Điều kiện phát triển nông nghiệp bền vững

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh thái bình 001 (Trang 25 - 29)

1.1.3.1. Môi trường kinh tế vĩ mô

Các hoạt động kinh tế bao giờ cũng diễn ra trong môi trường vĩ mô nhất định. Môi trường vĩ mô càng thuận lợi, các hoạt động kinh tế càng hiệu quả và càng được mở rộng. Bởi vậy để phát triển bền vững phải tạo lập môi trường vĩ mô thuận lợi cho phát triển nông nghiệp như ổn định hệ thống chính trị, xã hội, tạo lập mơi trường pháp lý, bảo vệ được lợi ích chính đáng của nơng dân, xây dựng mơi trường văn hóa giáo dục phù hợp với yêu cầu phát triển KT - XH; củng cố, mở rộng quan hệ hữu nghị với các nước.

Hệ thống chính trị ở nơng thơn đó là chủ thể trực tiếp lãnh đạo, đưa PTNNBV vào cuộc sống. Cho nên hệ thống chính trị ở cơ sở là cực kỳ quan trọng. Vai trị hệ thống chính trị ở nơng thơn thể hiện trực tiếp ở chỗ tổ chức cho nhân dân thực hiện các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách và luật pháp của Nhà nước về xây dựng nông nghiệp phát triển bền vững vào thực tiễn cuộc sống. Các chủ trương, đường lối, chính sách đó dù có đúng nhưng khâu thực hiện khơng tốt thì cũng chỉ dừng lại ở góc độ lý luận mà thơi; đó là chưa tính đến thực hiện sai có thể dẫn đến sự phá hoại vững mạnh của hệ thống chính trị ở nơng thơn là yếu tố chính trị, xã hội bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện phát triển nông nghiệp bền vững đạt được mục đích.

Nguồn lực của mỗi quốc gia là tổng thể các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc dân, dân cư, nguồn lao động cùng với các đường lối chính sách liên quan đến phát triển KT - XH của quốc gia đó. Các nguồn lực có mối quan hệ mật thiết với nhau, khơng tách rời nhau. Đến lượt mình mỗi nguồn lực lại có vai trị riêng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.

Nguồn lực tự nhiên giữ vai trò là cơ sở để phát triển KT - XH, chúng ta không thể phát triển kinh tế nông nghiệp nếu như thiếu cơ sở tài nguyên. Vấn đề là

ở chỗ bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái, phát huy tối đa thế mạnh và khắc phục những hạn chế của từng vùng, từng địa phương cụ thể.

Dân cư và lao động có vai trị then chốt đối với phát triển kinh tế nông nghiệp đặc biệt là đội ngũ lao động nơng nghiệp có trình độ khoa học, kỹ thuật. Mọi của cải xã hội đều do con người làm ra và quay trở lại phục vụ cho nhu cầu chính bản thân con người, con người là động lực của sản xuất bởi họ là yếu tố trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất xã hội, vừa là yếu tố tiêu thụ những sản phẩm do chính mình tạo ra. Con người có khả năng áp dụng những thành tựu khoa học, kỹ thuật để cải tạo tự nhiên phục vụ cho lao động sản xuất để nâng cao đời sống. Đây là nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội.

Ngồi các nguồn lực nói trên thì phải kể đến nguồn lực khơng kém phần quan trọng góp phần cơ bản cho sự phát triển kinh tế nơng nghiệp đó là cơ sở vật chất kỹ thuật. Cơ sở vật chất có vai trị quyết định nó thể hiện ở chỗ tạo điều kiện thuận lợi hay gây khó khăn cho sự phát triển nơng nghiệp theo hướng bền vững.

Trước hết về cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho ngành kinh tế nông nghiệp là giao thông vận tải, thủy lợi nội đồng, mạng lưới cấp điện, mạng lưới cấp thoát nước và xử lý nước thải, rác thải, mạng lưới thông tin truyền thơng, các nhà máy xí nghiệp với năng lực đáng kể.

1.1.3.3. Vai trị quản lý của nhà nước

Trong quá trình tồn tại và phát triển xã hội loài người đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển. Ngoại trừ xã hội ngun thủy đầu tiên thì xã hội nào cũng có nhà

nước. Sự ra đời của nhà nước là một vấn đề tất yếu khách quan của quá trình phát triển xã hơi lồi người.

Nhà nước ra đời có vai trị quản lý xã hội tạo điều kiện tốt nhất cho xã hội phát triển. Vì thế xã hội nào cũng cần có sự quản lý của nhà nước, đặc biệt là trong chế độ xã hội chủ nghĩa càng quan trọng vì nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Đối với nền kinh tế thì vai trị của nhà nước chiếm vị trí quan trọng hơn cả vì kinh tế có vai trị quyết định đến sự phát triển của xã hội.

Ở Việt Nam thì vai trị quản lý của nhà nước càng quan trọng vì đất nước ta đi lên xã hội chủ nghĩa xuất phát từ một nền nông nghiệp nghèo làn, lạc hậu. Sau khi giành thắng lợi trong kháng chiến chống thực dân Pháp thì chủ trương của Đảng ta là bỏ qua giai đoạn chủ nghĩa tư bản quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Trong khi đó nền kinh tế nước ta vẫn là nền kinh tế lạc hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới, nền kinh tế vẫn dựa vào nông nghiệp, xuất phát điểm thấp. Thật vậy, ở nước ta vai trò lãnh đạo của Đảng và Nhà nước với các chính sách, các mục tiêu, các định hướng cụ thể là sự cần thiết tạo điều kiện tốt nhất để cho đất nước phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa.

Vai trò quản lý nhà nước về kinh tế trong nông nghiệp bắt nguồn tự sự cần thiết phải phối hợp các hoạt động lao động chung trên cơ sở xã hội hóa sản xuất, PTNNBV, lực lượng sản xuất và trình độ phát triển sản xuất hàng hóa càng cao thì càng cần thiết phải thực hiện vai trò này một cách chặt chẽ và nghiêm ngặt. Tùy theo trình độ phát triển của lực lượng sản xuất hàng hóa của nơng nghiệp trong từng giai đoạn nhất định mà giữa các phân ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản cũng như các yếu tố kinh tế của tồn ngành nơng nghiệp có những mối quan hệ tỷ lệ phù hợp đảm bảo khai thác hợp lý các nguồn lực và phát triển. Sự phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất, sự tác động thường xuyên hay bị động của các yếu tố tự nhiên, KT - XH, chính trị trong nước cũng như quốc tế ln là những nguyên nhân phá vỡ những mối quan hệ tỷ lệ nói trên. Trước tình hình đó, nhà nước nhận thức đúng quy luật vận động phát triển, nắm vững và dự báo được các yếu tố tự

nhiên KT - XH, chính trị trong nước và quốc tế để vạch ra những chiến lược và kế hoạch phát triển thể chế hóa các chủ trương đường lối phát triển nông nghiệp bền vững thành các quy chế luật định để hướng dẫn, sử dụng các kích thích kinh tế nhằm định hướng phát triển các vùng nơng nghiệp phát triển đúng hướng và có hiệu quả gắn với bảo vệ môi trường và giải quyết các vấn đề xã hội.

Nhà nước xác định mục tiêu, phương hướng hoạt động để định hướng sự phát triển của kinh tế nông nghiệp như chỉ ra chỉ tiêu đối với nông nghiệp, xây dựng nông nghiệp với các phương hướng sau:

Nhà nước định hướng cho nông nghiệp phát triển theo hướng CNH, HĐH mới có thể đưa nước ta khỏi tình trạng lạc hậu như hiện nay.

Phát triển kinh tế bền vững trên cơ sở khai thác và sử dụng các tài nguyên hợp lý, tái tạo và bảo vệ để có thể khai thác lâu dài.

Phát triển kinh tế theo hướng xuất khẩu là vì nền kinh tế khơng thể khép kín nên phải phát triển nó theo hướng xuất khẩu để tăng năng suất sản lượng trong sản xuất nông nghiệp.

Nhà nước tạo điều kiện tốt nhất để nông nghiệp phát triển như việc xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ cho nông nghiệp, tăng lượng tiền đầu tư cho nông nghiệp, nghiên cứu tạo ra các giống mới có năng suất cao.

Bên cạnh những việc tạo cơ sở hạ tầng Nhà nước cũng có những chính sách ưu tiên khuyến khích các hộ nơng nghiệp như giảm thuế cho các mặt hàng nơng phẩm, khen thưởng cho các hộ gia đình sản xuất giỏi. Vì tính chất của nơng nghiệp ngày càng áp dụng nhiều khoa học, kỹ thuật nên cần phải có đội ngũ quản lý lao động có năng lực nhất định. Do vậy cần có chính sách để nâng cao chất lượng nhân lực như mở các trường đào tạo cán bộ chuyên sâu về ngành nông nghiệp để phục vụ cho ngành; thường xuyên mở các lớp tập huấn về kỹ thuật, đào tạo ngắn hạn cho các hộ nông dân để họ nâng cao hiểu biết. Tất cả các chính sách này đã đang và sẽ góp phần giúp cho nơng nghiệp của nước ta ngày càng phát triển.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh thái bình 001 (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(131 trang)
w