Việt Nam những sự kiện lịch sử., Dương Trung Quốc

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tính chất bù nhìn của Nam triều ở Trung kì (Trang 38 - 40)

Đứng đầu đôi ngũ đó là những vị vua có tinh thần chống Pháp như Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân và những người như Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Văn Tương, Nguyễn Quang Bích, Nguyễn Cao, Đinh Công Tráng… Trước hết do phần lớn vua quan nhà Nguyễn là những trí thức Nho giáo, là người có nhân phẩm nên họ ý thức đầy đủ người cướp giật và thân phận bị cướp giật của mình. Thứ hai do họ là người Việt Nam nên thấm nhuần tinh thần yêu nước, ý thức tự lập tự chủ. Tuy nhiên do giới hạn về hoàn cảnh đất nước dưới quyền bảo hộ của Pháp mà không phải lúc nào tinh thần phản kháng được thể hiện trong mọi tình huống. Ngoài mặt những người này vẫn giữ vẻ hoà dịu song trong thâm tâm vẫn tìm cách phá hoại sự ổn định của chính quyền thực dân bí mật liên lạc với người kháng chiến và trong phạm vi cho phép, tìm cách che chở cho những người này hoặc tìm cách giảm án khi họ bị bắt và bị xét xử. Bên cạnh đó hình thành nên một thế lực chống đối ngầm gây nguy hiểm cho chính quyền Pháp. Vì thế bên cạnh việc đánh giá nhận xét tính chất bù nhìn của triều đình Huế song cũng không thể phủ nhận hoàn toàn thái độ chính trị tích cực của một số vị vua và một số quan lại trong triều trong tư tưởng chống Pháp.

KẾT LUẬN

Thế kỉ XIX theo như nhà sử học Dương Trung Quốc nhận định “ Nó giống như cái bản lề , cái cầu nối giữa xã hội truyền thông và xã hội hiện đại trong những điều kiện thử thách ác nghiệt của chế độ thực dân từ bên ngoài”25.Trong giai đoạn bản lề ấy triều đình nhà Nguyễn tồn tại với tư cách là triều đại quân chủ chuyên chế cuối cùng của Việt Nam đã chỉ mang tính chất bù nhìn và lệ thuộc vào cái bóng của chế độ thuộc địa. Sau hiệp định Patenotre quyền lực chính quyền phong kiến cũng chỉ giới hạn ở Trung Kì(An Nam) và Pháp trở thành nước bảo hộ cho chính quyền An Nam. Trên tất cả các mặt chính trị quân sư, kinh tế, luật pháp, ngoại giao … thì chính quyền Nam triều phải phụ thuộc vào Pháp. Quyền lực thực tế của chính quyền quân chủ này đã bị tước đoạt. Từ nay giai cấp phong kiến Việt Nam đã trở thành chỗ dựa của thực dân Pháp. Nhà nước phong kiến Việt Nam đã sup đổ hoàn toàn, toàn bộ đất nước Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc quyền uy chính trị độc lập của một vương triều cũng bị thủ tiêu.

Trước khi bị Pháp xâm lược Việt Nam là một nước theo chế độ quân chủ, vua là người đứng đầu tối cao nhà nước Phong kiến với đầy đủ mọi quyền hành đối nội và đối ngoại lập hành pháp và tư pháp trên lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên trong quá trình xâm lược và thống trị nước ta Pháp không đập tan bộ máy chính quyền quân chủ phong kiến mà Pháp bằng những hành động quân sự và thủ đoạn chính trị khuất phục nó, tạo dựng và củng cố nó để làm công cụ thống trị, làm chỗ dựa cho sự tồn tại của chúng ở Việt Nam

Tuy nhiên không phải tất mọi vua quan triều Nguyễn đều là tay sai là công cụ cho chính quyền thực dân. Chứng kiến bối cảnh của đất nước mang tính chất như vậy, một số vị vua có những nỗ lực nhất định, muốn giành lại nền độc lập của đất nước từ tay Pháp để đất nước không còn bị lệ thuộc. Cùng với vua có cả những

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tính chất bù nhìn của Nam triều ở Trung kì (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w