vẫn được coi là dịch vụ và được điều chỉnh bởi Hiệp định GATS. Tuy nhiên, vấn đề trở nên phức tạp hơn, phát sinh nhiều quan điểm khác nhau hơn khi xem xét đến những hàng hóa có thể giao bằng phương tiện điện tử - các hàng hóa số hóa.

Hàng hóa số hóa

Những hàng hóa số hóa, ví dụ phầm mềm máy tính, hình ảnh, âm thanh, sách điện tử,… trước khi internet ra đời được giao thông qua các phương tiện lưu trữ vật lý như đĩa mềm, đĩa CD, băng từ hay sách. Những sản phẩm này được coi là hàng hóa, được điều chỉnh bởi Hiệp định GATT và thông thường được đánh thuế dựa trên giá trị của phương tiện lưu trữ chuyển giao. Khi được chuyển giao dưới hình thức điện tử, một số nước thành viên cho rằng, những hàng hóa này vẫn nên được xem xét là Hàng hóa trong khi một số nước khác lại nghiêng về quan điểm cho rằng chúng là Dịch vụ.

Nguyên nhân của việc khó khăn trong phân loại như vậy là do hệ thống phân loại theo Hiệp định GATT (Hệ thống HS) cũng như hệ thống phân loại theo Hiệp định GATS đều không đưa ra những tiêu chí rõ ràng để phân loại hàng hóa số hóa. Điểm khó khăn này được minh họa qua ví dụ sau với phần mềm máy tính.

- Vì phần mềm máy tính khơng có thuộc tính vật chất nên không phân loại được theo bảng HS của Hiệp định GATT. Chỉ phương tiện lưu trữ phần mềm (như đĩa compact hay băng từ) được liệt kê trong bảng HS, còn bản thân nội dung phầm mềm không được liệt kê. Như vậy về mặt lý thuyết, phần mềm máy tính có thể được phân loại dưới nhiều mã HS khác nhau tùy thuộc vào phương tiện lưu trữ. Tương tự như vậy, Hiệp định Công nghệ thông tin (ITA) cũng áp dụng một cách gián tiếp đối với phần mềm thông qua việc thỏa thuận mở cửa thị trường đối với các phương tiện lưu trữ phần mềm mà thôi.

- Khi phân loại theo Hiệp định GATS, phần mềm máy tính chỉ được đề cập một cách gián tiếp thông qua các dịch vụ tư vấn liên quan tới việc phát triển và ứng dụng phần mềm mà không phải trực tiếp tới phần mềm.

Cho đến thời điểm hiện nay, mặc dù Đại Hội đồng cũng như các Hội đồng chuyên biệt đã tổ chức nhiều cuộc thảo luận về TMĐT, song vẫn chưa có sự thống nhất cũng như xu hướng rõ ràng về việc phân loại hàng hóa số hóa là hàng hoá hay dịch vụ.

Dịch vụ thực hiện thông qua phƣơng tiện điện tử

Trong Hiệp định GATS, các dịch vụ có thể được cung cấp theo 4 phương thức: (1) Qua biên giới, (2) Tiêu dùng ở nước ngoài, (3) Hiện diện thương mại và (4) Hiện diện của thể nhân.

Thương mại dịch vụ điện tử có thể được thực hiện theo cả 4 phương thức trên, tuy nhiên việc phân biệt giữa phương thức (1) và phương thức (2) gặp nhiều khó khăn. Ví dụ, một bệnh nhân tại Việt Nam mua vé máy bay sang Mỹ để thực

hiện phẫu thuật, dịch vụ y tế này thuộc phương thức (2), hoặc thuê bác sỹ ở Mỹ sang Việt Nam thực hiện phẫu thuật - phương thức (1). Tuy nhiên, khi dịch vụ được điện tử hóa, nghĩa là bác sỹ tại Mỹ có thể cung cấp dịch vụ y tế thơng qua việc chỉ dẫn qua các phương tiện truyền thông hay hình ảnh, để một bác sỹ tại Việt Nam thực hiện phẫu thuật. Loại hình dịch vụ này được phân loại dưới phương thức (1) hoặc phương thức (2) là vấn đề đang gây tranh cãi.

Việc phân loại này sẽ ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện tự do hóa thơng qua cam kết của các nước thành viên đối với mỗi loại hình dịch vụ cụ thể và được tiến hành dưới phương thức thức cụ thể. Mặt khác, nó cũng ảnh hưởng tới việc lựa chọn luật áp dụng là luật của nước người cung cấp dịch vụ, hay luật của nước người tiêu dùng dịch vụ. Cho đến nay, vấn đề này vẫn để ngỏ trong phạm vi của WTO.

a. Vấn đề thứ nhất : vấn đề về thuế quan đối với hàng hóa được truyền tải bằng phương tiện điện tử

Trong khi chưa đạt được thỏa thuận chính thức về việc hàng hóa số hóa được phân loại là hàng hóa hay dịch vụ, các nước thành viên đã tuyên bố không thu thuế đối với những nội dung được truyền tải thông qua các phương tiện điện tử. Mục đích của việc tạm thời chưa áp dụng thuế quan này là để khuyến khích TMĐT phát triển và mặt khác, là do những khó khăn trong việc phân loại cũng như tính tốn để thu thuế của các nước đối với những hàng hóa này.

Mặc dù tuyên bố trên là không bắt buộc đối với các nước thành viên, nhưng tới thời điểm hiện nay chưa có quốc gia nào thu thuế đối với những nội dung truyền tải bằng phương tiện điện tử. Ví dụ như, tất cả các cuộc điện thoại hay fax quốc tế đều không phải chịu thuế quan, hoặc việc truy nhập các cơ sở dữ liệu ở nước ngoài, hoặc sử dụng dịch vụ internet với nhà cung cấp nước ngoài, hoặc việc mua sách điện tử, v.v… đều không phải chịu thuế xuất/nhập khẩu. Vấn đề này đã gây ra những phản ứng khác nhau từ phía các nước.

- Một số nước đang phát triển phản đối việc tiếp tục kéo dài tình trạng khơng áp đặt thuế quan nói trên vì quan ngại về khả năng bị thất thu thuế. Mặc dù doanh số thương mại các hàng hoá và dịch vụ điện tử chỉ chiếm dưới 1% tổng giao dịch thương mại toàn cầu (Deutsche Bank, E-commerce and the WTO, 2001) nhưng tiềm năng giao dịch dưới hình thức điện tử có rất nhiều triển vọng, do đó có thể ảnh hưởng tới chính sách thuế hay tài khố của một quốc gia.

- Một số thành viên khác đặt câu hỏi về phạm vi áp dụng của việc khơng áp thuế này, vì theo họ, việc khơng áp thuế đối với các truyền tải điện tử (electronic transmission) có hàm ý nội dung chưa rõ ràng. Truyền tải điện tử liệu có thể hiểu là dịch vụ vận chuyển hỗ trợ cho việc thực hiện TMĐT? hay truyền tải điện tử là bản thân nội dung được truyền tải? Hoặc, một cách hiểu khác, miễn thuế cho các truyền tải điện tử tức là những hàng hoá được miễn thuế khi giao dịch theo phương thức truyền thống sẽ đương nhiên được hưởng ưu đãi này khi chuyển sang hình thức giao dịch điện tử? Mặt khác, việc khơng áp thuế này có đi ngược lại với nguyên tắc Trung lập về mặt công nghệ, tức là các Hiệp định hay quy tắc của WTO chỉ hướng tới việc điều chỉnh bản thân hàng hóa hoặc dịch vụ, mà không kể đến công nghệ thực hiện hay chuyển tải hàng hóa hay dịch vụ đó hay khơng? Hơn nữa, các hàng hóa chuyển tải bằng phương tiện điện tử thì khơng bị áp thuế, trong khi các hàng hóa giao bằng phương thức truyền thống lại thuộc đối tượng chịu thuế quan. Điều này tất nhiên sẽ dẫn tới cạnh tranh không công bằng.

Cho đến nay, hầu hết các nước đã ký vào Tuyên bố tạm thời chưa áp thuế, tuy nhiên các nước này lại không sẵn sàng phê chuẩn vĩnh viễn việc miễn thuế và như vậy, việc có tiếp tục duy trì khơng áp dụng thuế quan đối với các truyền tải điện tử vẫn đang là câu hỏi chưa có lời giải đối với các nước thành viên của WTO.

Xuất xứ hàng hóa là việc xác định quốc tịch cho hàng hóa. Thơng thường, hàng hóa được coi là có xuất xứ từ nước tạo ra hàng hóa đó, hoặc, trong trường hợp có nhiều hơn một nước liên quan đến hàng hóa thì xuất xứ là từ nước thực hiện việc sản xuất cơ bản cuối cùng. Một trường hợp điển hình trong việc khó xác định xuất xứ hàng hóa, là khi dữ liệu được gửi qua phương tiện điện tử giữa hai nước và sau đó, dữ liệu này lưu vào một phương tiện lưu trữ vật chất (như đĩa) hoặc sử dụng để sản xuất ra một hàng hóa vật thể khác. Nếu khi xét xuất xứ hàng hóa mà khơng tính tới nội dung dữ liệu, thì nước xuất xứ sẽ là nước sản xuất ra hàng hóa vật thể đó. Tuy nhiên, nội dung dữ liệu thơng thường có giá trị lớn hơn gấp nhiều lần giá trị phương tiện lưu trữ nó, nên nếu tính cả giá trị của dữ liệu thì hàng sẽ có xuất xứ từ nước dữ liệu được tạo ra. Hơn nữa, do tính chất dễ sao chép nhân bản của dữ liệu số hóa, việc xác định nước xuất xứ của dữ liệu cũng là vấn đề khơng đơn giản đang được đặt ra chưa có lời giải.

Đây là vấn đề quan trọng, vì xuất xứ hàng hóa có liên quan trực tiếp tới những ưu đãi thuế quan mà các Hiệp định thương mại khu vực (ví dụ như AFTA) hay một số quốc gia và các nước khu vực đã đặt ra.

c. Vấn đề thứ ba: Quyền sở hữu trí tuệ và các vấn đề liên quan

Thông thường, hoạt động thương mại qua phương tiện điện tử (internet) có hàm lượng tài sản sở hữu trí tuệ tương đối cao. Do đó, việc tạo ra một môi trường pháp luật bảo đảm và có thể tiên liệu được cho quyền sở hữu trí tuệ sẽ thúc đẩy mạnh mẽ hơn cho sự phát triển của TMĐT.

Một bản nhạc đăng tải trên một trang web, được một người tải về và gửi cho bạn bè nghe cùng, hoặc được một doanh nghiệp tải về, ghi vào đĩa, và dùng làm quà khuyến mại khi bán hàng, hoặc ghi lại và bán cho người khác,… Tất cả những vấn đề này đều liên quan đến Quyền sở hữu trí tuệ, nhưng lại chưa được điều chỉnh một cách rõ ràng bởi Hiệp định TRIPS.

Vấn đề bản quyền đối với hàng hóa số hóa cũng đang ngày càng trở nên khó điều chỉnh với các Quy tắc hiện hành của WTO. Với cơng nghệ số, những hàng hóa số hóa rất dễ dàng bị sao chép hay được tái sử dụng với chất lượng hầu như không thay đổi. Những người nắm giữ quyền sở hữu trí tuệ sẽ gặp khó khăn hơn khi những biện pháp bảo hộ, thông qua những phương tiện lưu trữ, khi áp dụng trong môi trường mạng là môi trường đặc trưng của TMĐT, khơng cịn hiệu quả nữa.

d. Vấn đề thứ tư: vấn đề về hiệu lực của Hiệp định Công nghệ thông tin (ITA)

Hiệp định ITA là một Hiệp định đa phương thuộc Hiệp định GATT, điều chỉnh thương mại đối với các hàng hóa cơng nghệ thơng tin. Hầu hết các sản phẩm hay công nghệ tạo nền tảng cho TMĐT đều được điều chỉnh bởi Hiệp định này. Hiện nay Hiệp định ITA đang điều chỉnh khoảng 95% thương mại các sản phẩm công nghệ thông tin tồn cầu và có 53 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia ký kết. Trong khi đó, vẫn có tới 2/3 các nước thành viên WTO là các nước đang phát triển chưa tham gia hiệp định này (Sacha Wunsch-Vincent, WTO, E- Commerce, and Information Technologies: From the Urugoay Round through the Doha Development Agenda).

Hiệp định ITA là hiệp định đa phương và chỉ có giá trị ràng buộc đối với các nước thành viên đã tham gia ký kết. Tuy nhiên, vì các nước thành viên vẫn phải thực hiện Quy chế MFN, tức là một nước phải dành cho các nước khác các điều kiện không kém phần ưu đãi hơn so với một nước bất kỳ. Như vậy, một quốc gia, khi không là thành viên của Hiệp định ITA vẫn có thể được hưởng những ưu đãi mà một nước thành viên khác của ITA đã cam kết tuân thủ. Điều này sẽ dẫn tới cạnh tranh khơng cơng bằng về thương mại hàng hóa thuộc đối tượng điều chỉnh của ITA giữa các nước chưa ký kết và những nước đã ký Hiệp định ITA. Điều này đặc biệt quan trọng, khi hàng hóa cơng nghệ thơng tin ngày

càng phát triển tại các nước đang phát triển là những nước phần lớn chưa tham gia vào ITA.

Một phần của tài liệu Tài liệu Pháp luật quốc tế về giao dịch điện tử (Trang 81 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)