Khái niệm và bản chất của hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Một phần của tài liệu Tài liệu Hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới nhãn hiệu (Trang 29 - 33)

1.2 Pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn

1.2.1 Khái niệm và bản chất của hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Cạnh tranh là một vấn đề tất yếu của đời sống kinh tế và xã hội, đặc biệt ở các quốc gia phát triển và đang phát triển. Tự do cạnh tranh giữa các

doanh nghiệp được coi là phương tiện thỏa mãn cung và cầu hiệu quả nhất của nền kinh tế. Nó vừa kích thích kinh tế phát triển mạnh mẽ, giúp kích thích sự sáng tạo của xã hội, giúp tạo ra một thị trường trong sáng vừa đem lại lợi ích cho người tiêu dùng. Đặc trưng của nó là cạnh tranh bằng chính tiềm lực vốn có của doanh nghiệp, có mục đích thu hút khách hàng không trái pháp luật và tập quán kinh doanh. Hiện nay có rất nhiều cách định nghĩa về cạnh tranh. Theo từ điển kinh doanh của Anh xuất bản năm 1992 thì: cạnh tranh là sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh nhằm tranh giành nhau cùng một loại tài nguyên hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình [31]. Trong từ điển Tiếng Việt thì cạnh tranh được định nghĩa là: “cố gắng dành

phần hơn, phần thắng về phía mình giữa những người, những tổ chức nhằm những lợi ích như nhau” [38].

Mỗi một quốc gia lại có cách tiếp cận, góc nhìn khác nhau về cạnh tranh nhưng có thể thấy về bản chất, cạnh tranh là sự chạy đua của các đối thủ sản xuất, cung cấp cùng một loại mặt hàng/ dịch vụ trên thị trường liên quan. Hình thức cạnh tranh bằng cách liên tục đưa ra các sản phẩm/ dịch vụ mới, phương pháp tiếp thị, chiến lược maketing, chương trình khuyến mại… nhằm

lơi kéo khách hàng. Cạnh tranh có các đặc trưng cơ bản: thứ nhất, nó phải

diễn ra giữa ít nhất hai chủ thể trở lên; thứ hai, nó là sự ganh đua, sự kình

địch của các doanh nghiệp trong việc tranh giành thị trường liên quan. Bất kỳ doanh nghiệp nào khi tham gia vào thị trường kinh tế đều phải đối mặt với sự cạnh tranh. Mục đích của việc kinh doanh là thu lợi nhuận, muốn thế doanh nghiệp phải tìm cách chiếm lĩnh được thị trường. Thị trường giống như miếng bánh cắt nhỏ mà doanh nghiệp nào mạnh sẽ chiếm được miếng bánh dày và to hơn, những doanh nghiệp yếu sẽ chỉ có những miếng bánh mỏng và nhỏ. Khi đã đủ mạnh, các doanh nghiệp khổng lồ sẽ nuốt luôn những miếng bánh nhỏ, ngay lập tức các doanh nghiệp yếu thế sẽ bị loại bỏ khỏi thị trường. Tình

huống này rất dễ gặp trong kinh doanh mà người ta thường gọi là “cá lớn nuốt cá bé”. Cạnh tranh mang lại hiệu quả tích cực, kích thích sự phát triển

của thị trường và sự không ngừng vươn lên của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, những hiệu quả tích cực đó của cạnh tranh chỉ có thể phát huy được khi tất cả những chủ thể tham gia đều tuân thủ những nguyên tắc của cạnh tranh đó là cạnh tranh một cách lành mạnh.

Thực tế lại luôn ngược lại, một mặt trái của nền kinh tế thị trường là các chủ thể lại ln vì lợi ích cá nhân của mình mà bất chấp những nguyên tắc cạnh tranh lành mạnh. Hành vi này được hiểu một cách đơn giản đó là các hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh. Trong kinh doanh, hành vi cạnh tranh không lành mạnh xâm phạm trực tiếp tới quyền lợi chính đáng của các đối thủ cạnh tranh khác và cả quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng. Thông thường trong một hành vi cạnh tranh không trung thực ln có ít nhất 3 đối tượng hữu quan: doanh nghiệp cạnh tranh không trung thực (doanh nghiệp chủ động) - doanh nghiệp bị cạnh tranh không trung thực (doanh nghiệp bị động) - người tiêu dùng, đây là ba đối tượng liên quan của hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Một hành vi cạnh tranh không trung thực có thể mang lại lợi ích cho doanh nghiệp chủ động và có thể gây thiệt hại cho doanh nghiệp bị cạnh tranh. Người tiêu dùng có thể thu được lợi ích từ đó nhưng cũng có thể bị thiệt hại trong trường hợp mua phải hàng giả, hàng nhái kém chất lượng.

Hiện nay, dựa vào thực tế thị trường mà có hai cách phân loại về cạnh tranh: cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh. Theo từ điển Black‟law dictionary thì: cạnh tranh lành mạnh được hiểu là hình thức cạnh tranh công khai, công bằng và ngay thẳng giữa các đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh [31]. Theo định nghĩa này, có thể hiểu cạnh tranh không lành mạnh là sự thiếu minh bạch, không đúng đắn của đối thủ cạnh tranh. Các hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh có thể là: dèm pha, bôi nhọ đối thủ nhằm

hạ thấp uy tín, chiếm đoạt thành quả đầu tư về trí tuệ, tài chính của doanh nghiệp khác… Các quốc gia trên thế giới cũng đưa ra các khái niệm về cạnh tranh không lành mạnh là hành vi: “trái với thực tiễn thương mại trung thực” (Bỉ, Lúc – xăm – bua); “trái với nguyên tắc ngay tình” ( Tây Ban Nha, Thụy Sỹ)… [31]. Tại khoản 4, điều 3 Luật Cạnh tranh 2004 của Việt Nam quy định: “Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh tranh của doanh

nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đên lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng”[27]. Các khái niệm này tuy khác nhau nhưng có thể hiểu là những quy

tắc xử sự chung đã được chấp nhận rộng rãi và lâu dài trong hoạt động kinh doanh trên thị trường. Đặc điểm này phần nào thể hiện nguồn gốc tập quán pháp của pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh, các quy định về cạnh tranh khơng lành mạnh được hình thành và hồn thiện qua bề dày thực tiễn phát triển kinh tế xã hội, không thể một sớm một chiều mà có được. Tuy nhiên các thuật ngữ này nhìn chung khá lỏng lẻo vì nó là sự phản ánh đặc điểm của kinh tế, xã hội, đạo đức, luân thường đạo lý vậy nên, tiêu chuẩn này là khác nhau ở các quốc gia, và thậm chí là khác nhau ở cùng một quốc gia nhưng trong những giai đoạn lịch sử khác nhau. Mặc dù vậy, việc sử dụng thuật ngữ này vẫn được đánh giá là phù hợp với thực tế luôn biến đổi của các hành vi cạnh tranh không lành mạnh vì việc nỗ lực tìm kiếm một giới hạn cứng ngắc, chuẩn cho các hành vi này là điều không thể và khơng phù hợp. Nhìn chung, định nghĩa về cạnh tranh không lành mạnh của Luật Cạnh tranh 2004 tương tự với định nghĩa của Công ước Paris và pháp luật các nước có nền kinh tế thị trường phát triển trên thế giới.

Trên thực tế trong thị trường tự do cạnh tranh có rất ít hành vi cạnh tranh lành mạnh. Người tiêu dùng được quyền lựa chọn các loại sản phẩm,

dịch vụ của các chủ thể khác nhau, họ đóng vai trị như một người trọng tài trong cuộc cạnh tranh khốc liệt này, bằng cách khơng lựa chọn hàng hóa của các doanh nhân khơng trung thực thì người tiêu dùng đã hồn thành vai trị của mình một cách xuất sắc. Tuy nhiên, thực tế lại không như vậy, người tiêu dùng đơi khi khơng thể đóng vai người trọng tài được để phán xử cơng bằng, chính họ cũng khơng nhận ra được đó là hành vi khơng trung thực của các doanh nghiệp. Để cho các đối tượng tham gia là các đối thủ cạnh tranh và người tiêu dùng tự điều chỉnh không phải là một phương pháp hiệu quả chống lại cạnh tranh không lành mạnh. Để ngăn chặn hành vi này phải có sự trợ giúp bởi một hệ thống thực thi pháp luật. Các doanh nhân trung thực và người tiêu dùng là những chủ thể chính cần được bảo vệ trước các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Xét một cách khái quát, có thể thấy rằng các hành vi cạnh tranh không lành mạnh đối với nhãn hiệu có cùng một bản chất là việc tạo ra những lợi thế khơng chính đáng trong tương quan cạnh tranh trên thị trường. Cạnh tranh khơng lành mạnh cũng có thể là bất chấp thủ đoạn, thâu tóm khách hàng bằng những biện pháp tiêu cực mà các đối thủ khác từ chối sử dụng, và như vậy cũng tạo ra một lợi thế khơng chính đáng. Ngun tắc cốt lõi trong sự can thiệp của pháp luật vào cạnh tranh khơng lành mạnh chính là giữ cho vị thế giữa các đối thủ cạnh tranh trên thị trường bình đẳng, đảm bảo cuộc chơi cơng bằng, từ đó bảo vệ cạnh tranh lành mạnh để nó có thể đem lại lợi ích cho tồn thể cộng đồng. Vì lẽ đó nên pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh ra đời.

Một phần của tài liệu Tài liệu Hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới nhãn hiệu (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)