Định hướng phát triển thị trường liên ngân hàngViệt Nam Trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động của thị trường liên ngân hàng việt nam (Trang 25 - 26)

Chương 3: Những kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường liên ngân hàng ở Việt

3.1Định hướng phát triển thị trường liên ngân hàngViệt Nam Trong thời gian tớ

thời gian tới

Trong Đại Hội Đảng lần thứ IX, các văn kiện đã nêu rõ quan điểm của Đảng về việc xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong đó, các quan điểm về xây dựng hệ thống ngân hàng Việt Nam vững mạnh được khẳng định mạnh mẽ. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2000-2010 đã nêu rõ định hướng điều hành chính sách tiền tệ trong thời gian tới là : “thực thi chính sách tiền tệ bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy sản xuất và tiêu dung, kích thích đầu tư và phát triển. Sử dụng linh hoạt và có hiệu quả các công cụ chính sách tiền tệ như tỷ giá, lãi suất, nghiệp vụ thị trường mở theo các nguyên tắc của thị trường, nâng dần và tiến tới thực hiện đầy đủ tính chuyển đổi của đồng tiền Việt Nam” ( chiến lược phát triển kinh tế xã hội năm 2001-2010, NXB Chính trị quốc gia, 2001, trang 197).

Trên cơ sở định hướng chiến lược phát triển chính sách tiền tệ của Việt Nam và thực tiễn thực hiện chính sách tiền tệ vừa qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chủ trương “ từng bước đổi mới một cách căn bản, đồng bộ việc xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ phù hợp với thông lệ quốc tế” ( Chiến lược tiền tệ- ngân hàng giai đoạn 2001-2010).

Mục tiêu về chính sách tiền tệ của ngành ngân hàng đến năm 2010 có rất nhiều. Tuy nhiên, trong đó, việc hoàn thiện hệ thống thị trường tiền tệ thứ cấp bao gồm thị trường LNH là một trong những mục tiêu trước mắt và lâu dài. Như vậy, phương hướng phát triển Thị trường Liên ngân hàng là thị trường cơ sở và là trọng tâm của toàn thị trường tiền tệ là rất rõ ràng.

Trên thực tế, Thị trường Liên ngân hàng trong thời gian vừa qua có thể đánh giá là chậm phát triển so với yêu cầu của nền kinh tế. Thị trường chưa thực hiện được đầy đủ chức năng và vai trò của một Thị trường Liên ngân hàng đích thực, từ đó, gây cản trở cho việc đổi mới và điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước. Việc phát triển thị trường Liên Ngân hàng Việt Nam bao gồm:

- Xây dựng và phát triển thị trường Liên ngân hàng đồng bộ với việc xây dựng các laoij thị trường khác nhau. Thị trường Liên ngân hàng là một bộ phận của thị trường tiền tệ, đồng thời , các chủ thể tham gia trên thị trường Liên ngân hàng cũng là các chủ thể tham gia các thị trường tài chính khác. beenc cạnh đú, cỏc thị trường này lại luụn cú mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Chính vì vậy mà

việc phát triển thị trường Liên ngân hàng phải luôn gắn kết với các thị trường khác.

- Xây dựng Thị trường Liên ngân hàng thống nhất, không phân biệt giữa thị trường nooijt trrj liên ngân hàng và thị trường ngoại tệ liờn ngân hàng như hiện nay. Sự phân đoạn thị trường như vậy chỉ phù hợp khi thị trường chưa phát triển và chưa mở. Song, xét về lâu dài và tính hiệu quả của thị trường thì phải thống nhất Thị trường Liên ngân hàng , tạo ra sự luân chuyển vốn trôi chảy và nhanh chóng.

- Xây dựng Thị trường Liên ngân hàng phù hợp với đặc điểm của Việt nam và thông lệ quốc tế. Xuất phát từ đặc điểm Thị trường Liên ngân hàng mà việc xây dựng thị trường này phải phù hợp với tình hình hoạt động hiện nay của các ngân hàng thương mại, các doanh nghiệp, của thị trường chứng khoán và thực tế hoạt động điều hành chính sách của Ngân hàng Nhà nước. Ngoài ra, Việt Nam đang từng bước tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế về thương mại, dịch vụ, tài chính ngân hàng. Do đó, sự phát triển Thị trường Liên ngân hàng ngoài việc đáp ứng yêu cầu nội tại của nền kinh tế còn phải đáp ứng các yêu cầu hội nhập về tài chính ngân hàng để tiến tới tự do hóa tài chính và đảm bảo an ninh tài chính trong hoạt động ngân hàng.

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động của thị trường liên ngân hàng việt nam (Trang 25 - 26)