7. Kết cấu của đề tài:
2.2. Tình hình triển khai thực hiện quản lý giá tính thuế của Chi cục
quan Nôịbài
2.2.1. Đánh giá chung triển khai thực hiện quản lý giá tính thuế
Để chuẩn bị cho quá trình hợi nhập và gia nhập WTO, Năm 2002, Chính phủ Việt Nam đã ban hành NĐ 60/2002/NĐ –CP ngày 06/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết về việc xác định trị giá tính thuế đối với hàng hóa xuất khẩu theo nguyên tắc của Điều 7- Hiệp định chung về thuế quan và thương mại trong đó có những nội dung có thể nói mang tính đột phá trong việc
mua bán được quy định tại Điều 7 của hiệp định chung về thuế quan và thương mại (sau đây gọi tắt là trị giá tính thuế theo GATT) có hiệu lực thi hành từ 01/7/2002.
- Đối tượng áp dụng của Nghị định 60/2002/NĐ-CP chỉ trong phạm vi
hẹp là:
+ Hàng hoá nhập khẩu theo hợp đồng thương mại có xuất xứ từ các nước hoặc tổ chức quốc tế mà Việt Nam cam kết thực hiện trị giá tính thuế theo GATT là đối tượng áp dụng trị giá tính thuế quy định tại Nghị định này. ( tùy theo từng giai đoạn, có khoảng hơn 60 nước được hương quy chế ưu đãi này) .
+ Các nước, các tổ chức quốc tế được Thủ tướng Chính phủ quyết định áp dụng trị giá tính thuế quy định tại Nghị định này.
Để thực hiện công việc này, tại Chi cục đã thành lập tổ chuyên trách công tác giá tính thuế do 01 đồng chí Lãnh đạo Chi cục làm tổ trương và các thành viên trong tổ chuyên trách giá này thuộc biên chế tại các đội nghiệp vụ nêu trên và trong dây truyền thủ tục hải quan tuy nhiên, ưu tiên chủ yếu là công chức làm công tác tính thuế vì họ là những người có kinh nghiệm lâu năm trong công tác xác định giá tính thuế.
Đơn vị cũng đã tổ chức các lớp tập huấn xác định trị giá tính thuế, đào tạo kỹ năng tham vấn cho các công chức làm công tác giá tính thuế, xây dựng danh mục quản lý giá tính thuế và ban hành danh mục dữ liệu giá làm cơ sơ để kiểm tra xác định trị giá trong trường hợp bác bỏ trị giá giao dịch hoặc có nghi ngờ trị giá tính thuế để tham vấn.
Tại thời điểm này, do số lượng doanh nghiệp và hàng hóa thuộc đối tượng điều chỉnh của hiệp định còn ơ mức hạn chế, nên việc xác định trị giá tính thuế theo quy định tại nghị định được giao cho một nhóm cán bộ chuyên trách thực hiện, khi công chức tiếp nhận tờ khai thấy hàng hóa thuộc đối tượng điều chỉnh của hiệp định thì sẽ chuyển hồ sơ cho công chức xác định trị
giá tiến hành các thủ tục, công chức xác định trị giá sẽ căn cứ vào kết quả kiểm tra thực tế, đối chiếu với hồ sơ hàng hóa nhập khẩu, so sánh với thông tin về giá có sẵn, chủ yếu là dựa vào 03 nguồn là : sách báo, internet, hoặc giá bán tại thị trường nội địa ( cán bộ giá hay nói đùa là đi chợ khảo giá) để cân nhắc xem xét việc có chấp nhận trị giá giao dịch hay, bác bỏ trị giá kê khai của doanh nghiệp, trong trường hợp bác bỏ trị giá kê khai, thì công chức xác định trị giá tính thuế sẽ lập tờ trình nêu lý do và căn cứ bác bỏ trị giá, đề xuất mức giá xây dựng làm căn cứ tính thuế, ra quyết định ấn định giá tính thuế áp dụng cho tờ khai bị bác bỏ trị giá giao dịch và áp dụng cho tất cả các tờ khai mơ sau ngày quyết định có hiệu lực, sau đó quyết định ban hành mức giá này sẽ được chuyển về Cục hải quan T.P Hà Nội để xem xét thẩm định và ban hành để áp dụng chung cho toàn Cục,
Tại giai đoạn này, do cả cơ quan hải quan và doanh nghiệp đều triển khai thực hiện thí điểm nên việc thực hiện nhiều khi còng bỡ ngỡ, không tránh khỏi sai sót, tuy nhiên đây là một bước khơi đầu rất quan trọng trong việc giúp cơ quan hải quan và doanh nghiệp tiếm cận dần dần với các phương pháp xác định trị giá tiên tiến theo hiệp định trị giá GATT.
Năm 2012, trong bối cảnh suy thoái của nền kinh tế thế giới, Chính phủ đã thực hiện chủ trương thực hành tiết kiệm chống lãng phí, cắt giảm chi phí hành chính công, thực hiện công cuộc hiện đại hoá, cải cách thủ tục hành chính trong tất cả các bộ, ngành. Cùng với toàn Ngành Hải quan thực hiện “Tuyên ngôn phục vụ khách hàng”, với sự chỉ đạo của Cục Hải quan TP Hà Nội thực hiện “chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật hành chính”, ngay từ những ngày cuối năm 2011, Chi cục Hải quan CKSBQT Nội Bài đã xây dựng kế hoạch hành động, cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hoá công tác Hải quan và từng bước thực hiện nhằm xây dựng mô hình quản lý hải quan hiện đại tại Cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài.
Bảng 2.8: Sốphƣơng tiêṇ vàhành khách xuất nhâpP̣ cảnh năm 2012 Nôịdung
XUẤT CẢNH NHẬP CẢNH
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2012 của Chi cục hải quan CKSBQT Nội Bài
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác giám sát quản lý, Lãnh đạo Chi cục đã thường xuyên kiểm tra, đôn đốc và chỉ đạo các Đội nghiệp vụ triển khai thực hiện tốt các Luật sửa đổi, bổ sung và các Quy trình nghiệp vụ mới; tổ chức nghiên cứu và áp dụng các biện pháp giám sát quản lý nhằm đảm bảo đúng chế độ chính sách, tạo thông thoáng, thuận lợi cho hành khách xuất nhập cảnh và các doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Nợi Bài.
Bảng 2.9: Kim ngacḥ hàng hóa xuất nhập khẩu năm 2012 Nôịdung
XUẤT KHẨU NHẬP KHẨU
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2012 của Chi cục hải quan CKSBQT Nội Bài
Bảng 2.10: Tình hình thực hiện thủ tục hải quan điện tử năm 2012 Loại hình
- Kinh doanh - Loại khác
Để phù hợp và dần dần hội nhập quốc tế và hoàn thiện hơn nữa các quy định của Việt Nam, Nghị định 60/2002/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung vào năm 2005, đến năm 2007 Chính phủ đã ban hành Nghị định 40/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 quy định về xác định trị giá Hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu thay thế nghi định 60/2006/NĐ-CP.
- Kết cấu của Nghị định 40/2007/NĐ-CP gồm 04 chương: Chương 1:
Quy định chung (Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng,...). Chương 2: Phương pháp xác định trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu (giới thiệu qua về 6 phương pháp). Chương 3: Quyền và nghĩa vụ của người khai Hải quan, trách nhiệm của cơ quan Hải quan. Chương 4: Khiếu nại và xử lý vi phạm.
Về cơ bản kết cấu của Nghị định tuân thủ theo Hiệp định trị giá GATT/WTO. Ngoài ra còn có 1 số điểm khác biệt cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của Việt Nam, phù hợp với cam kết mà Việt Nam ký kết khi gia nhập WTO, Nghị định 40/2007/NĐ-CP là cơ sơ pháp lý cho việc áp dụng các điều ước quốc tế trong quá trình xác định trị giá tính thuế của cơ quan Hải quan và cộng đồng doanh nghiệp.
Bên cạnh đó các hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác thuế xuất nhập khẩu, đến chính sách về hàng hóa cũng được ban hành thay thế và sửa đổi bổ sung cho phù hợp với thông lệ quốc tế: các văn bản hướng dẫn triển khai nghị định cũng dần được ban hành và sử đổi cho phù hợp với tình hình thực tiễn ví dụ như: thông tư 205/2010TT-BTC ngày 15 tháng 12 năm 2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn nghị định số 40/2007/NĐ- CP, ngày 26/02/2014, Bộ Tài chính tiếp tục ban hành thông tư số 29/2014 sửa đổi bổ sung một số điều của thông tư 205/2010/TT-BTC ngày 26/02/2010.
Việc xác định trị giá tính thuế cũng như số thuế phải nộp cũng đã có sự thay đổi mang tính bước ngoặc, từ việc cơ quan Hải quan xác định trị giá, tính
ra số thuế phải nộp và thông báo cho người nộp thuế biết và chấp hành, được thay thế bằng việc doanh nghiệp phải tự kê khai trị giá tính thuế, tự xác định số thuế phải nộp và có trách nhiệm nộp số thuế nêu trên vào ngân sách nhà nước, chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực khách quan trong việc kê khai của mình.
Thủ tục Hải quan cũng có sự thay đổi theo hướng ngày càng thông thoáng, giảm bớt thủ tục hành chính rườm rà, loại bỏ bớt những khâu, những tầng nấc trung gian, chuyển dần từ chế độ “Tiền kiểm” tức là từ việc cơ quan Hải quan kiểm tra hàng hóa trước khi thông quan, tính và thu thuế xong rồi mới giải phóng hàng hóa, sang việc cơ quan Hải quan tạo mọi điều kiện cho chủ hàng được thông quan hàng hóa theo kê khai và chỉ kiểm tra những lô hàng trọng điểm, những lô hàng có “vấn đề” hoặc kiểm tra xác xuất 5% để làm cơ sơ đánh giá mức độ chấp hành pháp luật của Doanh nghiệp vvv…. hoặc tiến hành kiểm tra hàng hóa sau khi đã thông quan hàng hóa.
2.2.2. Các bước áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan
Ngày 15/01/2014, Thông tư số 175/2013 TT-BTC ngày 29/11/2013 của Bộ tài chính quy định về áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan chính thức có hiệu lực, theo quy định tại điều 7 thông tư, cơ quan Hải quan áp dụng các biện pháp và kỹ thuật quản lý sau đây trong hoạt động nghiệp vụ Hải quan.
- Bước 1: Tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký, phân luồng tờ khai
a) Hệ thống tự động tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn (nếu có) cho người khai hải quan và cấp số tiếp nhận đối với bản thông tin đăng ký trước.
b) Hệ thống tự động tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn (nếu có), cấp số và phân luồng tờ khai hải quan theo một trong các hình thức được quy định tại Điều 13 Thông tư 22/2014/TT-BTC. Trường hợp luồng 1 - xanh, Hệ thống
chuyển tờ khai hải quan sang Bước 4 của Quy trình; các luồng còn lại, Hệ thống chuyển tờ khai hải quan sang Bước 2 của Quy trình.
- Bước 2: Kiểm tra hồ sơ hải quan (đối với luồng 2 - vàng và luồng 3 - đỏ) trong đó có quy định
b) Trách nhiệm của công chức hải quan thực hiện kiểm tra hồ sơ
Thực hiện việc kiểm tra hồ sơ theo quy định tại Điều 14 Thông tư 22/2014/TT-BTC; thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chi cục trương và các chỉ dẫn nghiệp vụ của Hệ thống (nếu có) thông qua Màn hình kiểm tra thông tin tờ khai – Kiểm tra hồ sơ; xử lý kết quả kiểm tra như sau:
b1) Nếu kiểm tra hồ sơ phát hiện khai không đầy đủ hoặc có sự sai lệch, chưa phù hợp giữa chứng từ thuộc bộ hồ sơ hải quan và thông tin khai trên Hệ thống, công chức kiểm tra hồ sơ thực hiện:
b1.1) Trường hợp công chức có đầy đủ thông tin xác định có hành vi vi phạm thì lập Biên bản vi phạm và chuyển thông tin chi tiết về vi phạm cho cấp có thẩm quyền xử lý. Sau khi người khai hải quan đã chấp hành quyết định xử lý của cơ quan Hải quan, công chức thông báo cho người khai hải quan khai sửa đổi, bổ sung (nếu có) bằng “Chỉ thị của Hải quan” và làm tiếp thủ tục theo quy định.
b1.2) Trường hợp có nghi vấn nhưng chưa có đầy đủ thông tin để xác định hành vi vi phạm thì công chức yêu cầu người khai hải quan bổ sung thêm thông tin, chứng từ hoặc đề xuất Chi cục trương quyết định chuyển luồng kiểm tra thực tế hàng hóa đối với luồng vàng tại ô “Cập nhật ý kiến của công chức xử lý”. Việc thông báo chuyển luồng do công chức Bước 3 thực hiện sau khi Chi cục trương phê duyệt, phân công công chức kiểm tra hàng hóa và quyết định hình thức, mức độ kiểm tra.
b2) Nếu kết quả kiểm tra hồ sơ phù hợp: - thông quan:
- Giải phóng hàng:
b3) Trường hợp có yêu cầu đưa hàng về bảo quản:
- Trường hợp hàng hóa không đủ điều kiện đưa về bảo quản, thông báo cho người khai hải quan biết
- Trường hợp hàng hóa đáp ứng điều kiện đưa hàng về bảo quản, công chức tiến hành kiểm tra hồ sơ và cho phép đem hàng về bảo quản
b4) Đối với những lô hàng phải thực hiện kiểm tra hàng hoá, công chức sau khi hoàn tất việc kiểm tra hồ sơ hải quan, chỉ ghi nhận kết quả kiểm tra hồ sơ tại ô “Cập nhật ý kiến của công chức xử lý”, không thực hiện CEA/CEE và chuyển hồ sơ sang Bước 3. Trường hợp kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa không đúng so với khai báo của người khai hải quan và hàng hóa thuộc đối tượng phải tính lại thuế thì công chức kiểm tra hồ sơ thực hiện tính lại thuế trên cơ sơ hồ sơ Bước 3 chuyển về, thông báo cho người khai hải quan khai sửa đổi, bổ sung (nếu có) bằng “Chỉ thị của Hải quan” thông qua nghiệp vụ IDA01/EDA01 (mã A) và làm tiếp thủ tục theo quy định.
- Bước 3: Kiểm tra thực tế hàng hóa
Đối với tờ khai chuyển luồng từ luồng vàng sang luồng đỏ, sau khi phê duyệt đề xuất chuyển luồng của công chức kiểm tra hồ sơ, Chi cục trương trực tiếp tiến hành phân công công chức kiểm tra thực tế hàng hóa.
a) Quyết định hình thức, mức độ kiểm tra, chỉ đạo các nội dung công chức cần kiểm tra; phê duyệt đề xuất của công chức kiểm tra thực tế hàng hóa, quyết định việc tạm dừng hoàn thành việc kiểm tra và hủy tạm dừng hoàn thành kiểm tra thông quan
- Bước 4: Quản lý, hoàn chỉnh hồ sơ a) Thu thuế
thanh toán của người khai hải quan được cập nhật trên Hệ thống.
- Bước 5: Quản lý hàng hóa qua khu vực giám sát hải quan a) Trường hợp khu vực giám sát hải quan đã triển khai Hệ thống VNACCS:
Việc giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ra, vào khu vực giám sát hải quan được thực hiện trên Hệ thống e-Customs tại Văn phòng Đội giám sát và Bộ phận giám sát cổng khu vực giám sát thuộc Chi cục Hải quan quản lý khu vực giám sát thực hiện. Trong trường hợp Chi cục Hải quan quản lý khu vực giám sát không phân chia thành Văn phòng Đội giám sát và Bộ phận giám sát cổng khu vực giám sát, hoặc không có Đội giám sát chuyên trách thì Chi cục trương Chi cục Hải quan quản lý khu vực giám sát chịu trách nhiệm phân công công chức phù hợp thực hiện.
Trường hợp kết quả kiểm tra không phù hợp, công chức hải quan giám sát báo cáo Chi cục trương xem xét giải quyết cụ thể theo thẩm quyền hoặc phối hợp với Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai theo quy định hiện hành.
2.2.3. Đánh giá công tác quản lýgiá
Để thực hiện tốt công tác quản lý giá, Chi cục đã tiến hành các công việc sau:
a. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu giá tại đơn vị :
Việc xây dựng cơ sơ dữ liệu giá tại đơn vị được thực hiện tuân thủ theo các phương pháp quy định tại quyết định 1102/QĐ-BTC ngày 21/05/2008 của Bộ tài chính vê việc xây dựng, quản lý và sử dụng cơ sơ dữ liệu giá, đơn vị còn chủ động xây dựng hệ thống cơ sơ dữ liệu giá từ các nguồn thông tin mang tính đặc thù của Hải quan Nội Bài, cụ thể như sau:
+ Yêu cầu các hãng hàng không cung cấp thông tin về các chuyến bay bao gồm thông tin về hành khách xuất nhập cảnh, thông tin về lược khai hàng hóa xuất nhập khẩu, các thông tin khác liên quan đến chuyến bay,
+ Yêu cầu các công ty khai thác dịch vụ mặt đất, kho vận,