PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại Ủy ban Nhân dân thành phố Thái Nguyên (Trang 38)

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của luận văn đề tài mong muốn trả lời cho một số câu hỏi nghiên cứu như sau:

Thực trạng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ở thành phố Thái Nguyên như thế nào?

Những kết quả đã đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ở TP Thái Nguyên là gì?

Những giải pháp nào để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ở thành phố Thái Nguyên trong thời gian tới?

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Thu thập thông tin thứ cấp

Để xây dựng một cơ sở lý luận vững chắc về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại UBND thành phố Thái Nguyên, tác giả căn cứ vào các tài liệu đã được công bố, các báo cáo, số liệu thống kê về chất lượng cán bộ, công chức của thành phố Thái Nguyên từ 2017 đến 2019. Đó là:

- Báo cáo tổng hợp số lượng cán bộ công chức của Ủy ban nhân dân thành phố Thái Nguyên từ năm 2017 đến 2019.

- Báo cáo kết quả đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, của Ủy ban nhân dân thành phố Thái Nguyên từ năm 2017 đến 2019.

- Đề án Cải cách hành chính thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2016 - 2020 của Ủy ban nhân dân thành phố Thái Nguyên.

- Báo cáo kết quả 4 năm triển khai thực hiện Đề án Cải cách hành chính thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2016 - 2020 của Ủy ban nhân dân thành phố Thái Nguyên.

2.2.1.2. Thu thập thông tin sơ cấp

Số liệu sơ cấp được điều tra thơng qua phiếu khảo sát các đối tượng có liên quan như: lãnh đạo đơn vị; các cán bộ, công chức trong đơn vị và người dân địa phương.

29

Phiếu khảo sát được xây dựng bao gồm 2 phần chính: - Phần thông tin cơ bản của người được hỏi.

- Phần đánh giá của người được hỏi: phần này sẽ được xây dựng riêng cho từng nhóm đối tượng hỏi. Các nội dung sẽ liên quan đến đánh giá Chất lượng của cán bộ, công chức.

Phiếu khảo sát được xây dựng theo đánh giá 5 cấp độ theo thang đo của Likert với mức từ 1 đến 5 trong đó mức 1 là mức đánh giá thấp nhất còn mức 5 là đánh giá cao nhất.

Bảng 2.1. Thang đánh giá Likert đƣợc sử dụng trong luận văn

Mức Lựa chọn Điểm Mức đánh giá

1 Hồn tồn khơng đồng ý 1,00 Kém

2 Không đồng ý 2,00 Yếu

3 Khơng có ý kiến 3,00 Trung bình

4 Đồng ý 4,00 Khá

5 Hoàn toàn đồng ý 5,00 Tốt

- Xác định mẫu điều tra:

Tính đến hết tháng 12 năm 2019, UBND thành phố Thái Ngun có 459 cán bộ, cơng chức. Do thời gian điều tra và căn cứ vào quy mô nguồn nhân lực của đơn vị, tác giả lựa chọn điều tra sử dụng phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên (chọn mẫu phi xác suất) thuận tiện. Phương pháp này dựa trên sự tư vấn của lãnh đạo UBND thành phố và lãnh đạo phòng Nội vụ của thành phố, là những công chức quản lý có sự am hiểu nhất định về công tác tổ chức cán bộ. Trên cơ sở khoa học của khoa học xác xuất thống kế thì ngưỡng điều tra từ 30 mẫu để quan sát cho nghiên cứu khoa học là ngưỡng xấp xỉ giữa phân bố chuẩn (normal distribution) và phân bố t (t distribution). Vì phân bố t là xấp xỉ phân phối chuẩn. Khi cỡ mẫu lớn, phân bố t và phân bố chuẩn gần như giống nhau. Cách thức chọn mẫu là căn cứ trên 10 cơ quan chuyên môn, mỗi cơ quan chọn 1 đồng chí là trường, 1 đồng chí là cấp phó và 1 cơng chức chun mơn để khảo sát phỏng vấn. Đối với văn phòng HĐND & UBND chọn 1 Chủ tịch, 1 Phó Chủ

30

tịch, 1 Chánh văn phòng và 2 chuyên viên giúp việc lãnh đạo để phỏng vấn. Như vậy số phiếu điều tra mẫu được tổng hợp như sau: Cán bộ, công chức tại UBND thành phố Thái Nguyên (50 phiếu); Lãnh đạo UBND thành phố Thái Nguyên (20 phiếu); Người dân địa phương đánh giá (50 phiếu).

- Tổ chức điều tra: mỗi đối tượng trong mẫu được chọn điều tra tác giả phát 1 phiếu điều tra. Phương pháp điều tra được thực hiện đan xen, kết hợp giữa phỏng vấn trực tiếp và phát phiếu gửi lại rồi thu phiếu sau.

2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin

- Phương pháp phân tổ thống kê

Trong luận văn, tác giả sử dụng phương pháp này để chia số liệu thu thập được thành các nhóm khác nhau như số lượng, cơ cấu, trình độ chun mơn, trình độ ngoại ngữ, tin học, lý luận chính trị, tình trạng sức khỏe của người lao động. Sau đó tác giả sẽ đi xem xét thực trạng của từng vấn đề nghiên cứu và mối quan hệ giữa các vấn đề này.

- Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu

Qua phương pháp này, tác giả phân tích thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, cơng chức tại UBND thành phố Thái Ngun. Sau đó tổng hợp và phân tích những điều đã đạt được và chưa đạt được để đưa các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại UBND thành phố Thái Nguyên trong thời gian tới.

2.2.3. Phương pháp phân tích thơng tin

- Phương pháp thống kê mô tả

Các số liệu thu thập được sẽ được liệt kê theo thời gian theo từng chỉ tiêu cụ thể. Phương pháp này kết hợp với phân tích đồ họa đơn giản như các đồ thị mô tả dữ liệu, biểu diễn các dữ liệu thơng qua đồ thị, bảng biểu diễn số liệu tóm tắt. Trong luận văn đó là các bảng biểu thể hiện số lượng, cơ cấu của chỉ tiêu nghiên cứu. Từ các bảng số liệu, tác giả sẽ sử dụng các biểu đồ để thấy rõ hơn cũng như có cái nhìn sinh động hơn về cơ cấu của các yếu tố đang phân tích. Chúng tạo ra được nền tảng để phân tích định lượng về số liệu.

31

- Phương pháp so sánh, đối chiếu

Cùng một chỉ tiêu nhưng nó sẽ có nghĩa khác nhau ở các thời gian và khơng gian khác nhau. Do đó các số liệu tác giả thu thập được sẽ được sắp xếp một cách logic theo trình tự thời gian và đưa về cùng một thời điểm khi so sánh. Áp dụng phương pháp này, tác giả sẽ sử dụng các hàm cơ bản trong phần mềm excel để tính tốn các mức độ biến động như xác định tỷ trọng của chỉ tiêu nghiên cứu, dùng chỉ tiêu Số lượng và Tỷ lệ để xem xét tốc độ phát triển bình quân, tốc độ tăng, giảm của năm sau so với năm trước…Từ đó lập bảng phân tích so sánh qua các năm xem mức độ tăng, giảm và phân tích ngun nhân của sự tăng, giảm đó . Qua đó cũng dự báo được những biến động của chỉ tiêu nghiên cứu trong giai đoạn tiếp theo.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

- Chỉ tiêu biểu hiện trạng thái sức khỏe của cán bộ, công chức

Theo quy định tại Quyết định số 1613/QĐ-BYT ngày 15 tháng 8 năm 1997 của Bộ Y tế về việc ban hành “Tiêu chuẩn phân loại sức khỏe để khám tuyển khám định kỳ” cho người lao động, thì sức khỏe của người lao động được phân thành 5 loại sau đây:

Loại I : Rất khoẻ Loại II :Khoẻ

Loại III : Trung bình Loại IV :Yếu

Loại V : Rất yếu

- Chỉ tiêu biểu hiện trình độ văn hóa của cán bộ, cơng chức

Trình độ văn hóa là sự hiểu biết của người lao động đối với những kiến thức phổ thông không chỉ về lĩnh vực tự nhiên mà cịn bao gồm cả lĩnh vực xã hội. Trình độ văn hố của nguồn nhân lực được thể hiện thông qua các quan hệ tỷ lệ: số lượng và tỷ lệ biết chữ; Số lượng và tỷ người qua các cấp học tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông trung học, cao đẳng, đại học, sau đại học.

- Chỉ tiêu biểu hiện trình độ chun mơn kỹ thuật của cán bộ, cơng chức Trình độ

chun mơn kỹ thuật thể hiện sự hiểu biết, khả năng thực hành về một chuyên môn, nghề nghiệp nào đó. Đó cũng là trình độ được đào tạo ở các trường chuyên nghiệp,

32

chính quy. Trong luận văn, các chỉ tiêu phản ánh trình độ chun mơn kỹ thuật như: số lượng lao động được đào tạo và chưa qua đào tạo, cơ cấu lao động được đào tạo, cấp đào tạo, trình độ đào tạo, hình thức đào tạo, chuyên ngành được đào tạo.

- Chỉ tiêu biểu hiện trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước của cán bộ, công chức

Cơng tác giáo dục lý luận chính trị là một bộ phận cơ bản trong công tác tư tưởng của Đảng, thực hiện việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Trong luận văn các chỉ tiêu phản ánh trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước như: số lượng và tỷ lệ đào tạo và chưa qua đào tạo, cấp đào tạo, trình độ đào tạo,…

33

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC TẠI UBND THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

3.1. Khái quát chung về thành phố Thái Nguyên

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Ví trí địa lý

Thành phố Thái Nguyên là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thái Nguyên, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học - kỹ thuật, y tế, du lịch, dịch vụ của tỉnh Thái Nguyên và vùng trung du miền núi phía Bắc; là một trong ba trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn của cả nước sau thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; là đầu mối giao thông quan trọng nối các tỉnh miền núi phía Bắc với các tỉnh đồng bằng Bắc bộ. Thành phố Thái Nguyên cách thủ đô Hà Nội 80 km, được công nhận là thành phố ngày 19 tháng 10 năm 1962. Tổng diện tích tự nhiên là 222,93 km², dân số trên 36 vạn người trong đó dân tộc thiểu số chiếm

khoảng 10%. Thành phố có 32 đơn vị hành chính (21 phường và 11 xã), có gần 20 trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, tập trung 9 bệnh viện đa khoa, chuyên khoa của Trung ương và địa phương trên địa bàn thành phố. Thành phố Thái Ngun có phía Bắc giáp huyện Đồng Hỷ và huyện Phú Lương, phía Đơng giáp thành phố Sơng Cơng, phía Tây giáp huyện Đại Từ, phía Nam giáp thị xã Phổ Yên và huyện Phú Bình.

3.1.1.2. Khí hậu

Thành phố Thái Nguyên mang những nét chung của khí hậu vùng đơng bắc Việt Nam, thuộc miền nhiệt đới gió mùa, có mùa đơng lạnh giá, ít mưa, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều. khí hậu của thành phố Thái Nguyên chia làm 4mùa: xuân, hạ, thu, đơng và nằm trong vùng ấm của tỉnh, có lượng mưa trung bình khá lớn. Thành phố Thái Ngun có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú.

3.1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên

- Tài nguyên đất: so với diện tích đất tự nhiên thì tổng diện tích đất phù sa khơng được bồi hàng năm với độ trung tính ít chua là 3.125,35ha, chiếm 17,65% so với tổng diện tích tự nhiên; đất phù sa không được bồi hàng năm, chua, glây yếu c

34

100,19ha, chiếm 0,75% tổng diện tích đất tự nhiên; đất phù sa ít được bồi hàng năm trung tính ít chua c 379,84ha, chiếm 2,35% tổng diện tích đất tự nhiên; đất (Pcb1) bạc màu phát triển trên phù sa cũ có sản lượng feralit trên nền cơ giới nhẹ có 271,3ha, chiếm 1,53%; đất (Pcb2) bạc màu phát triển trên phù sa cũ có sản lượng feralit trên nền cơ giới nặng có 545,6 ha, chiếm 3,08%.

- Tài nguyên rừng: rừng ở Thái Nguyên chủ yếu là rừng nhân tạo và rừng trồng theo chương trình 327, rừng trồng theo chương trình PAM, vùng chè Tân Cương cùng với các loại cây trồng của nhân dân như cây nhãn, vải, quýt, chanh....Cây lương thực chủ yếu là cây lúa nước, ngơ, đậu... thích hợp và phát triển ở những vùng đất bằng trên các loại đất phù sa, đất mới phát triển, đất glây trung tính ít chua.

- Tài ngun khống sản: 2 tuyến sơng lớn chảy qua (sông Cầu và sông Công), do đó cung cấp cho thành phố một lượng cát, sỏi phục vụ xây dựng khá lớn, đủ đáp ứng nhu cầu xây dựng cho toàn thành phố. Thành phố nằm trong vùng sinh khống đơng bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh khống Thái Bình Dương. Mỏ than nội địa hánh Hồ thuộc xã Phúc Hà có trữ lượng than rất lớn.Nguồn nước: hai bên bờ sông của khu vực Đồng Bẩm, Túc Duyên có lượng nước ngầm phong phú.

3.1.1.4. Tiềm năng du lịch

Thành phố Thái Nguyên là trung tâm du lịch của tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh miền núi phía Bắc. Nơi đây có khu du lịch Hồ Núi Cốc nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, có Bảo tàng Văn hố các dân tộc Việt Nam mới được tổ chức SIDA Thụy Điển tài trợ sửa chữa, nâng cấp, là nơi lưu giữ hầu hết các di sản mang đậm bản sắc của các dân tộc Việt Nam, làng nghề chè Tân Cương nổi tiếng, đền thờ Đội Cấn và 91 di tích lịch sử văn hoá khác.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

35

Bảng 3.1. Kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên năm 2019

Chỉ tiêu Đơn vị Kế hoạch năm 2019 Thực hiện năm 2019 Đánh giá

Tốc độ tăng trưởng kinh tế

(GRDP) % 9,00 9,00

Đạt chỉ tiêu đề ra

Giá trị sản xuất công nghiệp -

TTCN % 11,00 11,50

Đạt chỉ tiêu đề ra

Giá trị hàng hóa xuất khẩu trên

địa bàn % 10,00 11,20

Đạt chỉ tiêu đề ra

GRDP bình quân đầu người Triệu đồng/

người/năm 83,00 83,50

Đạt chỉ tiêu đề ra

Thu ngân sách nhà nước trên

địa bàn tỉnh tỷ đồng 15.000,00 15.000,00

Đạt chỉ tiêu đề ra

Giá trị sản xuất ngành nông,

lâm nghiệp, thủy sản % 4,00 4,00

Đạt chỉ tiêu đề ra

Số xã được công nhận đạt

chuẩn nông thôn mới xã 11,00 13,00

Đạt chỉ tiêu đề ra

Mức giảm tỷ suất sinh thô

trong năm % 0,10 0,10

Đạt chỉ tiêu đề ra

Tạo việc làm mới tăng thêm trong năm

nghìn lao

động 15.000,00 21.500,00

Đạt chỉ tiêu đề ra

Tỷ lệ lao động qua đào tạo % 68,00 68,60 Đạt chỉ tiêu đề ra

Tỷ lệ hộ nghèo giảm % 1,80 2,01 Đạt chỉ tiêu đề ra

Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị

suy dinh dưỡng xuống % 11,50 10,60

Đạt chỉ tiêu đề ra

36 Chỉ tiêu Đơn vị Kế hoạch năm 2019 Thực hiện năm 2019 Đánh giá

Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm

y tế % 98,20 98,20

Đạt chỉ tiêu đề ra

Ổn định tỷ lệ độ che phủ rừng % 50,00 53,00 Đạt chỉ tiêu đề ra

Tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh

% 93,00 93,00 Đạt chỉ tiêu đề ra

Tỷ lệ hộ gia đình nơng thơn có

nhà tiêu hợp vệ sinh % 75,00 78,10

Đạt chỉ tiêu đề ra

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) ước đạt 9%, đạt kế hoạch đề ra.

- Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) bình quân đầu người ước đạt 83,5 triệu đồng, vượt kế hoạch đề ra.

- Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh năm 2010) ước đạt 743.800 tỷ đồng, tăng 11,5% so với cùng kỳ, đạt kế hoạch đề ra.

- Giá trị xuất khẩu trên địa bàn ước đạt 27,63 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2018, vượt kế hoạch đề ra (kế hoạch là 27,57 tỷ USD).

- Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 15.000 tỷ đồng, bằng 100% so với dự tốn. Trong đó, thu nội địa ước đạt 11.805 tỷ đồng, bằng 101,3% dự toán; thu xuất nhập khẩu ước đạt 3.145 tỷ đồng, bằng 94% dự toán; thu quản lý qua ngân sách ước đạt 50 tỷ đồng.

- Tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2019 so với năm 2018 là 4%, đạt kế hoạch đề ra.

- Sản lượng lương thực có hạt cả năm 2019 ước đạt 463,2 nghìn tấn, vượt 6% so với kế hoạch đề ra.

- Giảm tỷ suất sinh thô so với năm 2018 là 0,1%, đạt kế hoạch đề

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại Ủy ban Nhân dân thành phố Thái Nguyên (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)