Thanh kiểm tra công tác quản lý ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB quản lý chi ngân sách nhà nước của tổng cục hải quan (Trang 80)

Hiện nay, cơng tác thanh tra, kiểm tra, kiểm tốn cơng tác quản lý ngân sách nhà nước được chia làm hai nội dung chính được thực hiện bởi hai đơn vị chức năng của Tổng cục Hải quan, cụ thể:

-Công tác kiểm tra, kiểm tốn nội bộ cơng tác quản lý tài chính, tài sản nhà

nước, đầu tư xây dựng và đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin được thực hiện bởi Cục Tài vụ Quan trị theo đúng chức năng nhiệm vụ.

Trên cơ sở kế hoạch kiểm tra nội bộ được Bộ Tài chính phê duyệt, Tổng cục Hải quan mà cụ thể là Cục Tài vụ Quản trị thực hiện cơng tác kiểm tra nội bộ theo đúng trình tự như thành lập đồn kiểm tra, thực hiện kiểm tra, ra thông báo kết quả kiểm tra theo đúng các nội dung đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nội dung và trình tự kiểm tra được thực hiên theo Quy chế kiểm tra, kiểm toán nội bộ cơng tác quản lý tài chính, tài sản nhà nước, đầu tư xây dựng và đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tài chính ban hành theo Quyết định số 791/QĐ-BTC ngày 30/3/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

-Cơng tác thanh tra cơng tác quản lý tài chính được thực hiện theo kế hoạch

hoặc theo đơn thư, hoặc theo yêu cầu của cấp quản lý được thực hiện bởi Vụ Thanh tra Kiểm tra thuộc Tổng cục Hải quan theo đúng chức năng nhiệm vụ.

Trên cơ sở kế hoạch thanh tra được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hoặc khi có đơn thư, hoặc theo yêu cầu quản lý, Vụ Thanh tra Kiểm tra thực hiện việc thanh tra, ra thông báo kết quả thanh tra theo đúng nội dung đã được cấp có thẩm quyề phê duyệt.

3.3. Kết quả đạt đƣợc và những hạn chế chủ yếu trong công tác quản lý chi ngân sách nhà nƣớc tại Tổng cục Hải quan

3.3.1. Kết quả đạt được

Qua thời gian triển khai thực hiện cơ chế quản lý tài chính và biên chế tại ngành Hải quan đã tạo điều kiện cho tồn thể cán bộ cơng chức trong ngành chủ

động triển khai các nhiệm vụ chun mơn, đảm bảo mục đích và yêu cầu mà Chính phủ đã giao. Kết quả đạt được của việc thực hiện cơ chế quản lý tài chính và biên chế được thể hiện qua một số mặt sau đây:

Thứ nhất, đã giúp toàn ngành Hải quan hồn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị

được giao về thu ngân sách, về cải cách thủ tục hành chính.

Về thu ngân sách: Cơ chế quản lý tài chính và biên chế đã tạo điều kiện cho

ngành Hải quan tổ chức hoàn thành và hoàn thành vượt chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước, nhiệm vụ chuyên môn được giao. Trong các năm thực hiện cơ chế tài chính từ 2006-2018, nhiệm vụ thu ngân sách của Ngành hàng năm được giao năm sau cao hơn năm trước và trong bối cảnh hết sức khó khăn nhưng Ngành Hải quan đều hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao. Từ đó góp phần tăng thu cho ngân sách, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Để thực hiện có hiệu quả cơng tác thu ngân sách nhà nước, hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước do Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài chính giao cho, Tổng cục Hải quan tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp về cải cách thủ tục hành chính (TTHC) (cải cách thể chế; kiểm soát TTHC; cải cách tổ chức bộ máy; nâng cao chất lượng công chức hải quan; đôn đốc các Bộ, ngành cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành; tuyên truyền, phổ biến pháp luật; đối thoại với Doanh nghiệp; hướng dẫn, kiểm tra, chấn chỉnh việc tổ chức thực hiện; tiếp tục áp dụng các phương pháp quản lý hải quan hiện đại và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin…) nhằm mục tiêu chính là rút ngắn thời gian thơng quan hàng hóa qua biên giới. Việc đẩy mạnh ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào hoạt động nghiệp vụ hải quan góp phần tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, tăng tính minh bạch, giảm thời gian, tiết kiệm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp Việt Nam. Đồng thời, nâng cao năng lực quản lý nhà nước về Hải quan, hiện thực hóa các mục tiêu trong Chiến lược phát triển Hải quan Việt Nam đến năm 2020.

Đây là động lực để đẩy mạnh cải cách hành chính nằm trong chủ trương chung của Chính phủ. Trong cơng tác thu ngân sách nhà nước, hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước, ngay từ đầu năm tồn ngành Hải quan tích cực thực hiện

các giải pháp tăng thu ngân sách, trong đó Tổng cục Hải quan đã triển khai nhiều biện pháp đồng bộ, quyết liệt như: Giao chỉ tiêu thu và đôn đốc thường xuyên công tác thu đối với từng Cục Hải quan tỉnh, thành phố; Kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về chính sách thuế; Chủ động rà sốt kiểm tra các mặt hàng có thuế suất cao, kim ngạch lớn, đặc biệt, tăng cường công tác kiểm tra sau thông quan, kiểm tra nội bộ, chống gian lận thương mại trong khâu làm thủ tục hải quan... Nhờ đó, ngành Hải quan đã chống thất thu một cách hiệu quả đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước được Đảng và nhà nước giao.

Về công tác tăng cƣờng cải cách thể chế và thủ tục hành chính: Hiện nay,

các bước trong quy trình thủ tục Hải quan được rút gọn, tổ chức lại dây chuyền thủ tục Hải quan hoàn chỉnh và hợp lý hơn, bỏ nhiều khâu trung gian, triển khai trên diện rộng thủ tục hải quan điện tử. Qua đó, đã rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục Hải quan, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu.

Tổng cục Hải quan tập trung vào việc xây dựng, hồn thiện chính sách, pháp luật trong lĩnh vực hải quan. Thường xuyên rà soát hệ thống pháp luật của ngành để tham mưu, đề xuất ban hành mới, sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ các văn bản nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật hải quan. Đồng thời tập trung hoàn thiện các dự thảo văn bản được giao chủ trì soạn thảo...

Việc cải cách thủ tục hành chính phải được thực hiện từ khâu xây dựng chính sách, pháp luật đến khâu tổ chức thực hiện pháp luật hải quan, trong đó chú trọng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đảm bảo các trang thiết bị hiện đại để thực hiện thủ tục hải quan được nhanh chóng; thường xuyên tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ cho công chức trực tiếp thực hiện thủ tục...

Đối với cơng tác kiểm sốt thủ tục hành chính, kịp thời thống kê thủ tục hành chính hải quan chưa được cơng bố để trình Bộ quyết định cơng bố theo quy định. Sau khi có quyết định thì tiến hành niêm yết cơng khai trên các trang thông tin điện tử, tại trụ sở, địa điểm giải quyết thủ tục hành chính.

Thứ hai, giúp đổi mới công tác sắp xếp tổ chức bộ máy.

Tác động rõ nét nhất của cơ chế đến công tác quản lý cán bộ và sắp xếp bộ máy đó là: Mặc dù khối lượng công việc hàng năm đều tăng lên từ 10 đến 20% so

với năm trước, biên chế ln trong tình trạng thiếu nhưng năm nào ngành Hải quan cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, các chỉ tiêu thực hiện luôn vượt mức kế hoạch đề ra. Sở dĩ thực hiện được điều này là do áp dụng cơ chế tiết kiệm biên chế gắn liền với thu nhập. Ngành Hải quan đã tổ chức tuyên truyền, quán triệt đến từng cán bộ cơng chức trong tồn ngành về nội dung mục đích của việc thực hiện cơ chế quản lý tài chính và biên chế, trong đó một trong những mục tiêu quan trọng phải đạt được là tiết kiệm biên chế để tăng thu nhập chính đáng, đảm bảo ổn định đời sống cho cán bộ công chức yên tâm công tác.

Trong điều kiện biên chế được giao không đáp ứng khối lượng công việc phát sinh, ngành Hải quan đã chủ động sắp xếp, luân chuyển cán bộ hợp lý, thực hiện phân cấp rõ thẩm quyền, trách nhiệm quản lý cán bộ cho thủ trưởng các đơn vị để chủ động sắp xếp lại tổ chức bộ máy, chủ động trong việc tuyển dụng điều động luân phiên, luân chuyển cán bộ phù hợp. Chủ động sử dụng kinh phí tiết kiệm để ký hợp đồng lao động vụ việc hoặc khoán việc, thực hiện tinh giảm biên chế đối với những cán bộ không đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý, qua đó có điều kiện tuyển dụng nguồn nhân lực mới được đào tạo cơ bản, có trình độ, năng lực và sức khỏe tốt.

Thứ ba, tăng cường công tác quản lý cán bộ, từng bước nâng cao thu nhập cho

cán bộ cơng chức.

Cơ chế quản lý tài chính và biên chế đã thực sự tác động tích cực đến cơng tác quản lý cán bộ. Thực hiện theo cơ chế quản lý tài chính và biên chế, việc chi trả cho cán bộ công chức thông qua việc đánh giá chất lượng và hiệu quả công việc của từng cán bộ công chức. Hàng tháng từng cán bộ công chức đăng ký kế hoạch công tác và cuối tháng tự báo cáo đánh giá kết quả công việc, tổ chức xem xét đánh giá phân loại cán bộ và đề nghị mức chi trả thu nhập theo hướng người làm nhiều, chất lượng và hiệu quả công việc cao được chi trả mức thu nhập cao hơn, những người khơng hồn thành nhiệm vụ hoặc vi phạm kỷ luật thì khơng được hưởng tiền lương tăng thêm. Việc này đã tạo ý thức tự giác và nâng cao ý thức chấp hành kỷ luật, kỷ cương lao động của cán bộ công chức, nâng cao hiệu quả lao động.

Mặt khác, thực hiện cơ chế khoán đã giúp thu nhập cho cán bộ công chức Hải quan được từng bước ổn định và cải thiện, giúp cán bộ công chức phấn khởi yên tâm cơng tác, góp phần quan trọng giúp cho Ngành hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Thứ tư, thực hiện khốn đã giúp tăng cường cơng tác đào tạo, bồi dưỡng nâng

cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ cơng chức.

Nhờ thực hiện cơ chế quản lý tài chính và biên chế nên hàng năm ngành Hải quan đã có nguồn kinh phí để đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ cơng chức nâng cao trình độ học vấn, nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học, chính trị, quản lý nhà nước nhằm trang bị cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức hải quan những kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hiện nhiệm vụ phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm được phân cơng thực hiện đáp ứng u cầu vị trí việc làm đã được quy định tại các khung năng lực vị trí việc làm do Tổng cục Hải quan ban hành. Đảm bảo chất lượng đội ngũ cán bộ công chức ở từng vị việc làm, đảm bảo yêu cầu chuyển đổi vị trí việc làm của cán bộ công chức hải quan theo tiêu chuẩn của từng vị trí việc làm. Đảm bảo việc đào tạo, bồi dưỡng theo đúng yêu cầu công việc và theo từng vị trí việc làm. Qua đó, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng cường hiệu quả của việc thực thi nhiệm vụ trong bối cảnh khối lượng công việc tăng nhanh từ 10 đến 20%, yêu cầu về năng lực trình độ cán bộ cơng chức ngày càng địi hỏi cao nhằm đáp ứng tốc độ hiện đại hóa hải quan và mơi trường xung quanh. Bên cạnh đó, khắc phục những điểm cịn thiếu và yếu của đội ngũ cán bộ cơng chức hải quan hiện tại, qua đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về kỹ thuật nghiệp vụ và phương pháp quản lý hải quan ngang bằng với hải quan các nước tiên tiến trong khu vực. Mặc khác, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nhằm đáp ứng yêu cầu chuẩn chức danh lãnh đạo.

Thứ năm, thực hiện khốn kinh phí hoạt động đã tạo sự chủ động về kinh phí

giúp ngành Hải quan tăng cường cơ sở vật chất, hiện đại hóa hệ thống tin học và trang thiết bị kỹ thuật hiện đại để nâng cao hiệu lực, hiệu quả và hiện đại hóa cơng nghệ quản lý.

Cơ chế quản lý tài chính đã quy định rõ dự tốn giao cho chi đầu tư xây dựng và chi hoạt động thường xuyên: chi đầu tư xây dựng tối thiểu 10%, chi mua sắm

hiện đại hóa trang thiết bị tối thiểu 25% và chi hoạt động thường xuyên tối đa 65% trên tổng dự toán chi được giao đã yêu cầu ngành Hải quan phải cân đối dự toán ngay từ đầu cho các nhiệm vụ quan trọng, trọng tâm; đồng thời phấn đấu tiết kiệm chi thường xuyên để tập trung kinh phí cho việc đầu tư trang thiết bị hiện đại phục vụ hiện đại hóa ngành Hải quan.

Về công tác đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đầu tƣ mua sắm trang thiết bị:

Trong giai đoạn 2016-2018 ngành Hải quan đã đầu tư lớn về trang thiết bị máy móc hiện đại phục vụ yêu cầu triển khai thủ tục hải quan điện tử, quy trình thủ tục mới được nhanh chóng, hiệu quả, góp phần trang bị các trang thiết bị, công cụ, dụng cụ hỗ trợ cho cán bộ cơng chức trong q trình thực hiện nhiệm vụ được giao đạt kết quả tốt.

Tính đến thời điểm hiện tại, 95% cán bộ công chức Hải quan đã được trang bị máy tính, 100% cán bộ làm nghiệp vụ đã được trang bị máy tính, cài đặt phần mềm nghiệp vụ và nối mạng thông suốt từ Tổng cục đến Chi cục. Hạ tầng công nghệ thông tin ngành Hải quan đã từng bước được nâng cấp, đầu tư trang bị đồng bộ, đảm bảo an ninh an toàn, đáp ứng kịp thời yêu cầu triển khai các phần mềm ứng dụng phục vụ cải cách, hiện đại hoá hải quan.

Trong những năm vừa qua, Tổng cục Hải quan đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan. Những kết quả to lớn trong việc ứng dụng công nghệ thơng tin trong thời gian vừa qua đã hình thành nên diện mạo mới của Hải quan Việt Nam theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp, minh bạch, hiệu quả, góp phần quan trọng vào cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình làm thủ tục hải quan, giảm thời gian thông quan, nâng cao năng lực quản lý nhà nước của cơ quan hải quan. Giai đoạn 2016 – 2018, trước bối cảnh quốc tế và trong nước có nhiều biến đổi to lớn và sâu sắc. Hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế ngày càng sâu rộng, yêu cầu cải cách thủ tục hành chính và tạo thuận lợi thương mại ngày càng cao, đồng

thời đòi hỏi phải tăng cường năng lực của cơ quan hải quan trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, bảo vệ an ninh, an toàn kinh tế xã hội. Trong bối cảnh đó, việc tiếp tục đẩy mạnh phát triển cơng nghệ thơng tin mạnh mẽ và tồn diện trong tất cả các lĩnh vực công tác của ngành Hải quan trên cơ sở kế thừa các thành tựu đạt được trong thời gian vừa qua có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Tổng cục Hải quan đã xây dựng và trình Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Kế hoạch 5 năm ứng dụng công nghệ thông tin của Tổng cục Hải quan giai đoạn 2016 – 2020 được ban hành theo Quyết định số 1018/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Theo đó, cơng nhệ thơng tin sẽ được ứng dụng một cách tồn diện trong tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tăng cường cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân và doanh nghiệp, tăng cường kết nối, trao đổi thông tin với các Bộ, ngành và triển khai thành công Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN, trong đó tập trung triển khai các nội dung của Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 về Chính phủ điện tử và Nghị quyết số 19-2016/NQ-

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB quản lý chi ngân sách nhà nước của tổng cục hải quan (Trang 80)