Các giải pháp nâng cao hoạt động trong quá trình chứng minh

Một phần của tài liệu Tài liệu Quá trình chứng minh trong tố tụng hình sự (Trang 79 - 93)

Trong bối cảnh một loạt các lĩnh vực về bổ trợ tư pháp, qua nghiên cứu, rà soát Bộ luật TTHS, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư, Nghị quyết của Quốc hội về chương trình xây dựng pháp luật khóa XIII và đặc biệt là việc Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được Quốc hội thông qua ngày 28/11/2013 cho thấy việc sửa đổi, bổ sung một cách toàn diện Bộ luật TTHS hoặc ban hành một Bộ luật TTHS mới cần thể hiện được một số nội dung cơ bản sau đây:

 Trong công tác xét xử : Về định hướng tăng cường công tác tranh tụng trong hoạt động xét xử của Tòa án

Bộ luật TTHS năm 2003 đã có một chương quy định về “Tranh luận tại phiên tịa” (Chương XXI). Xem xét tồn bộ 05 điều luật của Chương này cho thấy, việc bào chữa của Luật sư tại phiên tòa hay lời bào chữa của bị cáo với các ý kiến kết tội của kiểm sát viên được quy định còn mờ nhạt và không tương xứng. Sau khi xảy ra một số vụ án oan sai gây bức xúc trong dư luận được báo chí đưa tin và trong thực tế nhiều trường hợp tại phiên tòa, kiểm sát viên sau khi đọc bản cáo trạng luận tội với bị cáo, không tranh luận, đối đáp ý kiến bào chữa của luật sư mà chỉ nói giữ nguyên quan điểm đã nêu trong cáo trạng, Hội đồng xét xử vẫn còn một số thiên về ý kiến của kiểm sát viên nên xảy ra tình trạng “án bỏ túi” và tuyên án theo các tài liệu sẵn có trong hồ sơ.

Như vậy, chủ trương tăng cường công tác tranh tụng trong hoạt động xét xử là một định hướng đúng đắn. Trên Thế giới hiện có 2 mơ hình tố tụng, đó là “tố tụng xét hỏi” và “tố tụng tranh tụng”. Hoạt động xét xử của nước ta hiện nay được tổ chức theo mơ hình tố tụng xét hỏi. Do đó, u cầu đặt ra

trong việc sửa đổi, bổ sung Bộ luật TTHS là quy định như thế nào, mức độ, liều lượng của hoạt động tranh tụng giữa kiểm sát viên và luật sư, giá trị pháp lý của hoạt động tranh tụng trong cả quá trình xét xử, nghĩa vụ của kiểm sát viên, của Hội đồng xét xử và sự phản ánh, đánh giá về nội dung tranh tụng tại phiên tòa của Hội đồng xét xử qua nhận định về bản án, hậu quả pháp lý của bản án nếu Hội đồng xét xử, kiểm sát viên không bảo đảm thực hiện nguyên tắc tranh tụng.

 Về định hướng tổ chức Tòa án theo khu vực

Nhằm bảo đảm nguyên tắc độc lập trong hoạt động xét xử, Nghị quyết số 49-NQ/TW đã đưa ra định hướng tổ chức hoạt hoạt động của Tòa án theo khu vực và vẫn bảo đảm nguyên tắc xét xử hai cấp. Có thể nói, đây là thay đổi lớn về thẩm quyền xét xử của Tòa án hiện quy định theo cấp hành chính trong Bộ luật TTHS. Việc thể chế hóa định hướng trong Nghị quyết 49-NQ/TW và quy định cụ thể nguyên tắc tổ chức hoạt động xét xử trong Hiến pháp đã được Quốc hội thông qua là một yêu cầu quan trọng đặt ra trong Bộ luật TTHS sửa đổi. Tuy nhiên, nội dung này không thể chỉ được giải quyết bằng các quy định của Bộ luật TTHS mà việc sửa đổi, bổ sung các quy định về thẩm quyền xét xử của Tòa án khu vực cần phải đặt trong mối quan hệ với việc sửa đổi Luật tổ chức Tòa án nhân dân, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và Luật tổ chức điều tra hình sự, nhất là trong điều kiện tổ chức của cơ quan điều tra hình sự vẫn theo cấp hành chính. Quan điểm của người viết bài này cho rằng, việc sửa đổi, bổ sung Bộ luật TTHS cần đặt trông mối quan hệ và phải được tiến hành đồng thời với việc sửa đổi, bổ sung Luật tổ chức Tòa án nhân dân, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Luật tổ chức điều tra hình sự, Luật tạm giữ tạm giam, cụ thể là Quốc hội cần u cầu Chính phủ, Tịa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao chuẩn bị và trình Quốc hội thảo luận cho ý kiến và thông qua các luật này trong cùng kỳ họp sau khi Quốc hội thông qua Hiến pháp sửa

đổi, bổ sung để bảo đảm sự thống nhất, logic giữa các luật về tổ chức hoạt động của cơ quan điều tra, truy tố và xét xử với Bộ luật TTHS.

Chất lượng và hiệu quả hoạt động chứng minh các vụ án hình sự phụ thuộc rất lớn vào các chủ thể tiến hành tố tụng, đặc biệt là các Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán và Hội thẩm các cấp. Thực tiễn điều tra, truy tố và xét xử cho thấy trình độ chun mơn và kỹ năng nghề nghiệp của đội ngũ Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán và Hội thẩm khơng đồng đều, cịn nhiều bất cập, kỹ năng nghiệp vụ còn yếu kém chưa đáp ứng được yêu cầu cải cách tư pháp. Do tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường, một bộ phận Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán phẩm chất đạo đức bị thối hóa, biến chất. Vì vậy, xây dựng đội ngũ Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán và Hội thẩm của nước ta có phẩm chất đạo đức tốt, trình độ chun môn và kỹ năng nghề nghiệp giỏi là một yêu cầu cấp thiết, một giải pháp có ý nghĩa rất quan trọng để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động chứng minh các vụ án hình sự. Các giải pháp này bao gồm:

- Kiện toàn các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án các cấp bảo đảm đủ biên chế theo quy định.

Kiện toàn đủ biên chế của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án các cấp bảo đảm đủ biên chế cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án các cấp cũng là một giải pháp cần sớm được tiến hành trong giai đoạn hiện nay để nâng cao hiệu quả hoạt động chứng minh VAHS của các cơ quan tiến hành tố tụng. Theo số liệu của cơ quan chức năng, thì số lượng Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán các cấp còn thiếu nhiều so với biên chế, đặc biệt là ở các cơ quan điều tra cấp thứ ba.

- Thực hiện tốt công tác tuyển dụng và bổ nhiệm Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán các cấp.

viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán là quan trọng. Các cơ quan tiến hành tố tụng theo phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình phải lựa chọn được những người có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có lối sống lành mạnh, chấp hành tốt chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có lập trường tư tưởng vững vàng, khơng bị cám dỗ, vụ lợi cá nhân, có tinh thần trách nhiệm cao trong cơng tác, có ý thức tổ chức kỷ luật, tích cực tu dưỡng, rèn luyện, trau dồi nghiệp vụ để bổ sung vào đội ngũ Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán các cấp đồng thời phải xử lý kịp thời nghiêm minh những cán bộ thối hóa, biến chất. Chế độ tuyển chọn phải công khai, công bằng, minh bạch và kiên quyết loại bỏ các tiêu chuẩn (đặc quyền, ưu đãi) do từng ngành đặt ra (con em trong ngành, chỉ tiêu đối ngoại,...) cũng như các yếu tố tiêu cực khác (chạy chọt, hối lộ, gian lận trong thi tuyển; bằng cấp giả,...). Mặt khác, cần nghiên cứu và có chính sách đãi ngộ đặc biệt và mở rộng phạm vi đối tượng tham gia thi tuyển để đào tạo đội ngũ Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán để thu hút được những người có chun mơn giỏi, trình độ học vị cao tham gia vào đội ngũ cán bộ của các cơ quan tiến hành tố tụng. Phân cơng nhiệm vụ phù hợp với trình độ và năng lực thực tế của họ. Cần thực hiện chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, xây dựng và khẳng định vị thế của họ.

- Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng về trình độ chun mơn và kỹ năng nghề nghiệp cho đội ngũ Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán và Hội thẩm các cấp.

Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng về trình độ chun mơn và kỹ năng nghề nghiệp cho đội ngũ Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán Đảng ta đã khẳng định: "Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng,

gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong xây dựng Đảng" [13, tr.6]. Vì vậy, cần tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo,

chỉ đạo của của các cấp ủy Đảng đối với công tác quản lý Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán các cấp; tăng cường mối quan hệ kiểm tra, giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp đối với hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng. Hoàn thiện cơ chế giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện đối với hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng; tiếp tục sửa đổi, bổ sung các quy định về quản lý Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán về địa vị pháp lý của đội ngũ này, về chế độ chính sách đối với Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán và Hội thẩm, về chế độ khen thưởng, kỷ luật về các đảm bảo cho họ hoạt động; cần phải định ra các tiêu chí phân bổ chỉ tiêu biên chế, cơ cấu tỉ lệ giữa Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán và các chức danh khác.

Quan điểm chỉ đạo của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay và thời gian tới là: "Xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức có phẩm chất, năng lực là yếu

tố quyết định chất lượng bộ máy nhà nước" [13, tr.07], đồng thời Đảng ta

cũng chỉ đạo trực tiếp, cụ thể đòi hỏi phải đổi mới, kiện toàn hệ thống các cơ quan tư pháp:

Củng cố kiện toàn các cơ quan tư pháp, xây dựng đội ngũ Thẩm phán, Thư ký Tịa án có phẩm chất chính trị và đạo đức chí cơng vơ tư, có nghiệp vụ vững vàng, bảo đảm cho bộ máy trong sạch, vững mạnh là yêu cầu bức thiết trong việc đổi mới hệ thống các cơ quan tư pháp và kiện toàn đội ngũ cán bộ ngành [13, tr.23], bởi vậy, Bộ Công an, VKSNDTC, TANDTC và các cơ quan hữu quan cần có kế hoạch đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng, tập huấn (dài hạn, ngắn hạn) thường xuyên cho đội ngũ Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán các cấp về trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ trong điều tra, truy tố và xét xử các vụ án hình sự; kỹ năng thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ ở các giai đoạn tố tụng cũng như các kỹ năng đặc thù, chuyên sâu trong hoạt

động chứng minh đối với các tội như: xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm của công dân; các tội phạm về ma túy; các tội phạm về kinh tế; các tội phạm về chức vụ;… và thường xuyên cập nhật các kiến thức pháp luật tố tụng hình sự, dân sự. Đây là một giải pháp cấp bách cần triển khai và thực hiện kịp thời để sớm trang bị kỹ năng nghề nghiệp cho đội ngũ Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán các cấp, nhất là đối với cấp thứ ba để có thể đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.

KẾT LUẬN

Quá trình chứng minh trong tố tụng hình sự ở nước ta là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đây là nhiệm vụ cơ bản xuyên suốt của cả quá trình điều tra, truy tố và xét xử, nhằm xác định sự thật khách quan, để giải quyết đúng đắn VAHS. Song, việc làm sáng tỏ, toàn diện vấn đề này gặp rất nhiều khó khăn. Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu được cơng bố, nhiều ý kiến được đề xuất, triển khai trong thực tiễn, nhưng vẫn còn nhiều vướng mắc cả trong lý luận và thực tiễn.

Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự việc xác định đúng phạm vi giới hạn chứng minh, tức là xác định đúng trong vụ án đó cần phải chứng minh những vấn đề gì và chứng minh đầy đủ những vấn đề đó là có ý nghĩa quan trọng. Nó vừa đảm bảo việc giải quyết vụ án được đúng đắn vừa là cơ sở cho việc điều tra chứng minh và giải quyết vụ án được tập trung nhanh chóng kịp thời tránh được tình trạng thu thập chứng cứ và chứng minh tràn lan cả những vấn đề không liên quan đến vụ án, từ đó rút ngắn được thời gian và giảm chi phí cho việc điều tra giải quyết vụ án. Để xác định đúng và đầy đủ phạm vi những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự cụ thể địi hỏi phải nắm chắc và đầy đủ những quy định của luật TTHS về quá trình chứng minh và những quy định của BLHS về những vấn đề liên quan đến quá trình chứng minh, cũng như vai trò, ý nghĩa của từng vấn đề đối với vụ án. Dựa trên cơ sở đó và căn cứ vào những thơng tin tài liệu ban đầu về vụ án để trước hết tập trung vào chứng minh những vấn đề thuộc về bản chất của vụ án, cần lưu ý rằng qua chứng minh xác định được khơng có một trong những tình tiết thuộc về bản chất của vụ án thì có thể kết luận được khơng có tội phạm... và việc giải quyết vụ án hình sự được chấm dứt theo quy định của luật tố tụng hình sự. Dựa vào những tình tiết đã được chứng minh và chứng cứ đã thu thập

được cũng như dựa vào đặc điểm, tính chất của vụ án đó... để chúng ta xác định những vấn đề cần chứng minh tiếp theo trong vụ án.

1. Luận văn đã nêu ra khái niệm , mục đích và ý nghĩa của q trình chứng minh trong tớ tu ̣ng hình sự; Đối tượng chứng minh trong vụ án hình sự; phương tiện chứng minh và nội hàm của quá trình chứng minh.

2. Đánh giá được thực trạng tình hình quá trình chứng minh trong tố tụng hình sự; Đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả quá trình chứng minh trong tố tụng hình sự

3. Từ thực tiễn xét xử và qua quá trình tổng kết, luận văn cũng đã chỉ ra được một số nguyên nhân chủ quan và khách quan cơ bản của những thiếu sót, tồn tại trong thực tiễn chứng minh các vụ án hình sự, đó là: pháp luật tố tụng hình sự cịn chưa hồn thiện; Trình độ chun mơn của Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán và Hội thẩm các cấp cịn hạn chế; khơng nắm vững các quy định của pháp luật tố tụng về chứng cứ và chứng minh và các quy định của BLHS ở phần chung và phần các các tội phạm cụ thể; cập nhật thiếu các văn bản pháp luật; kỹ năng nghiệp vụ còn nhiều hạn chế, yếu kém; tinh thần trách nhiệm chưa cao, tác phong làm việc không khoa học, thận trọng, tỷ mỷ.

4. Tuy nhiên do điều kiện nghiên cứu và khả năng của bản thân có hạn. Trong khi đó nội dung của đề tài lại phức tạp nên chắc chắn bản luận văn không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót nhất định, rất mong được sự góp ý của các đồng nghiệp và các nhà nghiên cứu. Và liên quan đến đề tài này chắc chắn cịn nhiều vấn đề cần nghiên cứu tồn diện và sâu sắc hơn.

Như vậy, mục tiêu đặt ra trong phạm vi nghiên cứu của luận văn đã đạt được dưới góc độ khoa học về q trình chứng minh trong vụ án hình sự và khoa học luật tố tụng hình sự sẽ góp phần đáng kể vào việc nâng cao hiệu quả của quá trình chứng minh trong vụ án hình sự ở nước ta.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vương Văn Bép (2013) “Những vấn đề lý luận và thực tiễn về chế định chứng

cứ trong luật tố tụng hình sự Việt Nam” Luận án tiến sĩ luật học, Hà Nội.

2. Dương Thanh Biểu (2004), "Từ kết quả công tác kiểm sát xét xử phúc

thẩm, giám đốc thẩm hình sự năm 2003", Kiểm sát, (3).

3. Bộ Tư pháp (1957), Tập Luật lệ về tư pháp, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Tài liệu Quá trình chứng minh trong tố tụng hình sự (Trang 79 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)