Khẳng định rằng chính quyền quân chủ An Nam là chính quyền bù nhìn tay sai cho giặc là hoàn toàn đúng Nhưng nếu chỉ nhận thức là bù nhìn

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tính chất bù nhìn của Nam triều ở Trung kì (Trang 32 - 34)

nhìn tay sai cho giặc là hoàn toàn đúng. Nhưng nếu chỉ nhận thức là bù nhìn thôi thì không đầy đủ và khi đó là phi lịch sử. Đặc điểm hoàn cảnh lúc đó quyết định tính chất bù nhìn tay sai nhưng ta cũng không quên thừa nhận những nhân vật thuộc hàng ngũ hoàng tộc và quan lại đứng về phía nhân dân thường xuyên có ý định phục hồi lại nền độc lập của đất nước.

Chứng kiến thất bại liên tiếp của quân đội triều đình trước sự tấn công của thực dân Pháp. Nhà nước phong kiến không còn cách nào khác là phải từng bước nhượng bộ và với điều ước paternotre họ đã phải thừa nhận trên văn bản sự bảo hộ của Pháp. Chính vì vậy mà vua quan nhà Nguyễn sẽ là người ý thức đầy đủ thân phận bị cướp giật của mình. Và chúng ta cũng không thể phủ nhận rằng trên thực tế một số nhân vật trong hoàng tộc đã muốn khôi phục lại nền độc lập tự chủ, tiến

hành kháng chiến và có ý định xoay chuyển tình thế. Trong triều đình xuất hiện một số ông vua yêu nước bắt đầu từ thời vua Tự Đức.

Tự Đức làm vua từ 1847 đến 1883. Ông là ông vua giỏi làm thơ hơn là làm chính trị, tuy nhiên Tự Đức luôn cũng các quan đại thần có cùng tâm huyết tìm cách khôi phục lại nền độc lập dân tộc của đất nước. Tự Đức đã làm việc rất nhiều trong những thập kỷ cuối cùng của đời mình ông ta đã tham gia bàn bạc và quyết định hầu hết mọi việc từ lớn như chống Pháp, giữ đất đến như cho phép phát thóc kho tiền quỹ chẩn cấp dân đói… Khi Pháp nổ súng ở Đà Nẵng ông tỏ ý quyết đánh và lệnh cho các quan và quân “ dân trong kinh, ngoài các tỉnh tâu bày kế đánh hoả công”. Giặc Pháp tấn công Gia Định, ông ra dụ “dân Nam Kỳ họp đoàn dân phu” lại “dụ các quan cố gắng đánh giặc ai có phương sách gì cho bày tỏ với tướng”. Khi Nam Kỳ mất vào tay giặc, hoà ước 1874 nhục nhã… không khỏi làm Tự Đức ân hận thừa nhận tội lỗi của mình.

Đến cuối đời Tự Đức đã xuống chiếu tự phê, tự nhận trách nhiệm để cho đất nước rơi vào tay quân Pháp là vì mình. Chiếu ghi : “ Các triều đã dày công khó nhọc mở mang đất đai bỗng nhiên một sớm thấy giao cho địch, họ đã chọn lấy hoạ nhỏ nên đã dùng đến cái chết để khỏi nhục mà vua, quả như thế chăng? Khiến ta cùng bề tôi thân cận chẳng làm sao hơn, chỉ còn biết nhìn nhau mà nuốt nước mắt, đành đắc tội với tôn miếu và thiên hạ… Nhưng không sáng suốt trong việc biết người, ấy là tội của ta, bất đắc dĩ phải thuận theo quyền mà hành động, những mong được những phút nghỉ ngơi”.

Trách nhiệm của triều đình Huế thời Tự Đức để mất nước là rõ ràng nhưng cho rằng ông vua ấy đã bán nước là không thoả đáng. Về sau này khi triều đình đã bị biến thành thiết chế bù nhìn chúng ta vẫn còn ghi nhận được những hành vi yêu nước chống sự chiếm đóng ngoại bang của vua Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân cùng với quan lại có tinh thần yêu nước như Tôn Thất Thuyết và phong trào Cần Vương.

Trong triều đình lúc này có sự đấu tranh gay gắt giữa hai phái chủ chiến và chủ hoà. Mà tư tưởng chủ đạo sau khi Tự Đức mất là chủ chiến. Phái chủ chiến muốn tìm cách lập một ông vua có tinh thần chống Pháp để yên lòng dân, trấn áp những phần tử có ý định đầu hàng. Việc liên tục thay đổi ngôi vua và cuối cùng Hàm Nghi 14 tuổi lên ngôi là nằm trong kế hoạch đó. Sau khi Tự Đức mất, Tôn Thất Thuyết là một trong ba phụ chính đại thần đồng thời giữ chức thượng thư bộ binh nắm trong tay mọi binh quyền, đang ráo riết xây dựng lực lượng sống mái với quân thù. Phái chống Pháp do ông cầm đầu bí mật chuẩn bị lực lượng như “mở đường thượng đạo” xây dựng một hệ thống sơn phòng dọc theo Trường Sơn, chuyển súng lớn (thần công), kho tàng lương thực ra căn cứ Tân Sở (Cam Lộ- Quảng Trị)19. Kế hoạch này đã được các đại quan chủ chiến và vua Hàm Nghi hoạch định từ trước khi xảy ra vụ biến ở kinh thành Huế đêm 04 rạng 05/07/1885.

Trong bức điện của Puginier gửi Briere de l’Isle (06/11/1884) đã khẳng định “không còn chút nghi ngờ nào về mưu toan của chính phủ Nam Triều về các hành động của họ nhằm bảo toàn trong khả năng có thể của vương quốc họ. Họ thừa hiểu rằng cái gọi là nền bảo hộ chẳng qua chỉ là cách để đi đến sự chiếm đóng hoàn tòan và họ cũng tự hiểu mọi dự định kháng chiến đều không thể thực hiện ở Huế. Do đó kế hoạch họ đặt ra là lập một kinh đô mới ở Cam Lộ, một địa điểm giáp biên giới Lào… Chính phủ Nam triều luôn trung thành với đường lối chính trị kín đáo thận trọng không bao giờ lộ liễu, họ điều hành công việc qua hai nhân vật Hoàng Cao Khải và đô đốc Ngộ. Đó là hai nhân vật có ảnh hưởng rất lớn ở Bắc Kì”2

Tiếp đó Puginier lại giữ cho tướng Millot một bức thư khác chuẩn bị kháng chiến của quan và dân Thanh Hoá và Ninh Bình của triều đình Huế. Bức thư viết: “ đã thật rõ ràng là đang diễn ra một âm mưu quan trọng được ban ra từ cấp trên với một mạng lưới hành động đông và rộng có thể bùng nổ trong thời gian rất ngắn sắp tới.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tính chất bù nhìn của Nam triều ở Trung kì (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w