Chƣơng 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
2.3. Đánh giá chung
2.3.1. Những thành công
Thứ nhất, ngành CNĐT đã được xác định là ngành công nghiệp cần được ưu tiên
trong định hướng chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam, nhờ đó tạo mơi trường thu hút đầu tư nước ngồi để đón đầu dịng thác cơng nghiệp điện tử ở Đông Á. Việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO cũng đã mang lại cho ngành CNĐT nhiều cơ hội, thu hút được những dự án đầu tư nước ngoài rất lớn như Intel, Foxcom, Compal..., tiếp cận công nghệ hiện đại, phương thức quản lý và sản xuất kinh doanh tiên tiến.
Thứ hai, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng điện tử và linh kiện của Việt Nam có
sự tăng trưởng nhanh qua các năm và đã có mặt ở 50 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Đến nay, các sản phẩm xuất khẩu của ngành CNĐT đã vươn lên hàng thứ 6 trong số những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, nhờ việc tận dụng lợi thế so sánh sẵn có về nguồn lực tự nhiên và lao động, hứa hẹn có thể trở thành những mặt hàng xuất khẩu chủ lực, làm thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới.
Thứ ba, một số mặt hàng điện tử xuất khẩu có giá trị gia tăng cao (máy tính, thiết
bị viễn thơng, sản phẩm phần mềm) đang được đầu tư phát triển, các lợi thế cạnh tranh động dựa vào công nghệ và chất lượng nhân lực ngày càng được phát huy. Các doanh nghiệp điện tử Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc đổi mới dây chuyền công nghệ, trang thiết bị, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh và xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm điện tử sản xuất trong nước. Vì vậy, chất lượng một số sản phẩm, linh
5Theo điều tra của Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) năm 2004 về phương hướng lựa chọn môi trường đầu tư của các công ty lớn sản xuất hàng công nghiệp của Nhật Bản, Việt Nam được xếp thứ tư trong những nước được đánh giá cao.
kiện điện tử và máy tính đã đạt mức ngang bằng khu vực và một số sản phẩm điện tử do các công ty liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài sản xuất đã đạt yêu cầu chất lượng cao, tham gia tích cực vào GEVC của các TNCs/MNCs.
Thứ tư, một số doanh nghiệp đã tham gia hợp tác, liên kết, tăng cường năng lực để
trở thành các nhà sản xuất máy tính thiết bị gốc (OEM) của các tập đoàn đa quốc gia, xuyên quốc gia. Đây chính là hướng phát triển phù hợp của các doanh nghiệp điện tử Việt Nam nhằm đẩy mạnh tham gia vào GEVC trong tương lai.
2.3.2. Những hạn chế
Thứ nhất, cơ cấu ngành CNĐT Việt Nam còn nhiều yếu kém và bất cập, thể hiện:
(i) Cơ cấu đầu tư và cơ cấu xuất nhập khẩu thiên về nhập siêu. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng điện tử và linh kiện còn quá nhỏ bé trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và thấp hơn nhiều so với kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này. Nguyên nhân là do tổng mức đầu tư cho tồn ngành CNĐT Việt Nam cịn nhỏ và manh mún, tiến độ giải ngân các dự án đầu tư nước ngoài chậm và chưa thực sự hiệu quả, việc phát triển các mặt hàng mới đang gặp phải những khó khăn rất lớn về vốn, cơng nghệ, khả năng thiết kế, sáng tạo và định hướng thị trường tiêu thụ; (ii) Cơ cấu mặt hàng sản xuất và xuất khẩu mất cân đối nghiêm trọng giữa các mặt hàng điện tử tiêu dùng (chiếm tới 80%) và chuyên dụng, công nghệ thông tin (chỉ chiếm 20%); (iii) Cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu và tiêu dùng trong nước hàng điện tử cịn chưa tiếp cận nhiều cơng nghệ nguồn, cơng nghệ cao; (iv) Cơ cấu doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu, trong đó các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) giữ vai trị thống lĩnh. Tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm điện tử mỗi năm của Việt Nam là thành tích chủ yếu của các doanh nghiệp này (tới 90%), các doanh nghiệp trong nước chỉ chiếm 20% thị phần tiêu thụ nội địa, do hầu hết chỉ tham gia khâu lắp ráp theo đơn đặt hàng với các linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài. Những hạn chế và mất cân đối lớn về cơ cấu ngành CNĐT tiềm ẩn những nguy cơ và rủi ro đối với phát triển bền vững ngành công nghiệp này của Việt Nam thời gian tới.
Thứ hai, năng lực cạnh tranh của CNĐT Việt Nam còn nhiều hạn chế, khiến cho
thị phần xuất khẩu của Việt Nam trên các thị trường thế giới so với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực còn rất khiêm tốn (chỉ chiếm 0,33% năm 2009), trong khi thị trường nội địa tràn ngập hàng điện tử tiêu dùng nhập khẩu từ Trung Quốc... Xuất khẩu các mặt hàng này của Việt Nam đến nay vẫn chủ yếu dựa vào khai thác những lợi thế sẵn có về lao
động, mà chưa chủ động tạo ra các lợi thế cạnh tranh mới để đảm nhiệm những khâu, cơng đoạn có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị hàng điện tử. Yếu tố vốn, hàm lượng tri thức và công nghệ trong cấu thành sản phẩm thấp, chất lượng sản phẩm chưa thực sự có ưu thế rõ rệt trên thị trường thế giới, năng suất lao động thấp, tỷ lệ nội địa hóa thấp dẫn đến giá thành sản phẩm cao, do đó năng lực cạnh tranh của các sản phẩm điện tử của Việt Nam kém so với các nước trong khu vực, đặc biệt là Philippin, Malaysia và Trung Quốc.
Thứ ba, ngành CNĐT Việt Nam đang ở vị trí thấp nhất trong chuỗi giá trị tồn cầu, mới dừng ở cơng đoạn lắp ráp và gia công, giá trị gia tăng của các sản phẩm điện tử
và linh kiện xuất khẩu Việt Nam nói chung cịn thấp hơn nhiều so với mức trung bình của thế giới (chỉ khoảng 5-15%), ngành công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển và chưa tạo ra được các sản phẩm điện tử mang thương hiệu Việt ghi dấu ấn trên thị trường quốc tế.
Thứ tư, ngành công nghiệp điện tử của Việt Nam thời gian qua tuy tăng trưởng khá
nhanh, cơ hội có nhiều nhưng chủ yếu vẫn phát triển theo chiều rộng, chứa đựng những yếu tố manh mún, tự phát, kém bền vững. Năng lực chun mơn hóa, phát triển theo chiều sâu còn hạn chế, ảnh hưởng đến khả năng tận dụng các cơ hội thị trường để vươn
thành ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam. Mức độ chun mơn hóa của ngành CNĐT trong nền kinh tế Việt Nam so với mức độ chun mơn hóa của thế giới là rất thấp, nói cách khác lợi thế so sánh trong ngành này của Việt Nam kém hơn nhiều so với các nước khác ngay trong khu vực Đông Nam Á. Việt Nam mới chỉ tập trung chuyên mơn hóa vào một số mặt hàng là đặc điểm của một nước có thu nhập thấp và giàu tài nguyên như dầu thô, hàng may mặc, giày dép, thủy hải sản..., trong khi mức độ chun mơn hóa thấp đối với đa số các mặt hàng cơng nghiệp, trong đó có ngành CNĐT.
2.3.3. Ngun nhân của những hạn chế
Ngồi những ngun nhân khách quan của mơi trường kinh doanh quốc tế và ít nhiều là sự non trẻ và xuất phát điểm thấp của CNĐT Việt Nam, nguyên nhân chủ quan của những hạn chế nói trên của ngành CNĐT Việt Nam, đó là:
Thứ nhất, thể chế mơi trường kinh doanh và cạnh tranh cịn nhiều bất cập, thể
hiện:
- Môi trường kinh doanh và cạnh tranh chưa thực sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp tư nhân. Những chính sách khuyến khích đầu tư, chuyển giao công nghệ, đào tạo công nghệ và phát triển kết cấu hạ tầng hiện đại chưa
đảm bảo hiệu lực thực thi và hiệu quả tác động đối với việc phát triển một ngành công nghiệp thâm dụng vốn và công nghệ cao như ngành CNĐT.
- Trong hoạch định và triển khai thực hiện chính sách đối với CNĐT cịn duy trì chính sách bảo hộ thị trường nội địa ở mức cao và hệ thống thuế chưa hợp lý. Chính sách bảo hộ thị trường nội địa đã khuyến khích các doanh nghiệp tận dụng cơ hội này để kinh doanh trên thị trường trong nước thay vì tăng cường xuất khẩu. Với mức thuế mang tính bảo hộ cao như hiện nay, các bộ phận, linh kiện và nguyên phụ liệu nhập khẩu để sản xuất các mặt hàng điện tử trong nước sẽ có chi phí cao, dẫn đến giá thành sản phẩm điện tử của Việt Nam cao hơn so với các nước trong khu vực. Bảo hộ đối với khu vực kinh tế Nhà nước cịn làm chậm q trình đổi mới cơng nghệ, cải thiện năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp ngành CNĐT.
- Phản ứng chính sách đối với việc thực hiện các cam kết khu vực và quốc tế (WTO, AFTA, FTAs, RTAs) còn bị động, lúng túng và chưa đủ nhạy bén, linh hoạt, làm cho ngành CNĐT của Việt Nam càng gặp khó khăn, thách thức trong cạnh tranh để phát triển (Ví dụ, việc thực hiện lộ trình cắt giảm thuế theo AFTA, bãi bỏ các chính sách ưu đãi, trợ cấp của Chính phủ chưa tìm được biện pháp tương đương và phù hợp thay thế để bảo vệ CNĐT non trẻ...).
Thứ hai, Việt Nam chưa xây dựng được một chiến lược phát triển CNĐT phù hợp và khả thi cả ở tầm vĩ mơ và chiến lược doanh nghiệp. Chính sách phát triển xuất khẩu
của Việt Nam thiên về số lượng, chạy theo thành tích mà chưa chú trọng tới chất lượng. Trong chiến lược phát triển xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ 2001-2010, các chỉ tiêu xuất khẩu mới thể hiện về mặt số lượng như tốc độ tăng trưởng, quy mơ xuất khẩu mà chưa tính đến chất lượng tăng trưởng. Tăng trưởng xuất khẩu của nước ta phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố tăng vốn (chiếm 57,5%), tăng trưởng số lượng lao động (chiếm 20%), còn yếu tố chất lượng, gọi chung là năng suất các nhân tố tổng hợp (bao gồm hiệu quả đầu tư, năng suất lao động, trình độ cơng nghệ và chất lượng lao động) chỉ đóng góp 22,5%. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong ngành CNĐT còn thiếu chiến lược cạnh tranh, sản xuất nhiều chủng loại sản phẩm mà không xác định rõ chiến lược sản phẩm chủ lực, do đó hiệu quả sản xuất tăng trưởng chậm.
Thứ ba, trình độ cơng nghệ và thiết bị trong ngành công nghiệp điện tử của Việt Nam lạc hậu nhiều so với khu vực và thế giới (10-15 năm). Chính sách đầu tư cho đổi
nghiệp FDI hay TNCs chưa phát huy tác dụng, việc ứng dụng công nghệ mới chưa theo kịp với sự phát triển nhanh chóng của khoa học cơng nghệ trên thế giới.
Thứ tư, chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế, yếu kém, cơ cấu lao động
chưa phù hợp với nhu cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, thiếu lao động có tay nghề, thiếu đội ngũ kỹ sư có khả năng thiết kế, sáng tạo sản phẩm mới, nhất là đối với các ngành công nghệ cao như cơng nghiệp điện tử, do đó chưa chú trọng công tác nghiên cứu phát triển sản phẩm mới. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ có kiến thức về kinh doanh quốc tế và am hiểu thị trường xuất khẩu cịn thiếu, do đó chưa nắm bắt được nhu cầu thị trường cũng như những xu thế vận động của thị trường thế giới. Điều đó ảnh hưởng đến cơng tác dự báo và hoạch định chiến lược thị trường xuất khẩu, một yếu tố kìm hãm tốc độ tăng trưởng xuất khẩu.
Thứ năm, cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam chuyển dịch chậm, công nghiệp điện tử của Việt Nam cịn mang nặng tính gia cơng, lắp ráp do cơng nghiệp hỗ trợ kém phát triển. Nhìn chung, CNHT và sản xuất phụ tùng, linh kiện của Việt Nam hiện nay quá yếu,
không đáp ứng được yêu cầu của lắp ráp và do đó phải lệ thuộc quá nhiều vào các nhà cung cấp nước ngoài. Cho đến nay, sản phẩm CNHT chủ yếu do các doanh nghiệp Nhà nước sản xuất và cung cấp với chất lượng kém, giá thành cao (vì cơng nghệ lạc hậu, quản lý kém...), do đó chỉ tiêu thụ được trong nội bộ các doanh nghiệp Nhà nước. Một bộ phận khác, chủ yếu là những sản phẩm CNHT cấp thấp, do các doanh nghiệp nhỏ, hộ kinh doanh cá thể sản xuất, cũng đang gặp khó khăn lớn về vốn và cơng nghệ. Chính vì vậy, đây là một rào cản lớn trong thu hút các dự án FDI, các công ty đa và xuyên quốc gia trong ngành CNĐT vào Việt Nam, do các doanh nghiệp FDI tuy rất muốn tăng tỷ lệ nội địa hóa để giảm giá thành sản xuất nhưng khó tìm được nguồn cung cấp sản phẩm CNHT đáng tin cậy.
Thứ sáu, vốn đầu tư cho toàn ngành CNĐT đã thiếu còn dàn trải, cơ sở hạ tầng kinh tế, kỹ thuật trong các khu cơng nghiệp, khu chế xuất của Việt Nam cịn lạc hậu, thể
hiện ở giá cả dịch vụ cao và chất lượng phục vụ thấp (bao gồm các dịch vụ thông tin, viễn thông, vận tải, kho bãi, hải quan, điện, nước...). Điều này là nguyên nhân trực tiếp làm tăng chi phí đầu vào và giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp cơng nghiệp điện tử nói riêng. Cơ sở hạ tầng đang bị coi là một trong ba “nút thắt cổ chai” trong môi trường kinh doanh ở Việt Nam và điều này đang là một gánh nặng đối với các nhà đầu tư.
Thứ bảy, các doanh nghiệp CNĐT nhìn chung chưa quan tâm đến việc hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh, chiến lược marketing , xúc tiến thương mại , nghiên cứu
phát triển thị trường và sản phẩm mới cho từng thời kỳ ngắn và dài hạn . Năng lực quản trị trong các doanh nghiệp điện tử Việt Nam thời gian qua còn yếu kém, xuất phát từ cả những nhân tố bên trong từng doanh nghiệp và các nhân tố kinh tế vĩ mô chung.
CHƢƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI
NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ THỜI GIAN TỚI
3.1. QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆPĐIỆN TỬ CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 ĐIỆN TỬ CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020
3.1.1. Quan điểm phát triển
Trong “Kế hoạch tổng thể phát triển công nghiệp điện tử Việt Nam đến năm 2010
và tầm nhìn đến 2020” được phê duyệt theo Quyết định số 75/2007/QĐ-TTg ngày
28/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ đã nêu rõ những quan điểm chủ yếu sau: [23]
1. Phát triển công nghiệp điện tử trở thành một trong các ngành công nghiệp quan trọng của nền kinh tế với định hướng xuất khẩu và đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước, góp phần thúc đẩy q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2. Khún khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào ngành CNĐT với các quy mơ, loại hình khác nhau, từ lắp ráp thành phẩm đến sản xuất linh kiện, phụ tùng và các sản phẩm phụ trợ, trong đó đặc biệt chú trọng thu hút đầu tư nước ngoài từ các tập đoàn đa quốc gia.
3. Định hướng phát triển của các doanh nghiệp trong nước trong thời gian tới là: chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng phát triển điện tử chuyên dụng, bao gồm sản xuất sản phẩm, linh kiện, phụ tùng và sản phẩm phụ trợ cho các lĩnh vực tin học, viễn thông, điện tử y tế, điện tử công nghiệp, cơ điện tử, đo lường, tự động hóa.
4. Yếu tố quan trọng trong phát triển công nghiệp điện tử tại Việt Nam là phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng.
3.1.2. Định hướng, mục tiêu phát triển
(1) Mục tiêu tổng quát
Xây dựng công nghiệp điện tử Việt Nam phục vụ đắc lực cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhiệm vụ quốc phịng, an ninh của đất nước, có khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới.
(2) Mục tiêu cụ thể
Kế hoạch tổng thể phát triển công nghiệp điện tử Việt Nam đưa ra những chỉ tiêu cụ thể đến năm 2020: [23]
- Công nghiệp điện tử là động lực phát triển, có đóng góp lớn cho xuất khẩu, tốc độ tăng trưởng từ 20% đến 30%/năm.