Nghĩa của sự điều chỉnh pháp luật chống lại các hành vi cạnh tranh

Một phần của tài liệu Tài liệu Hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới nhãn hiệu (Trang 43 - 47)

1.2 Pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn

1.2.4 nghĩa của sự điều chỉnh pháp luật chống lại các hành vi cạnh tranh

tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu.

Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt, cũng như trong

quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng của chúng ta hiện nay, vai trò của nhãn hiệu ngày càng trở nên quan trọng. Qua quá trình sử dụng, nhãn hiệu đã trở thành một công cụ hữu hiệu cho một doanh nghiệp phát triển và bảo vệ thị phần cho hàng hóa/ dịch vụ của mình. Nhãn hiệu là một trong các nhân tố quan trọng góp phần duy trì, mở rộng, phát triển thị trường trong và ngoài nước cho các doanh nghiệp.

Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều chú trọng đến việc xây dựng, khuyếch trương vị thế, quảng cáo cho sản phẩm để thúc đẩy việc tiêu thụ hàng hóa. Nhãn hiệu càng nổi tiếng, sức tiêu thụ càng nhiều và khả năng thu lợi nhuận càng lớn. Tuy nhiên, một yếu tố quan trọng mà các doanh nghiệp ít quan tâm là thực hiện các biện pháp nhằm bảo vệ nhãn hiệu của mình trước hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh của các doanh nghiệp khác. Hầu hết doanh nghiệp Việt Nam chưa nhận thức được hết giá trị của nhãn hiệu là một tài sản to lớn. Vì khơng nhận thức được giá trị của nó nên các doanh nghiệp thường ít đầu tư vào cơ chế bảo vệ nhãn hiệu. Họ không nhận thấy được những giá trị của nhãn hiệu cho đến khi bị đối thủ cạnh tranh xâm phạm.

Ví dụ: “Vụ việc Cà phê Trung Nguyên đăng ký mất tên miền tại Australia. Hiện nay, cà phê Trung Nguyên và G7 đang được xuất khẩu đến hơn gần 50 quốc gia trên thế giới - hệ thống cửa hàng đã hiện diện tại Singapore, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan…. Đây là một nhãn hiệu có uy tín lớn trên thị trường quốc tế. Trong quá trình đăng ký sở hữu tên miền “trungnguyen” trên internet tại thị trường Australia thì Trung Ngun phát hiện cơng ty The trustee for Hinchliffe Trust đã đăng ký tên miền Trung Nguyên dưới hình thức một website giao dịch thương mại “www.trungnguyen.com.au. Tuy nội dung website này được thể hiện toàn bộ bằng tiếng Anh, nhưng ý nghĩa cơ bản giống hoàn toàn các nội dung bằng tiếng Việt được thể hiện trên website của công ty cổ phần Việt Thái. Khơng chỉ giống về nội dung, hình ảnh, hình thức…hai website cịn giống hoàn toàn về hệ thống sản phẩm, hình ảnh bao bì - chỉ có một điểm khác biệt duy nhất là về ngôn ngữ thể hiện trên website. Điều này đã gây ngộ nhận cho rất nhiều khách hàng quốc tế khi truy cập vào website này. Bản thân Trung Nguyên đã bị cơ quan cấp tên miền tại Australia từ chối cấp tên miền “trungnguyen” với lý do là đã có cơng ty khác đăng ký sở hữu mặc dù Trung Nguyên đã chứng minh rằng sản phẩm phân phối trên website thuộc công ty khác - sự việc gây mất rất nhiều thời gian, tiền bạc và công sức cho doanh nghiệp trên.

Thêm một lần nữa, Trung Nguyên bị mất nhãn hiệu cà phê Chồn tại Hoa Kỳ. Tra cứu trên trang chủ của Văn phòng về Bằng sáng chế và Thương hiệu Mỹ (USPTO) cho thấy, bản quyền (Trademark) thương hiệu Legendee Coffee (café legendee - café Chồn) đã được đăng kí tại Mỹ, chủ sở hữu là ông Alexander Nguyen. Ông Alexander Nguyen là người gốc Việt, quốc tịch Mỹ và khơng có mối liên quan nào với cơng ty Trung Nguyên. Trên hệ thống của USPTO cũng đã thể hiện kết quả rằng, bản quyền Trung Nguyen Coffee, G7 coffee và thương hiệu Trung Nguyen thuộc sở hữu của Trung Nguyên Việt

Nam, nhưng Trung Nguyên khơng đăng kí bản quyền Legendee Coffee. Như vậy, nếu Trung Nguyên muốn phát triển thương hiệu Legendee Coffee tại Mỹ, sẽ phải đàm phán với chủ sở hữu thương hiệu Legendee Coffee tại quốc gia này. Nguyễn Trọng Khoa – người sở hữu tên miền thương hiệu café Trung Nguyên legendeecoffee.com nói, Alexander Nguyen đã đề nghị mua lại tên miền, đồng thời cũng đã thống nhất về giá cả chuyển nhượng, các điều khoản cá nhân khác. Trên trang chủ legendeecoffee.com ghi rõ: „Bản quyền thương hiệu Cà phê Legendee (Legendee Coffee) và tất cả các thiết kế, văn bản, đồ họa, hình ảnh xuất hiện trên website www.legendeecoffee.com là tài sản thuộc sở hữu của ông Alexander Nguyen đã được đăng ký và bảo vệ bởi luật bản quyền Hoa Kỳ. Năm 2000, Trung Nguyên từng bị cơng ty Rice Field đăng kí bảo hộ thương hiệu café Trung Nguyên tại Mỹ và WIPO (Tổ chức bảo hộ Trí tuệ Thế giới). Sau 2 năm thương thảo, Trung Nguyên mới lấy lại được thương hiệu này và Rice Field nhận làm đại lý phân phối Cafe Trung Nguyên tại Mỹ”[6].

Đây là một hành động có chủ đích, đó là lợi dụng danh tiếng, uy tín của Trung nguyên để kinh doanh chính sản phẩm hoặc các sản phẩm cùng loại. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh như vụ việc Cà phê Trung Nguyên không chỉ xảy ra nhiều đối với các nhãn hiệu Việt Nam ở nước ngoài mà thực tế vi phạm ở trong nước cũng xảy ra rất nhiều. Các nhãn hiệu đã có uy tín, thu hút được lượng khách hàng lớn thường dễ bị lợi dụng. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh ngày càng nhiều hơn, phức tạp hơn nhằm mục đích trục lợi hoặc trong một số trường hợp thì nó nhằm gây ra thiệt hại, cản trở đến hoạt động thương mại bình thường của đối thủ cạnh tranh. Vì vậy, vấn đề chống cạnh tranh khơng lành mạnh đã trở thành mối quan tâm của hầu hết các quốc gia trên thế giới hiện nay.

Việt Nam là quốc gia đang phát triển và hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Việc quan tâm đến chống cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực SHCN đặc biệt là nhãn hiệu cũng trở thành vấn đề quan trọng. Việc bảo hộ nhãn hiệu chống cạnh tranh không lành mạnh tạo cơ sở pháp lý quan trọng bảo vệ lợi ích trực tiếp của chủ sở hữu và lợi ích chính đáng của người tiêu dùng. Quy định của Luật SHTT về hành vi cạnh tranh không lành mạnh và các biện pháp bảo vệ chống lại hành vi cạnh tranh không lành mạnh đã tạo ra một môi trường thương mại trong sạch, cạnh tranh công bằng, thúc đẩy nền kinh tế phát triển, giảm thiểu các thiệt hại cho các doanh nghiệp kinh doanh chính đáng. Pháp luật về cạnh tranh ra đời đảm bảo công bằng, tất cả các doanh nghiệp phải chơi theo một luật chung là Luật SHTT và Luật Cạnh tranh.

Chƣơng 2

HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH LIÊN QUAN ĐẾN NHÃN HIỆU VÀ CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ VI PHẠM THEO LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ NĂM 2005

Một phần của tài liệu Tài liệu Hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới nhãn hiệu (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)