PHẦN THỰC TẬP

Một phần của tài liệu Giáo trình sinh lý thực vật ứng dụng (NXB hà nội 2008) vũ quang sáng, 162 trang (Trang 140 - 142)

3.3 .Biện pháp bảo quản nông sản phẩm

B. PHẦN THỰC TẬP

BÀI 1

HIỆU QUẢ CỦA CHẤT ðIỀU TIẾT SINH TRƯỞNG ðẾN KHẢ NĂNG RA RỄ BẤT ðỊNH CỦA CÀNH CHIẾT, CÀNH GIÂM

Thí nghiệm 1 : Hiệu quả của chất ñiều tiết sinh trưởng ñến khả năng ra rễ bất ñịnh của cành chiết, cành giâm

1. Nguyên liệu, dụng cụ, hoá chất

+ Nguyên liệu : cành của cây chanh, bưởi, dâu, doi, cúc, cẩm chướng, khoai tây, thanh táo...

+ Dụng cụ : kéo cắt cành, thước kẻ, khay cát ẩm, bình phun nước, chậu nước

+ Hoá chất : Dung dịch auxin 6000 ppm

2. Nguyên lý của phương pháp

Phương pháp giâm cành dựa trên khả năng hình thành rễ bất ñịnh của cành giâm khi ñược cắt rời khỏi cây mẹ. Phương pháp này thường ñược áp dụng cho cả hai nhóm cây thân gỗ như các loại cây ăn quả: cây vải, nhãn, cam, chanh... và nhóm cây thân thảo như các loại cây: khoai tây, hoa cúc, cẩm chướng....

Khi có tác động vào cây mẹ như cắt cành giâm ra khỏi cơ thể cây mẹ thì lúc đó trong cơ thể cây mẹ sẽ bắt đầu hoạt hố sự hình thành rễ bất định. Yếu tố hoạt hố sự hình thành rễ bất định là auxin. Tức là, lúc đó auxin sẽđược hình thành một cách nhanh chóng tại đỉnh sinh trưởng và các cơ quan non, sau đó qua hệ thống mạch libe auxin ñược vận chuyển về phần vết cắt cành chiết, cành giâm để kích thích tạo rễ bất định.

Sự hình thành rễ bất định có ba giai đoạn :

Sự tái phân chia của mô phân sinh tượng tầng; Sự hình thành mầm rễ bất ñịnh và sự sinh trưởng của mầm rễđể hình thành rễ bất định.

Cả ba giai đoạn ñều ñược hoạt hoá bởi auxin

Dựa vào cơ sỏ khoa học của sự hình thành rễ bất định, người ta xử lý auxin ngoại sinh để kích thích sự ra rễ bất ñịnh của cành chiết, cành giâm .

3. Cách tiến hành

3.1. Giâm cành

Dùng kéo cắt các cành thành nhiều đoạn cành có kích thước 7- 15 cm tuỳ theo từng loại cây (cắt vát 45o, trên cành có ít nhất 1-2 lá có mắt ngủ). đối với cây có lá lớn như doi, bưởi... thì cắt bớt 1/2 lá . Chia số cành làm 2 phần như sau :

- Một phần nhúng vào nước lã 1-2 giây rồi cắm ngay vào cát ẩm (Ð/C)

- Một phần nhúng nhanh (1-3 giây) vào dung dịch auxin 6000 ppm rồi cắm ngay vào cát ẩm

Tất cả các cành sau khi cắm vào khay ñều ñược phun nước ñể giữñộẩm bão hồ trong suốt thời gian thí nghiệm

Tiến hành với các loại cây trồng khác nhau. Sau 1 tuần theo dõi khả năng hình thành rễ của các cơng thức thí nghiệm trên.

3.2. Chiết cành

Dùng dao sắc cắt hai khoanh vỏ cách nhau khoảng 2-3 cm sau đó loại bỏ lớp vỏ ngồi, cạo sạch lớp vỏ trắng tiếp theo ñến tận phần gỗ .Thường ñể phơi cành khoảng một buổi hoặc một ngày sau mới bó bầu.

Dùng bông thấm dung dịch auxin (α-NAA) 6000 ppm bôi lên vết khoanh vỏ (vết khoanh trên) . Hoặc trộn dung dich auxin vào hỗn hợp bó bầu với nồng ñộ thấp hơn (60 - 80 ppm).

Ngun liệu dùng để bó bầu thường sử dụng là hỗn hợp giữa ñất vườn hoặc ñất bùn ao phơi khơ, đập nhỏ trộn với một trong số nguyên liệu hữu cơ như trấu bổi, mùn cưa, rơm rác mục , rễ bèo tây... với tỷ lệ 2/3 ñất với 1/3 nguyên liệu hữu cơ.

Ðảm bảo 70% ñộ ẩm của hỗn hợp bó bầu. Phía ngồi của bầu chiết bọc bằng giấy PE trong. Buộc chặt hai đầu bầu chiết vào cành để bầu khơng bị xoay xung quanh cành chiết . Sau đó theo dõi qua lớp PE khi thấy rễđã mọc ra phía ngồi bầu và chuyển màu trắng nõn sang màu trắng ngà hoặc hơi ngả màu xanh thì có thể cưa cành chiết ñể trồng vào vườn ươm

4. Trả lời câu hỏi và rút ra kết luận

a. Xác ñịnh thời gian hình thành callus, thời gian hình thành rễ trong từng cơng thức b. Xác định tỷ lệ hình thành callus của từng loại cây trong từng cơng thức

c. Xác ñịnh tỷ lệ ra rễ của từng loại cây trong từng công thức d. Nhận xét khả năng ra rễ bất ñịnh của từng loại cây e. Vẽ các hiện tượng quan sát được trong thí nghiệm

Ðối chứng Xử lý auxin

Tên cây

Callus (%) Rễ (%) Callus (%) Rễ (%)

Thí nghiệm 2 : So sánh khả năng ra rễ bất định của cành giâm có tuổi sinh học khác nhau

1. Nguyên liệu, dụng cụ, hoá chất

+ Nguyên liệu : cành dâu (hoặc cành chanh, bưởi...) với ñộ tuỏi sinh học khác nhau : cành già (cành sát gốc) , cành bánh tẻ (cành phần giữa cây), cành non (cành gần ngọn)

+ Dụng cụ : kéo cắt cành, thước kẻ, khay cát ẩm, bình phun nước, chậu nước

+ Hố chất : Dung dịch auxin 6000 ppm

2. Nguyên lý thí nghiệm

Theo học thuyết chu kỳ tuổi của Krenke thì mỗi phần, mỗi cơ quan trên cây đều ñược xác ñịnh bằng tuổi sinh học. Cơ quan càng già thì tuổi sinh học cành cao. Khả năng nhân giống vơ tính ở các cơ quan có tuổi sinh học khác nhau thì khác nhau. Ðối với những cành có tuổi sinh học trung bình thì có khả năng nhân giống vơ tính là tốt nhất.

3. Tiến hành

Dùng kéo cắt cành thành các đoạn cành có độ dài 10 cm (cắt vát 45o). Ðể riêng từng loại cành non, gìa và trung bình. Sau đó nhúng phần cắt vào dung dịch auxin 8000 ppm từ 1-2 giây rồi cắm vào cát ẩm. Ðánh dấu các đoạn cành có tuổi sinh học khác nhau. Giữđộ ẩm bão hồ trên mặt lá bằng bình phun nước. Theo dõi khả năng ra rễ bất ñịnh sau 1 tuần giâm cây.

4. Trả lời câu hỏi và rút ra kết luận

So sánh khả năng hình thành rễ bất định của các đoạn cành có tuổi sinh học khác nhau : - Thời gian hình thành callus, tỷ lệ hình thành callus

- Thời gian hình thành rễ, tỷ lệ hình thành rễ Sự hình thành callus Sự hình thành rễ bất định Tuổi sinh học Thời gian Tỷ lệ % Thời gian Tỷ lệ % Nhận xét Cành non Cành trung bình Cành già

BÀI 2

GIỚI THIỆU VÀ KIẾN TẬP PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG VƠ TÍNH CÂY TRỒNG BẰNG KỸ THUẬT NI CẤY IN VITRO

Một phần của tài liệu Giáo trình sinh lý thực vật ứng dụng (NXB hà nội 2008) vũ quang sáng, 162 trang (Trang 140 - 142)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)