NGHIỆM
1. Kết quả giảng dạy
Qua các hoạt động học tập theo cặp, nhóm được sắp xếp một cách phù hợp dưới sự điều khiển linh hoạt của giáo viên, tôi nhận thấy các em đã phát huy được tính tích cực của mình, mạnh dạn tham gia phát biểu làm cho không khí lớp học sôi động hơn. Mỗi giờ học thực sự đã bớt căng thẳng hơn và điều
quan trọng hơn cả là thời gian học sinh được thực hành cũng như số lượng học sinh có cơ hội thực hành nhiều hơn. Kết quả thu được như sau:
- 80% học sinh tham gia hoạt động. - 100% học sinh hứng thú học tập. Đối với giáo viên và học sinh:
+ Giáo viên: không phải giảng giải hay thuyết trình dài dòng, không phải làm thay cả phần việc dành cho học sinh. Giáo viên đóng vai trò làm người tổ chức, hướng dẫn, giúp đỡ, bổ sung kiến thức.
+ Học sinh: được chủ động tiếp thu kiến thức, được làm chủ thể của hoạt động. Các em học tập hăng say, hào hứng, chủ động tìm tòi, khai thác kiến thức và rèn luyện kĩ năng tư duy.
Qua quá trình áp dụng cách dạy trên, tôi nhận thấy kết quả học tập của học sinh chuyển biến rất tốt. Tuy kết quả học tập chưa cao nhưng thành quả lớn nhất đối với tôi là các em có được niềm say mê học tập đối với bộ môn. Đó là đòn bẫy thúc đẩy thái độ học tập đúng đắn của học sinh. Đa số các em hiểu bài và làm bài đúng, có sự thoải mái trong giờ học nên phát huy được tính tích cực, năng động và yêu thích đối với môn tiếng Anh.
2. Bài học kinh nghiệm
- Việc tổ chức học sinh làm việc theo cặp, nhóm giúp các em mạnh dạn hơn trong quá trình giao tiếp (kể cả trong giao tiếp hàng ngày). Các em có nhiều cơ hội luyện tập và sử dụng một cách sáng tạo trong những tình huống gần với đời sống thực của mình.
- Giáo viên cần chú ý đến đối tượng học sinh, nắm bắt trình độ nhận thức của học sinh nhanh hay chậm để đảm bảo việc kiểm tra được thực hiện thường xuyên phù hợp với mọi học sinh. Đối với lớp có học hinh khá, giỏi, tiếp thu nhanh, tôi thường sử dụng các kĩ năng mang tính chất yêu cầu học sinh tái tạo lại những gì đã học như: trò chơi đóng vai, thuật lại những gì mà nhóm đã thảo luận,…Đối với lớp có học sinh yếu, tiếp thu chậm hơn, tôi sử dụng cách kiểm tra mang tính gợi mở như: vừa dùng tranh vừa cho thêm từ gợi ý
(tiết “nói”, Task 3, bài 13 dành cho lớp 10C3, 10C6), mẫu hội thoại và gợi ý cho sẵn,…
- Học sinh yếu, kém thường lo sợ sẽ mắc lỗi trước lớp, sợ bạn bè cười nhưng có các bạn cùng lớp thì sự e dè đó sẽ ít hơn nhiều. Ngoài ra, học sinh cũng có cơ hội giúp đỡ học hỏi lẫn nhau nhiều hơn, từ đó các em phát huy tinh thần đoàn kết.
- Điều đáng phê bình nhất là sau khi yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm, giáo viên về bàn ngồi làm việc riêng, coi như vậy là xong việc.
- Điều đáng lưu ý là giáo viên không nên sửa lỗi cho học sinh quá nhiều, nếu bị sửa lỗi nhiều các em sẽ lo sợ, rụt rè, thậm chí không dám xung phong lên trình bày nữa. Vì vậy, giáo viên nên chú ý những lỗi cơ bản mà các em thường hay gặp. Các kết quả thu được từ việc quan sát, lắng nghe và chấm các bài viết sẽ hết sức quý giá vì giúp học sinh hiểu sâu hơn về quá trình học của mình. Giáo viên sẽ nắm được điểm yếu, điểm mạnh của các em, những vấn đề cần bổ sung cho tiết dạy tiếp theo, những chỗ cần điều chỉnh trong giáo án của mình. Giáo viên cũng học được cách khoan dung với những lỗi không quan trọng. Điều quan trọng hơn cả là học sinh sẽ nhìn nhận giáo viên như những người mà học sinh sẽ xin ý kiến. Nhờ vậy mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh sẽ tốt đẹp hơn.
Để có những tiết học đạt hiệu quả cao luôn là niềm trăn trở, suy nghĩ, là mục đích hướng tới của từng người giáo viên có lương tâm và trách nhiệm nghề nghiệp, nhưng đây không phải là điều đạt được dễ dàng. Người giáo viên phải nhận thức rõ vai trò là người “thắp sáng ngọn lửa” chủ động lĩnh hội tri thức trong từng học sinh. Vì vậy, qua việc ứng dụng thành tựu của công nghệ thông tin kèm theo các hoạt động cặp, nhóm trong những năm gần đây, tôi nhận thấy rằng học sinh của chúng ta ngày càng mạnh dạn tham gia vào việc xây dựng bài học hơn, bởi vì các em tránh được lối dạy và học với phấn trắng bảng đen mà lâu nay các em đã học. Các dạng bài tập được cho nhiều hơn, đa dạng hơn cho mọi đối tượng học sinh. Về phần giáo viên, có thời gian bao quát lớp hơn, hướng đến mọi đối tượng học sinh trong lớp, thực hiện tiết dạy nhẹ nhàng hơn và đạt hiệu quả cao.
* Kết qua chung:
Riêng bản thân tôi nhờ vận dụng phương pháp hoạt động theo cặp, nhóm kết hợp với nhiều phương pháp khác tôi đã đạt được một số kết quả nhất định: học sinh thực hành trên lớp nhiều hơn, tăng tính tự quản, tự giác, óc sáng tạo của học sinh, các em trở nên thích học Anh văn hơn, thích những giờ dạy của tôi nhiều hơn, thậm chí có cả những học sinh đã về nhà tự nghiên cứu, rồi lại đến hỏi tôi. Thái độ của giáo viên với học sinh cũng rất cần thiết, cần có thái độ cởi mở, chan hòa và vui vẻ với học sinh, biết khích lệ đúng lúc sẽ giúp các em tự tin hơn khi tham gia vào bài giảng. Tránh gây không khí nặng nề trong tiết dạy. Những câu nói vui đúng lúc sẽ có hiệu quả cao hơn những lời giáo huấn dài dòng mà phiến diện, từ đó giúp các em giảm được áp lực học tập. Trong giờ học, tôi đã kết hợp hài hòa trong phong cách dạy của mình có thể làm cho giờ học mang không khí rất thoải mái bằng cách nêu thực tiễn xung quanh đời sống hàng ngày thông qua những câu chuyện ngắn có tính chất khôi
hài, gây cười (có tính giáo dục cao) có thể xen vào bất cứ thời gian nào trong suốt tiết học.
* Những kiến nghị, đề xuất:
- Ngành giáo dục cần phải dầu tư trang thiết bị dạy và học tốt hơn cho tương xứng với thế hệ học trò và thời cuộc. Nên đại trà chứ không thể chỉ dùng mẫu vài tiết rồi lại thôi. Đây cũng là điều góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên phát huy tốt hiệu quả giờ dạy. Cũng như nên có sự quan tâm, động viên kịp thời, tương xứng. Đồng thời tạo điều kiện cho giáo viên tham dự các lớp học bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn, nghiệp vụ cũng như các lớp nâng cao về trình độ vi tính. Có chế độ khen thưởng, động viên kịp thời cho các cá nhân tích cực đầu tư đổi mới phương pháp dạy học để tạo ra phong trào thi đua sôi nổi, rộng khắp trong toàn ngành, đáp ứng lại điều mong mỏi của mọi người.
- Tạo cơ hội cho học sinh được tiếp xúc, giao lưu với người nước ngoài. Do khả năng có hạn, nên nội dung bài viết còn hạn chế. Kính mong các cấp lãnh đạo, hội đồng giám khảo, các thầy cô và các đồng nghiệp đóng góp ý kiến bổ sung để tôi có thể hoàn thiện phương pháp của mình hơn nữa.
Chân thành cảm ơn !
Tân Bình, ngày tháng năm
Người viết