Phương pháp quang học

Một phần của tài liệu Phân tích hàm lượng một số kim loại nặng (Cu, Pb, Cd, Zn) trong rau và nước trồng rau tại khu vực ngoại thành Hà Nội bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử (GFAAS) (Trang 31 - 33)

a) Phương pháp trắc quang

Phương pháp này dựa vào việc đo độ hấp thụ năng lượng ánh sáng của một chất xác định ở một vùng phổ nhất định. Trong phương pháp này, các chất cần phân tích được chuyển thành các hợp chất có khả năng hấp thụ các năng lượng ánh sáng (các phức màu).

b) Phương pháp phổ phát xạ nguyên tử

Đây là kỹ thuật phân tích được ứng dụng rộng rãi và là một trong những phương pháp quan trọng nhất của phép phân tích. Phương pháp này cho phép xác định định tính và định lượng hàm lượng đa lượng hoặc vi lượng của rất nhiều nguyên tố (khoảng gần nửa số nguyên tố của bảng HTTH).

Ưu điểm của phương pháp này là phân tích nhanh, hàng loạt, tốn ít mẫu, phân tích được nhiều nguyên tố trong cùng một mẫu, cho độ nhạy và độ chính xác cao. Phân tích được cả những đối tượng rất xa dựa vào ánh sáng phát xạ của chúng. Độ nhạy cỡ 0,001%.

Để có thể hạn chế các yếu tố ảnh hưởng (như độ nhớt dung dịch, sự phát xạ của nền, sự chen lấn vạch phổ, sự ion hóa các nguyên tố lạ), làm giảm sai số, người ta thêm vào dung dịch các chất có thế kích thích phát xạ nhỏ hơn thế phát xạ của nguyên tố phân tích, hoặc thêm vào dung dịch các phụ gia có thế ion hóa nhỏ hơn thế ion hóa của nguyên tố phân tích.

c) Phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử (AAS)

AAS là một trong những phương pháp hiện đại, được áp dụng phổ biến trong các phòng thí nghiệm phân tích trên thế giới. Phương pháp này xác định được hầu hết các kim loại trong mọi loại mẫu sau khi đã chuyển chúng về dạng dung dịch.

Mối quan hệ giữa cường độ vạch phổ hấp thụ A và nồng độ chất phân tích Cx được thể hiện qua phương trình:

Aλ=a.Cx

Sự phụ thuộc giữa A và Cx là tuyến tính. Vì thế khi mẫu có cường độ A nằm trong đường chuẩn, người ta sẽ tìm được nồng độ Cx của nó.

AAS là một phương pháp phân tích lượng vết chính xác tới hàm lượng cỡ ppm. Phép đo AAS có ưu điểm lớn là rất nhạy, nhanh, ổn định và chính xác. Tuy nhiên, hệ thống máy móc rất đắt tiền và sự nhiễm bẩn ảnh hưởng tới kết quả phân tích. Nhược điểm của phương pháp này là chỉ cho biết thành phần của nguyên tố mà không thấy được trạng thái cấu trúc của nó trong mẫu. Thêm nữa, phương pháp này vẫn chưa thể được sử dụng để xác định một số phi kim hoặc các hợp chất còn lại trong thuốc trừ sâu…Để phân tích hàm lượng đồng, chì, kẽm, cadimi trong các đối tượng nghiên cứu, người ta vẫn

phải làm giàu hàm lượng của nguyên tố này lên nhiều lần. Vì quá trình làm giàu rất dễ bị nhiễm bẩn nên để hạn chế nhược điểm này, kỹ thuật nguyên tử hóa không ngọn lửa ra đời cho phép xác định tới hàm lượng ppb. Do đó có thể bỏ qua giai đoạn làm giàu mẫu.

Một phần của tài liệu Phân tích hàm lượng một số kim loại nặng (Cu, Pb, Cd, Zn) trong rau và nước trồng rau tại khu vực ngoại thành Hà Nội bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử (GFAAS) (Trang 31 - 33)