Nếu một bên có mã khóa cơng khai của bên thứ 2 để có thể tiến hành mã hóa và gửi thơng điệp cho bên đó, mã khóa cơng khai này sẽ được lấy ở đâu và liệu bên này có thể đảm bảo định danh chính xác của bên thứ 2 không? Chứng thư điện tử xác minh rằng người cầm giữ mã khóa cơng cộng hoặc mã khóa bí mật chính là người chủ của mã khóa đó. Bên thứ ba, Cơ quan chứng thực, sẽ phát hành chứng thư điện tử cho các bên tham gia. Nội dung Chứng thư điện tử bao gồm: tên, mã khố cơng khai, số thứ tự của chứng thực điện tử, thời hạn hiệu lực, chữ ký của cơ quan chứng nhận (tên của cơ quan chứng nhận có thể được mã hố bằng mã khố riêng của cơ quan chứng nhận) và các thơng tin nhận dạng khác. Các chứng thư này được sử dụng để xác minh tính chân thực của website (website certificate), của cá nhân (personal certificate) và của các công ty phần mềm (software publisher certificate).
KẾT LUẬN
Trên đây là một số nghiên cứu về Pháp luật quốc tế về giao dịch điện tử. Để việc giao dịch điện tử diễn ra thuận lợi, thực hiện được mục tiêu chiến lược của quốc gia và mục đích của các nhà kinh doanh, địi hỏi các doanh nghiệp không chỉ am hiểu về pháp luật quốc tế về thương mại điện tử mà còn phải nắm vững pháp luật về giao dịch điện tử, tránh để xảy ra sai sót gây thiệt hại cho các bên ký kết. Về phía Nhà nước cũng cần sớm tạo ra một hệ thống pháp luật về giao dịch điện tử hoàn chỉnh hơn tạo điều kiện để các chủ thể tiến hành các giao dịch một cách thuận lợi.
Với kinh nghiệm và thời gian còn hạn chế, bài luận văn của em mới chỉ là những tìm hiểu thơng qua sách báo tài liệu và từ đó đưa ra một số nhận định và giải pháp nên khơng thể tránh khỏi những sai sót nhất định. Em rất mong tiếp tục nhận được sự góp ý của các thầy cơ và các bạn.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội đã trang bị cho em những kiến thức quý báu trong những năm học vừa qua. Em xin chân thành cảm ơn PGS, TS Hoàng Phƣớc Hiệp người đã trực tiếp giúp đỡ em trong quá trình thực hiện bản luận văn này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO