Phương pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu thầu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB quản lý đấu thầu mua sắm phương tiện phòng cháy, chữa cháy tại cục cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ bộ công an (Trang 28 - 30)

1.2. Mục tiêu và nội dung, phương pháp và công cụ quản lý nhà nước đối vớ

1.2.3. Phương pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu thầu

Phương pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu thầu là tổng thể những cách thức tác động có chủ đích và có thể có của cơ quan nhà nước lên hoạt động đấu thầu để thực hiện các mục tiêu quản lý (tăng cường cạnh tranh, tiết kiệm ngân sách, đảm bảo công bằng, minh bạch, công khai, v.v...) để hướng đến mục tiêu chung là phát triển kinh tế xã hội.

Các phương pháp quản lý chủ yếu của nhà nước về hoạt động đấu thầu:

* Phương pháp hành chính:

Phương pháp hành chính trong quản lý đấu thầu là các cách tác động trực tiếp bằng các quyết định dứt khốt mang tính bắt buộc của nhà nước lên đối tượng và khách thể trong quản lý nhằm đạt được mục tiêu đặt ra trong những tình huống nhất định.

Đặc điểm của phương pháp này mang tính quyền lực và tính bắt buộc. Vai trị của phương pháp:

- Xác lập trật tự cho đối tượng đấu thầu hoạt động;

- Giải quyết vấn đề nhanh chóng, dứt khốt;

- Khâu nối các phương pháp khác lại.

* Phương pháp kinh tế:

Là phương pháp tác động vào đối tượng quản lý thơng qua các lợi ích kinh tế để cho đối tượng bị quản lý lựa chọn phương án hoạt động có hiệu quả nhất trong phạm vi hoạt động, là sự vận dụng các phạm trù kinh tế, đòn bẩy kinh tế, các định mức kinh tế kỹ thuật...(thực chất là một biện pháp để sử dụng các quy luật kinh tế).

Đặc điểm của phương pháp này là nó tác động lên đối tượng quản lý khơng bằng cưỡng bức hành chính mà bằng lợi ích, tức là chỉ đề ra mục tiêu, nhiệm vụ phải đạt được, đưa ra những điều kiện khuyến khích về kinh tế, những phương tiện vật chất có thể sử dụng để họ tự tổ chức việc thực hiện nhiệm vụ.

Vai trò của phương pháp là:

- Phát huy được sự sáng tạo của các đối tượng quản lý;

- Làm cho hoạt động đấu thầu diễn ra theo khuôn khổ pháp luật và phát triển

* Phương pháp giáo dục:

Là cách thức tác động của nhà nước vào nhận thức và tình cảm của những con người thuộc đối tượng quản lý, nhằm nâng cao tính tự giác, tích cực và nhiệt tình lao động của họ trong việc thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Đặc trưng của phương pháp này là tính thuyết phục, tức là làm cho người lao động phân biệt phải – trái, đúng – sai... từ đó nâng cao tính tự giác trong cơng việc.

Vai trị của phương pháp:

- Biến hoạt động của con người từ thụ động sang chủ động;

- Vừa quản lý tốt hoạt động đấu thầu vừa kết hợp giải quyết các vấn đề xã hội

(công bằng, văn minh).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB quản lý đấu thầu mua sắm phương tiện phòng cháy, chữa cháy tại cục cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ bộ công an (Trang 28 - 30)