Cân đối Ngân sách Nhà nƣớc giai đoạn 1996-

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao vai trò của ngân sách nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở việt nam (Trang 90 - 94)

c. Chi trả nợ, viện trợ:

2.3.1.3. Cân đối Ngân sách Nhà nƣớc giai đoạn 1996-

Cân đối NSNN là một trong những nội dung cơ bản nhất của nền tài chính quốc gia và là điều kiện tiên quyết để đảm bảo sự ổn định, lành mạnh cho nền tài chính quốc gia.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm phát cao ở nước ta vào những năm cuối của thập niên 80 là việc phát hành tiền để giải quyết bội chi NSNN ở mức khá cao, 7,8% GDP trong giai đoạn 1986-1990. Từ sau đổi mới, Nhà nước đã kiên quyết tôn trọng kỷ luật tài chính, hạn chế, tiến tới xố bỏ việc phát hành tiền để bù đắp thâm hụt NSNN, các nguyên tắc thu-chi được thiết lập. Bước sang giai đoạn 1996-2000, do cuộc khủng hoảng tài chính của các nước châu á nên nền kinh tế có dấu hiệu suy thaói và giảm phát, tăng trưởng chậm, các đơn vị gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, Nhà nước đã chủ động bố trí tỷ lệ thâm hụt từ 3-5% GDP ngay từ khau lập và phê duyệt dự toán ngân sách,

tiêu dùng và đầu tư, qua đó kích thích tăng trưởng kinh tế. Cơ sở để Nhà nước thực hiện mức thâm hụt này là do thu thường xuyên lớn hơn chi thường xuyên, phần thâm hụt được bù đắp bằng vay nợ nước ngoài chủ yếu dành cho chi đầu tư phát triển, không sử dụng cho tiêu dùng như thời kỳ trước, cho nên có cơ hội để thu hồi phần thâm hụt đó bằng hiệu quả hữu hình hoặc vơ hình của các khoản đầu tư.

Mặc dù có sự thay đổi biện pháp xử lý bội chi NSNN, nhưng đi vay để bù đắp bôi chi là một áp lực cho NSNN trong tương lai. Trước hết là vấn đề hoàn trả nợ vay, lãi suất, các khoản lãi hàng năm phải trả và các khoản nợ gốc đáo hạn định kỳ sẽ tăng lên cùng với thời gian. Thời hạn vay càng ngắn, khoản phải trả khi đáo hạn hàng năm, kể cả gốc và lãi vay càng nhiều, nợ nọ chồng nợ kia làm cho tổng số tiền nợ (gốc và lãi) phải trả hàng năm tăng mạnh. Thời hạn vay trong nước ngăn, thường là dưới 2 năm (thậm chí có cả kỳ hạn 3 tháng) chiếm tới 90% doanh số phát hành, số còn lại thời hạn cũng chỉ từ 3-5 năm. Do vậy, nếu sử dụng số tiền huy động này cho đầu tư phát triển thì chưa kịp phát huy hiệu quả đã đáo hạn. Bên cạnh đó, số tiền vay mới phải trích ra để trả nợ cũ nên số thực đưa vào sử dụng là rất thấp, thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.11: Tình hình vay nợ bằng phát hành trái phiếu

Năm Tỷ trọng 1996 1997 1998 Quy mô 1996 1997

Với bảng số liệu trên, một lần nữa cho phép chúng ta khẳng định số tiền vay năm trước chủ yếu được dùng để trả nợ gốc, thậm chí có năm vay khơng đủ để trả nợ cũ (năm 1996).

Thứ hai, cơng tác quản lý nợ cịn lỏng lẻo, nhiều khoản nợ của doanh nghiệp không được trả, buộc Nhà nước phải khoanh nợ, giãn nợ, xố nợ. Tính đến ngày 01/01/2000, mặc dù đã được khoanh nợ, giãn nợ thông qua câu lạc bộ Pari và London nhưng những khoản nợ cũ trước năm 1993 còn tồn đọng lên đến 3,7 tỷ USD. Có lẽ đây là bài học đắt giá về gánh nặng nợ do sử dụng các khoản vay cho tiêu dùng hoặc cho các dự án khơng có tính khả thi, , chưa kể đến hiện tượng tiêu cực làm thất thoát các nguồn thu và những khoản chi tiêu như đã đề cập ở trên, khơng có khả năng sinh lời nên ngân sách của giai đoạn sau phải gánh chịu.

Bảng 2.12: Cân đối Ngân sách Nhà nƣớc giai đoạn 1996-2005

Chỉ tiêu

1.Tổng thu NSNN 2.Tổng chi NSNN 3.Bội chi NSNN

4. Bù đắp bội chi NSNN -Vay trong nước

-Vay ngoài nước 5.Bội chi so với GDP

Chỉ tiêu

1.Tổng thu NSNN 2.Tổng chi NSNN 3.Bội chi NSNN

5.Bội chi so với GDP 4,9 4,8 4,9 4,9 4,9 4,9

Nguồn: Niên giám Thống kê Tài chính 2005

Nhìn chung, cân đối NSNN được thực hiện theo nguyên tắc thận trọng. Tuy nhiên, qua kết quả kiểm tốn cho thấy một số khoản thu phí, lệ phí, học phí, viện phí… khơng được tính tốn cân đối NSNN mà để lại đơn vị chi tiêu. Đây là con số khơng nhỏ (ước tính hàng nghìn tỷ đồng) và là nguồn thu NSNN cần được đưa vào cân đối và bố trí trong dự tốn hàng năm7.

Thâm hụt NSNN bình quân giai đoạn 1991-1995 là 4,3% GDP, giai đoạn 1996-2000 là 4,1% và 4,9% GDP giai đoạn 2001-2005. Nhìn chung, bội chi NSNN vẫn nằm trong giới hạn cho phép (nhỏ hơn hoặc bằng 5%).Vay để bù đắp thâm hụt theo tỷ lệ 1/3 vay nước ngoài, 2/3 vay trong nước. Các khoản vay bù đắp thâm hụt này chủ yếu tập trung cho đầu tư phát triển, trong đó chú trọng vào cơ sở hạ tầng-kinh tế. Tỷ lệ bội chi thấp này mặc dù thấp hơn các nước công nghiệp phát triển nhưng điều đó chưa chắc đã phản ánh một nền kinh tế lành mạnh, mà trong nhiều trường hợp chỉ là sự thể hiện cân bằng tương đối trong tình trạng kém phát triển. Qua đó có thể thấy, bội chi qua các giai đoạn là khác nhau, không nhất thiết khi nền kinh tế tăng trưởng cao thì điểu chỉnh bức bội chi lên và ngược lại, khi suy thoái lại điều chỉnh giảm xuống. Vấn đề cốt lõi là phải làm sao để hình thành một chính sách tài khố khơng chỉ là vấn đề có bội chi hay khơng, bội chi cao hay thấp, mà phụ thuộc vào bản chất, nguyên nhân, biện pháp xử lý, tác động và hiệu quả của nó đem lại cho sự phát triển kinh tế như thế nào. Trên cơ sở đó mới có đủ căn cứ để xác định thời cơ và liều lượng bội chi thích hợp. Mặt khác, xử lý bội chi không đơn thuần là hành động máy móc: tăng tỷ suất thu, giảm chi tiêu, mà sâu sa là phải phát triển sản xuất, đầu tư, mức độ tiết kiệm trong dân chúng, quan hệ cung-cầu trên thị trường, trình độ phát triển của nền kinh tế và năng lực điều hành của Chính phủ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao vai trò của ngân sách nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở việt nam (Trang 90 - 94)

w