7. Kết cấu của đề tài:
2.4. Đánh giá chung
2.4.1. Ưu điểm
- Quản lý giá tính thuế l à một trong những giải pháp tăng thu cho ngân sách. Do đó, trách nhiệm của cơ quan Hải quan là phải thực hiện thu đúng, thu đủ thuế cho ngân sách Nhà nước, trong khi mục tiêu của doanh nghiệp lại là làm sao đạt được lợi nhuận cao nhất cho hoạt động của họ nên thường xuyên nảy sinh sự mâu thuẫn vê lợi ích, nhất là trong vấn đề trị giá hàng hóa giữa doanh nghiệp và Hải quan. tuy nhiên để thống nhất thực hiện theo quy định Trị giá GATT, Trong trường hợp có nghi ngờ giá thấp, Hải quan Nội Bài và doanh nghiệp phải tiến hành tham vấn trị giá hàng hóa, để doanh nghiệp có cơ hội giải trình, chứng minh tính trung thực khách quan của trị giá giao dịch, trường hợp doanh nghiệp không giải trình, chứng minh được hoặc giải trình thiếu thuyết phục, không có cơ sơ thì lúc đo Hải quan Nội Bài mới bác bỏ trị giá giao chứ không bác bỏ ngay hoăc áp đặt giá giá cho doanh
- Trong tổng số 75.000 tờ khai được mơ/năm, theo quy trình thủ tục hải quan ban hành kèm theo thông tư 22/2014/TT-BTC thì nếu hàng hóa thuộc luồng xanh thì “xanh tất” bao gồm cả vê giá tính thuế, thuế, chính sách thủ tục hải quan và chiếm tỷ trọng từ 70 đến 75% tổng số tờ khai mơ tại Chi cục. Chi cục Hải quan CKSBQT Nội Bài chỉ tổ chức kiểm tra trị giá kê khai với số tờ khai thuộc luồng vảng và luồng đỏ, tuy nhiên thực hiện quản lý rủi ro trong công tác giá, đơn vị chỉ tiến hành tham vấn trung bình từ 5% - 10% trên tổng số tờ khai nêu trên, trong đó 90% các tờ khai tiến hành tham vấn là bác bỏ trị giá giao dịch, điều này giúp cho hải quan Nội Bài hạn chế, khắc phục được tình trạng tham vấn tràn lan, không hiệu quả, đồng thời cũng khiến doanh nghiệp nâng cao ý thức trong việc kê khai đầy đủ, chính xác trị giá giao dịch để tính thuế theo đúng quy định trị giá giao dịch của doanh nghiệp.
Bảng 2.12: Thống kê kết quả tham vấn giá tính thuế
Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 6 tháng đầu năm 2014
Việc khai báo trị giá tính thuế theo trị giá giao dịch đã tạo điều kiện thuận lợi rất lớn cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh của mình, tuy nhiên một số doanh nghiệp lợi dụng việc được kê khai trị giá hàng hóa theo trị giá giao dịch kèm theo những chứng từ liên quan đã bỏ bớt các khoản chi phí phải cộng vào giá tính thuế ví dụ phí bản quyền, chi phí môi giới, chi phí vận chuyển quốc tế, phí THC nhằm làm giảm giá trị của hàng hóa nhập khẩu để để nộp thuế ít, Việc Hải quan CKSBQT Nội Bài đã thường xuyên kiểm tra giám sát yêu cầu doanh nghiệp kê khai đầy đủ theo đúng tinh thần của hiệp định trị giá GATT và nghị định 40/2007/NĐ-CP, sẽ làm hoạt động kê khai hải quan được minh bạch,các doanh nghiệp sẽ bình đẳng với nhau trong việc thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.
- Về thực hiện cam kết khi gia nhập WTO
Thực hiện cam kết tại hiệp định, việc dùng giá giả định hoặc trị giá do cơ quan quản lý ban hành để làm cơ sơ xác định trị giá tính thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu là không phù hợp với cam kết khi ra nhập WTO và mang tính áp đặt. Trong quá trình thủ tục hải quan Chi cục đã tổ chức triển khai cho 100% doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân có hàng hóa xuất nhập khẩu tiến hành kê khai trị giá giao dịch của theo quy định của hiệp định trị giá GATT, đảm bảo mọi quyền lợi của doanh nghiệp đều được đáp ứng và phù hợp với các cam kết đã ký hoặc tham gia.
2.4.2. Nhược điểm
- Chưa có khung giá trần cho hàng hóa xuất nhập khẩu, nhất là hàng hóa của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tại khu vực này thường có hiện tượng thổi giá, chuyển giá,… thậm chí có thời điểm, các doanh nghiệp này còn được ưu tiên không phải kê khai tờ khai trị giá
- Còn thả nổi việc quản lý giá đối với hàng xuất khẩu, chưa có chính sách quản lý về giá đối với các hình thức trao đổi mua bán theo dạng hàng đổi hàng, của các hiệp định có liên quan đến hạn ngạch thuế quan.
- Chưa có chính sách quản lý giá đối với hàng hóa nhập khẩu phục vụ cho mục đích An ninh – Quốc phòng, hoặc chính sách quản lý đối các doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa phục vụ
- Theo quy trình thủ tục hải quan hiện hành, việc kiểm tra xác định trị giá được công chức hải quan thực hiện, đề xuất chấp nhận hoăc bác bỏ trị giá giao dịch hoăc chuyển tham vấn, chuyển sau thông quan… sau đó chuyển cho Lãnh đạo chi cục xem xét chỉ đạo thực hiện, mục đích nhằm giảm thiểu các khâu, các tầng nấc trung gian, góp phần rút ngắn thời gian thông quan, tuy nhiên, Trong quy trình này không có sự tham gia của lãnh đạo Đội nghiệp vụ phụ trách công tác giá, thực tế hầu hết các đ.c lãnh đạo các Đội nghiệp vụ đều trương thành từ các công chức có trình độ chuyên môn vững vàng, hiểu biết sâu về công tác quản lý nói chung và quản lý giá nói riêng nên cần thiết phải có cách tận dụng khả năng chuyên môn của đội ngũ này.
- Hiện nay viêc ứng dụng thủ tục hải quan điện tử đang được triển khai đồng bộ trên toàn quốc với 100% kim ngạch xuất nhập khẩu được thông quan điện tử, tuy nhiên việc áp dụng hình thức tham vấn trực tiếp (doanh nghiệp và cơ quan hải quan đối thoại trực tiếp với nhau) chỉ phù hợp với kê khai hải quan truyền thống (khai hải quan giấy), gây lãng phí thời gian và sức lực của cả cơ quan hải quan lẫn doanh nghiệp, và chưa phù hợp với các tiêu chí của thủ tục hải quan điện tử.
- Việc TCHQ và các Cục hải quan địa phương ban hành danh mục hàng hóa trọng điểm cần tập trung quản lý là cần thiết, nó giúp cho Công chức hải quan và doanh nghiệp có định hướng trong hoạt động của mình, tuy nhiên việc xây dựng và ban hành bảng giá kiểm tra làm cơ sơ để hải quan địa
phương kiểm tra đánh giá mức độ khai báo của doanh nghiệp là không cần thiết, vì giá cả là yếu tố động, nó biến đổi hàng ngày và theo quy luật riêng của nó, việc sử dụng bảng giá kiểm tra chẳng khác nào là đặt cái barie giữa đường và thể hiện tư duy quản lý cũ phi kinh tế thị trường.
- Việc giữ bí mật các thông tin về giá, cũng như thông tin về doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa đó trên hệ thống quản lý rủi ro của cơ quan hải quan là cần thiết, nhưng nên công khai các thông tin về mức giá đã được cơ quan hải quan kiểm chứng hoặc chấp nhận, vì nó tạo nên sự minh bạch trong hoạt động của hải quan.
Cơ chế thương phạt chưa nghiêm minh, cán bộ công chức hải quan làm tốt thì chưa được động viên khen thương kịp thời, ngược lại, chỉ cần tặc lưỡi hay bỏ qua cho doanh nghiệp thì sẽ được doanh nghiệp “cảm ơn” một cách chu đáo, do vậy chưa động viên khuyến khích được người lao đợng.
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ GIÁ TÍNH THUẾ Ở CHI CỤC HẢI QUAN
CỬA KHẨU NỘI BÀI TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1. Bối cảnh Quốc tế mới ảnh hƣởng đến cơng tác quản lý giá tính thuế ở cửa khẩu Nội Bài
3.1.1. Khủng hoảng tài chính – kinh tế thế giới.
Khủng khoảng kinh tế thế giới năm 2008-2009 là cuộc khủng khoảng kinh tế đầu tiên của thế kỷ 21 nhưng không giống các cuộc khủng khoảng kinh tế trước nó. Bắt nguồn từ sự nổ tung của bong bóng bất động sản ơ Mỹ, cuộc khủng hoảng tài chính đã nhanh chóng lây lan ra toàn cầu, dẫn tới sự suy thoái kinh tế nghiêm trọng của nhiều nước. Có thể gọi đây là cuộc khủng khoảng của các nhà băng, khủng hoảng tín dụng hay cuộc khủng khoảng "phi vật chất"...Có những ngày, những tuần, hàng loạt ngân hàng tuyên bố phá sản, bị mua lại hoặc bị kiểm soát đặc biệt. Thế giới đã thực sự chao đảo, nghiêng ngả bơi làn sóng sụp đổ của các nhà băng. Cuộc khủng hoảng đã cuốn phăng 14.500 tỷ USD chỉ riêng ơ Mỹ và châu Âu. Hàng nghìn tỷ USD khác đã được chính phủ các nước bỏ ra với hy vọng phục hồi nền kinh tế.
3.1.2. Sự bành trướng của Trung Quốc
Sau 3 thập kỷ tăng trương với tốc độ chóng mặt, năm 2010, Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản trơ thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Theo dự báo, đến năm 2035, tổng sản phẩm quốc dân của Trung Quốc sẽ cao hơn Mỹ, Trung quốc được coi là công xương của thế giới, giới chức Trung quốc tuyên bố sẽ dạy cho thế giới biết dùng hàng giá rẻ, Đây được coi là thị trường rộng lớn, là đối thủ cạnh tranh tiềm tàng đối với hàng hóa của Việt Nam.
3.1.3. Nước Nga và vị thế mới trên chính trường quốc tế
Tháng 3-2000, Vla-đi-mia Pu-tin, một cựu nhân viên KGB, lần đầu tiên được bầu làm Tổng thống Nga. Sự kiện đánh dấu một bước ngoặt trọng đại của nước Nga và thế giới. Tổng thống Pu-tin đã giúp nước Nga từ một đống đổ nát sau khi Liên Xô sụp đổ, trơ lại vị thế của một cường quốc có ảnh hương tại nhiều khu vực trên thế giới về cả kinh tế lẫn chính trị. Nước Nga là người bạn lớn của nhân dân ta và là thị trường truyền thống của Việt Nam.
Sau các lần chuyển giao quyền lực giữa thủ tướng và tổng thống, khủng hoảng tại Ucraina và Crưm là sân sau của nước Nga. Hiện nay, nước Nga đang có những chuyển biến và động thái tự khẳng định vị thế của mình, sự quan tâm đến Châu á của Nga cũng nhiều hơn, và có những chính sách chiến lược khác so với thời kỳ hậu Liên Xô “Trong những năm gần đây, mối quan hệ song phương của Nga với Trung Quốc đã gặt hái được nhiều lợi ích quan trọng. Nhưng những căng thẳng trong Chiến tranh Lạnh và các cuộc xung đột vũ trang dọc biên giới Trung-Xô trong quá khứ và triển vọng của một Trung Quốc quá mạnh vẫn còn mang tính chất dự đoán. Hơn nữa, một Trung Quốc nói chung thân thiện với Nga đã đóng góp cho an ninh của Viễn Đông cũng như sự toàn vẹn lãnh thổ của Liên bang Nga. Trung Quốc thường ủng hộ Nga trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Và sự liên kết của hai nước cho phép Mátxcơva được hương đôi chút vinh quang của Bắc Kinh. Mối quan hệ của hai nước cũng tăng cường tính hợp pháp quốc tế của chế độ Putin. Mục tiêu hiện nay của ông Putin là bảo vệ các tuyên bố ban đầu của Nga trong một trật tự thế giới mới - nơi sân chơi của các cường quốc được coi là châu Á chứ không phải châu Âu. Nhưng về lâu dài, khoảng cách kinh tế và chính trị giữa một nước Trung Quốc năng động và một nước Nga không hiện đại hóa sẽ rộng tới mức Mátxcơva khó có thể thu hẹp ơ khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Những vấn đề mới như phát triển các nguồn tài nguyên Bắc Cực và các tuyến đường vận
chuyển có thể tăng thêm căng thẳng cho các mối quan hệ song phương giữa Nga và Trung Quốc“, theo Foreign Affairs
3.1.4. Các hiệp ước song phương và đa phương giũa chính phủ Việt Nam và các khu vực kinh tế được ký
- Ngày 10/12/2001, hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa
Kỳ (BTA) có hiệu lực, Hoa Kỳ đã ngay lập tức mơ rộng Quy chế quan hệ thương mại bình thường/Quy chế tối huệ quốc (NTR/MFN) cho Việt Nam, cắt giảm mức thuế quan trung bình của mình đối với hàng nhập khẩu Việt Nam từ 40% xuống còn 4%, mơ cửa thị trường rộng nhất và dễ tiếp cận nhất thế giới cho các nhà xuất khẩu Việt Nam, nhất là các hàng hóa nông sản, thực phẩm của Việt Nam kết.
- Tháng 11 năm 2002, Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện đã được ký giữa ASEAN và Trung Quốc. Sau nhiều lần đàm phán bổ sung, ACFTA đi vào hiệu lực chính thức ngày 1 tháng Giêng năm 2005, tiếp theo đó, tháng 8/2009 hiệp định Thương mại hàng hoá ASEAN - Ấn Độ cũng được ký kết, với thị trường rộng lớn gần 3 tỷ dân, điều kiện kinh tế xã hội và trình độ phát triển tương đồng như nước ta, đây là cơ hội và cũng là thách thức đối với Việt Nam khi phải đối mặt với nền kinh tế được coi là khỏe thứ 2 của thế giới (sau Mỹ và châu Âu).
- Ngày 15 tháng 4 năm 2008, Nhật Bản và ASEAN đã ký Hiệp định Khung Hợp tác Kinh tế Toàn diện sau 5 năm đàm phán giữa các nước thành viên ASEAN và Nhật Bản. Việc ký kết đã hoàn tất thủ tục cần thiết để phê chuẩn hiệp định thương mại tự do ASEAN-Nhật Bản (AJCEP), tiếp theo đó là hiệp định thương mại ASEAN - Hàn Quốc cũng được phê chuẩn và ký kết, điều đó đã dẫn đến làn sóng Kinh tế - Văn Hóa – Xã Hội du nhập vào Việt Nam .
3.1.5. Diễn biến phức tạp trên biển Đông
Ngày 02/05/2014 Tổng công ty dầu khí hải dương Trung quốc tự ý đưa dàn khoan HD 981 vào định vị khoan tại vị trí có tọa độ 15029‟ vĩ bắc và 111012‟ kinh đông, cách bờ biển Việt Nam khoảng 120 hải lý nằm trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, Việc làm này của Trung quốc đã xâm phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam theo quy định của công ước quốc tế về luật biển.
3.1.6. Quy định mới về trị giá hải quan của Hải quan Trung Quốc Thứ Ba, 15/04/2014 10:44 GMT+7
(HQ Online)- Hải quan Trung Quốc (GAC) vừa ban hành quy định mới về xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu và xuất khẩu qua biên giới Trung Quốc.
Quy định mới gồm các Sắc lệnh của GAC 213 và 211 có hiệu lực chính thức từ ngày 1-2-2014. Sắc lệnh 213 đưa ra các biện pháp mà cơ quan Hải quan áp dụng để xác định trị giá của hàng hóa nhập khẩu và xuất khẩu, thay thế cho Sắc lệnh 148 được ban hành từ tháng 3-2006.
Sắc lệnh 211 đưa ra các biện pháp mà cơ quan Hải quan áp dụng để xác định trị giá tính thuế đối với hoạt động bán hàng hóa thuộc kho ngoại quan vào trong nội địa và là nội dung hoàn toàn mới trong quy trình quản lý việc kinh doanh hàng hóa từ kho ngoại quan được bán trong lãnh thổ Trung Quốc.
Sắc lệnh 213 cho phép cơ quan Hải quan có thể xem xét hoàn cảnh bán hàng để quyết định chấp nhận trị giá giao dịch giữa các bên liên quan, tính toán chi phí vận chuyển quốc tế của hàng hóa nhập khẩu, tính chi phí môi giới trong trị giá hàng hóa xuất khẩu... Với quy định mới, cơ quan Hải quan có thể xem xét chấp nhận trị giá giao dịch có liên quan đến bên thứ ba qua kiểm tra hoàn cảnh thực hiện giao dịch phù hợp với tập quán thương mại.
Việc đánh giá hoàn cảnh bán hàng bổ sung cho phương pháp “trị giá thử nghiệm” cũng như giúp cho các biện pháp xác định trị giá của Hải quan Trung Quốc gần hơn với các bên ký kết Hiệp định thực hiện điều VII của Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch (Hiệp định trị giá GATT/WTO). Đồng thời, chi phí vận chuyển quốc tế và các chi phí liên quan có thể được cộng vào trị giá tính thuế của hàng hóa nhập khẩu.
Chí phí này được xác định dựa vào giá thanh toán hay sẽ phải thanh