1.3.1 Đặc điểm của thị trường vận tải hàng không dân dụng
Mức độ và bản chất của sự cạnh tranh trong thị trường là khác nhau, chúng phụ thuộc các đặc điểm điển hình của từng thị trường. Do đó, để nghiên cứu và tìm ra giải pháp cạnh tranh của một hãng hàng không, cần phải xác định thị trường vận tải hàng khơng điển hình.
Có 4 loại thị trường vận tải hàng không tiêu biểu:
- Thị trường độc quyền: Là thị trường trong đó chỉ có một hãng vận chuyển hoạt động, hành khách không thể lựa chọn hang vận chuyển khác ngoài hãng vận chuyển đã được chỉ định.
- Thị trường cạnh tranh có độc quyền: Là thị trường vận tải hàng khơng trong đó có một số ít hãng hàng khơng hoạt động, hành khách có cơ hội lựa chọn hãng vận chuyển nhưng không nhiều và không phải lúc nào, nơi nào cũng được chọn lựa. Các hãng hoạt động theo những nguyên tắc nhất định và mức độ cạnh tranh thấp.
- Thị trường cạnh tranh hạn chế: Một nhóm nhỏ các hãng vận chuyển cùng nhau hoạt động và kiểm soát trong một thị trường vận tải hàng khơng nào đó (thường là hoạt động theo các hiệp định song phương của hai Chính phủ về vận tải hàng không).
- Thị trường cạnh tranh thuần t: Là thị trường vận tải hàng khơng trong đó
chuyển một cách tự do mà không hạn chế bởi những quy định của Chính phủ. Hành khách được quyền tự do lựa chọn hãng vận chuyển. Ở thị trường này, mức độ cạnh tranh là cao nhất.
Trong số các loại thị trường kể trên, thị trường cạnh tranh hạn chế là phổ biến nhất trong thị trường hàng không dân dụng thế giới hiện nay.
Ngồi ra, có thể căn cứ theo quốc tịch của hãng hàng không mà chia thành thị trường hàng không nội địa, thị trường hàng không quốc tế:
- Thị trường hàng không nội địa: phát triển nhằm đạt được các mục đích: sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế; đáp ứng như cầu đi lại của thị trường trong nước; đảm bảo thực hiện nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội của ngành; đáp ứng yêu cầu của hệ thống bưu chính; hỗ trợ phát triển quốc gia; khắc phục thiên tai.
- Thị trường vận tải hàng không quốc tế: được hình thành dựa trên các qui định song phương, đa phương hoặc trong cơ chế tự do hoá bầu trời. Hiện nay trên thế giới có ba loại thị trường vận tải hàng không quốc tế gồm: qui định song phương, qui định đa phương và phi qui định.
1.3.2 Đặc điểm cạnh tranh của ngành vận tải hàng không dân dụng
1.3.2.1 Đặc điểm về cung
Cung trong thị trường đối với một loại hàng hoá được xác định là lượng
hàng hố mà người bán có khả năng sản xuất và bán với các mức giá khác nhau. Cung đối với một loại hàng hoá phụ thuộc vào các yếu tố:
- Giá cả của hàng hố đó trong thị trường. Cung sẽ tăng nếu giá tang và ngược lại, nếu các yếu tố và các điều kiện khác được xem là không đổi. Đây là quy luật cung trong thị trường.
- Giá của hàng hoá thay thế bổ sung: Khi giá của hàng hoá thay thế bổ sung tăng lên, cung của hàng hố có xu hướng giảm xuống và ngược lại.
- Công nghệ: Khả năng ứng dụng và tăng hay giảm các yếu tố sản xuất dẫn đến các thay đổi trong chi phí sản xuất và dẫn đến khả năng cung nhiều hay ít.
Cung trong vận tải hàng khơng được thể hiện bởi tính thường xuyên, số chỗ, tải trọng trong thị trường vận tải nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại, vận tải cho hành khách và hàng hoá. Cung của thị trường vận tải hàng không phụ thuộc vào các yếu tố:
- Giá của các sản phẩm thay thế (giá của các phương tiện vận tải khác như đường sắt, đường bộ, đường thuỷ).
- Sự tiến bộ trong công nghệ của vận tải hàng khơng.
Ngồi ra, mạng đường bay nội địa là nhân tố chủ quan tác động đến số lượng và loại sản phẩm cung cấp trên thị trường. Mạng đường bay nước ta được xây dựng trên cơ sở 03 trung tâm trung chuyển hàng không là Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh. Từ 03 trung tâm này thiết lập các đường bay tới các tỉnh, thành phố khác với thời gian nói chuyến hợp lý. Những đường bay này như những nan hoa, liên kết với nhau tạo thành một mạng lưới giao thong hàng không thuận tiện, phục vụ nhu cầu đi lại ngày càng tăng của nhân dân.
1.3.2.2 Đặc điểm về cầu
Cầu đối với một loại hàng hố nào đó nói chung là một lượng hàng hố mà
khách hàng mong muốn và sẵn sàng trả tiền.
Cầu đối với một loại hàng hoá thiết bị tác động bởi các yếu tố:
- Giá cả của hàng hoá trên thị trường: Giá càng cao thì càng ít khách hàng muốn mua và ngược lại, giá càng thấp thì lượng tiêu thụ càng cao (nếu các yếu tố khác khơng thay đổi).
- Thu nhập bình qn: đây là yếu tố chủ yếu tác động đến mức tiêu thụ trên thị trường. Khách hàng là người quyết định về khả năng tiêu thụ của mình mà khả năng đó lại hồn tồn phụ thuộc vào thu nhập của chính bản thân họ. Thu nhập càng cao thì nhu cầu tiêu thụ càng lớn.
- Thị trường: khi các điều kiện khác là như nhau, thị trường có càng nhiều
khách hàng thì nhu cầu sẽ càng cao.
- Yếu tố chủ quan: mối quan tâm hoặc sở thích của khách hàng có vai trị quyết định trong việc lựa chọn mặt hàng này thay vì mặt hàng kia.
Tương tự các loại vận tải khác, nhu cầu vận tải bằng đường hàng không phụ thuộc rất nhiều vào giá cả vận tải. Khách hàng có thể chọn các phương tiện vận tải khác hoặc giảm cầu vận tải hàng không nếu giá quá cao. Đây là qui luật kinh tế cơ bản đối với mọi loại hàng hố.
Ngồi ra, cầu trong vận tải hàng không bị tác động bởi các yếu tố khác bao gồm các yếu tố kinh tế (thu nhập bình qn đầu người, chi phí đi lại), các yếu tố xã hội (văn hoá xã hội, giáo dục, dân số…), các sự kiện như mùa lễ hội, mùa du
lịch…Tất cả các yếu tố trên đều ảnh hưởng đến cầu trong thị trường vận tải hàng không với mức giá khác nhau.
1.3.3 Tính đặc thù trong cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành hàngkhông dân dụng không dân dụng
Dịch vụ là những hoạt động và kết quả mà một bên có thể cung cấp cho bên kia và chủ yếu là vơ hình khơng mang tính chất vật thể rõ rang. Dịch vụ có thể gắn liền hay khơng gắn liền với những sản phẩm vật thể.
Một mặt hàng cụ thể kèm theo dịch vụ là mặt hàng cộng thêm một hay nhiều dịch vụ để tăng thêm khả năng thu hút khác hàng…Các dịch vụ này có thể do nhà sản xuất cung cấp hay thuê qua một trung gian chuyên kinh doanh dịch vụ đó. Một mặt hàng gồm một dịch vụ chính kèm theo những mặt hàng và dịch vụ bổ sung, như khách đi máy bay là mua một dịch vụ chun chở nhưng chuyến đi cịn bao hàm một số món hàng cụ thể như thức ăn, đồ uống, tờ báo hay một tạp chí hàng khơng… Cạnh tranh về các dịch vụ trong ngành vận tải hàng không bao gồm:
- Dịch vụ cung cấp thông tin: giá vé, lịch bay, hệ thống các khu vui chơi giải trí, khách sạn…;
- Dịch vụ đặt giữ chỗ, các đại lý phân phối vé;
- Dịch vụ đưa đón khách từ trạm trung chuyển ra sân bay và ngược lại;
- Dịch vụ làm thủ tục cất cánh, hạ cánh;
CHƯƠNG 2:
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Quy trình phân tích.
Việc phân tích và đánh giá năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (VNA) sẽ được thực hiện theo các nội dung sau:
i) Phân tích, đánh giá ngành vận tải hàng khơng so với các ngành khác và các nước lớn khác.
ii) Phân tích đánh giá các thuận lợi cũng như khó khăn cịn tồn tại của ngành vận tải hàng khơng.
iii) Phân tích, đánh giá các nhân tố sẽ ảnh hưởng đến ngành vận tải hàng không khi hội nhập kinh tế quốc tế.
iv) Đánh giá triển vọng và xu hướng phát triển ngành vận tải hàng không
Việt Nam trong giai đoạn tới và các kiến nghị cho doanh nghiệp, Chính phủ. Khung Logic nghiên cứu của luận văn được thể hiện trong sơ đồ sau đây:
Tổng quan ngành vận tải hàng không Việt Nam và Tổng Công ty hàng không Việt
Nam
Khoảng trống nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu
Xác định khung phân tích Áp dụng các phương pháp nghiên cứu định tính Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh ngành vận
tải hàng khơng của Tổng Cơng ty hàng khơng Việt Nam
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh ngành vận tải hàng không của Tổng Công ty hàng không Việt Nam
Kiến nghị một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh ngành vận tải hàng khơng của VNA
Phân tích, đánh giá cơ hội và thách thức đối với ngành vận tải hàng không của Tổng Công ty hàng không Việt Nam khi hội nhập kinh
tế quốc tế
Sơ đồ 2.1 Khung lô-gic nghiên cứu 2.2 Các phương pháp nghiên cứu luận văn
2.2.1 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu
Dùng để nghiên cứu cơ sở lý luận, văn bản có liên quan, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, kinh nghiệm của các nước, thu thập và phân tích dữ liệu thứ cấp.
Dữ liệu thứ cấp được thu thập và phân tích là dữ liệu tổng quan về tình hình ngành vận tải hàng không của Tổng Công ty hàng không Việt Nam, thực trạng
ngành vận tải hàng khơng ở các thị trường chính, thực trạng về sức cạnh tranh của ngành vận tải hàng khơng trong điều kiện hội nhập.
Q trình thu thập và phân tích dữ liệu như sau: Bước 1. Thu thập dữ liệu.
Liên hệ với các tổ chức cung cấp thông tin và tiến hành sao chép tài liệu. Trong đó Bộ Giao Thơng Vận Tải, Phịng Thương Mại và Cơng nghiệp Việt Nam, Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thống kê, Cục Hàng không Việt Nam là các đơn vị được tác giả nghiên cứu tiếp cận và thu thập tài liệu.
Ngồi ra, dữ liệu cịn được thu thập từ các nguồn thơng tin đại chúng. Tìm kiếm dữ liệu mới nhất trên các nguồn dễ tiếp cận như sách báo, tạp chí chuyên ngành cả dưới dạng in ấn và trực tuyến. Danh mục các tài liệu này được liệt kê trong phần tài liệu tham khảo.
Bước 2. Kiểm tra dữ liệu.
Dữ liệu thu thập từ các nguồn khác nhau được kiểm tra theo các tiêu thức về tính chính xác, tính thích hợp và tính thời sự. Các dữ liệu được đối chiếu và so sánh để có sự nhất qn bảo đảm nội dung phân tích có được độ tin cậy cao.
Bước 3. Phân tích dữ liệu.
Tập hợp và phân tích dữ liệu theo mục tiêu đã xác định. Sau khi tập hợp và sàng lọc, dữ liệu thứ cấp được sử dụng để hình thành cơ sở lý luận cũng như tìm hiểu kinh nghiệm của các nước về việc thay đổi, thực thi các chính sách để tận dụng lợi ích trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế mang lại. Dữ liệu thứ cấp cũng là nguồn tài liệu quan trọng để phân tích các nội dung về thực trạng ngành vận tải hàng không Việt Nam, cũng như dự báo những ảnh hưởng đến ngành vận tải hàng không trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Bên cạnh đó, dữ liệu thứ cấp cũng sẽ cung cấp một số thông tin cơ bản cho phần dự báo xu hướng và định hướng chính sách cho ngành vận tải hàng không trong thời gian sắp tới.
2.2.2 Phương pháp phân tích, tổng hợp.
Dựa trên phương pháp phân tích, tổng hợp luận văn sẽ luận giải và làm rõ một số vấn đề:
- Thực trạng ngành vận tải hàng không Việt Nam về quy mơ ngành, vị trí trong chuỗi cung ứng tồn cầu, các sản phẩm cung ứng chính và khả năng phát triển.
- Phân tích những thay đổi của ngành vận tải hàng khơng trong những năm
- Phân tích các nhân tố ảnh hướng tới vận tải hàng không. - Phân tích các điều kiện và khả năng để đẩy mạnh vận tải hàng khơng. Phương pháp phân tích tổng hợp được thực hiện qua các bước như sau: Bước 1. Xác định vấn đề cần phân tích.
Vấn đề cần được phân tích trong luận văn này là:
- Các quan điểm lý thuyết về năng lực cạnh tranh và vận tải hàng không.
- Sự cần thiết về nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành vận tải hàng khơng.
- Lợi thế và khó khăn của ngành vận tải hàng khơng Việt Nam. - Tình hình ngành vận tải hàng không Việt Nam thời gian qua. - Các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của ngành vận tải hàng không trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
- Các kiến nghị cho doanh nghiệp và Chính phủ để tận dụng cơ hội từ q trình hội nhập.
Bước 2. Thu thập các thơng tin cần phân tích.
Trên cơ sở xác định vấn đề cần phân tích, luận văn đã tiến hành thu thập các thơng tin có liên quan. Đó là:
Các nguồn thơng tin thứ cấp được lấy từ các cơng trình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh, vận tải hàng không, các bài báo khoa học, tham luận hội nghị, các trang tin tức…Các số liệu được thu thập từ nhiều nguồn số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, Tổng cục Thống kê, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam, các báo cáo nghiên cứu của Viện, trung tâm nghiên cứu... Những tài liệu, số liệu này được liệt kê trong Danh mục tài liệu tham khảo của luận văn. Trong quá trình tìm kiếm, nghiên cứu tài liệu, những thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu đề được đánh dấu lại để thuận tiện cho việc tra cứu, tham khảo trong quá trình thực hiện đề tài. Một số thông tin đã được sử dụng bằng cách trích dẫn trực tiếp, một số khác được tác giả tự tổng hợp, tóm tắt thành luận cứ cho bài phân tích.
Bước 3. Phân tích dữ liệu và lý giải
Căn cứ vào những thông tin thu thập được về ngành vận tải hàng không Việt Nam, các thay đổi về chính sách vận chuyển, hàng rào thuế quan, các quy định, quy chế về vận tải hàng không..., tác giả lý giải đánh giá về xu hướng thay đổi trong ngành vận tải hàng khơng Việt Nam sắp tới. Các phân tích được đánh giá đa chiều, đảm bảo tính khách quan. Kết quả thu thập thông tin chủ yếu thể hiện dưới hình thức phân tích định tính.
Bước 4. Tổng hợp kết quả phân tích
Sau khi phân tích, đánh giá các thơng tin thu thập được. Luận văn sẽ đưa ra một bức tranh toàn cảnh về những thay đổi sắp tới trong vận tải hàng không của Việt Nam. Đây là cơ sở quan trọng cho những kết luận và kiến nghị của tác giả đối với các doanh nghiệp và Chính phủ trong thời gian tới.
2.2.3 Phương pháp kế thừa
Luận văn kế thừa những cơng trình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh và ngành vận tải hàng không như đã nêu ở phần tổng quan và phụ lục tài liệu tham khảo kèm theo. Cụ thể:
Bước 1. Xác định nội dung kế thừa
Luận văn kế thừa các số liệu, kết quả nghiên cứu của các cơng trình nghiên cứu, các bài báo, luận văn, tạp chí, các báo cáo liên quan đến ngành vận tải hàng không Việt Nam, ảnh hưởng của năng lực cạnh tranh đến nền kinh tế nói chung và ngành vận tải hàng khơng nói riêng.
Bước 2. Xác định phạm vi, mức độ cần kế thừa
Kế thừa các số liệu tổng hợp, các kết quả nghiên cứu, các tổng kết và phương