Nâng cao mức độ linh hoạt trong hoạt động của các DN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển dịch vụ logictics trong giao nhận, vận tải biển của việt nam trường hợp công ty PNT chi nhánh phía bắc (Trang 33 - 34)

1.1.1 .Khái quát về logistics

1.2 HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TRONG CÁC DOANH NGHIỆP GIAO NHẬN,

1.2.1.2. Nâng cao mức độ linh hoạt trong hoạt động của các DN

Khi áp dụng logistics trong vận tải biển sẽ giúp các DN giao nhận, vận tải chủ động về mọi mặt. 100% các DN được hỏi đều thống nhất rằng logistics giúp nâng cao sự linh hoạt trong việc cung cấp các dịch vụ của DN mình. Thực tế, hoạt động logistics giúp các DN giao nhận, vận tải biển nắm rõ lịch trình của tàu, tình trạng hoạt động của các cầu cảng nên cĩ thể bố trí tàu vào cảng kịp thời, cĩ kế hoạch chủ động gom hàng để chuyển đi đúng tuyến... Trong hoạt động giao nhận hiện nay, vì các DN khơng cĩ hệ thống kho bãi, khơng cĩ tàu mẹ của riêng mình nên khơng chủ động được về giá cả, mức giá thơng báo cho chủ hàng phải phụ thuộc vào mức giá của bên nước ngồi cung. Nếu áp dụng logistics, các DN sẽ nắm bắt kịp thời sự biến động của giá cả và linh hoạt thay đổi cho phù hợp với thị trường chung. Ngồi ra, việc áp dụng logistics cịn giúp cho việc tiến hành các thủ tục thơng quan hàng hố

thuận tiện hơn. Khi hàng hố chưa về tới cảng thì các thơng tin về tàu, về hàng đã được hải quan nước sở tại nhận được và làm sẵn thủ tục, khi hàng hố về tới cảng sẽ mất ít thời gian hơn trong khâu làm thủ tục. Như vậy, hoạt động logistics giúp cho các DN cĩ sự chuẩn bị sẵn sàng để tiến hành giao nhận dễ dàng hơn.

1.2.1.3 Tăng cường chất lượng dịch vụ

Mục đích của logistics là đưa đúng hàng tới đúng nơi, đúng lúc. Vì vậy, như đã phân tích ở trên, việc ứng dụng logistics trong vận tải biển giúp giảm chi phí, giảm thời gian "chết" tàu và hàng phải chờ đợi để được giải phĩng. Nhờ vậy, chất lượng của dịch vụ giao nhận, vận tải được nâng lên. Các DN giao nhận, vận tải ứng dụng logistics trong hoạt động của mình sẽ cĩ sức cạnh tranh tốt hơn so với các DN giao nhận, vận tải thơng thường vì yếu tố giá cả và chất lượng của dịch vụ là hai yếu tố quan trọng nhất tác động tới chủ hàng quyết định thuê người giao nhận, vận tải nào cung cấp dịch vụ cho mình.

Một trong những yêu cầu cần thiết khi ứng dụng logistics là phải cĩ hệ thống kho tiêu chuẩn và hệ thống quản lý trên mạng chuẩn. Khi sử dụng các dịch vụ tiêu chuẩn quốc tế như vậy thì đương nhiên chất lượng dịch vụ giao nhận, vận tải cũng tăng theo như một hệ quả tất yếu. Hiện tại, hoạt động giao nhận, vận tải biển Việt Nam vẫn cịn được tiến hành một cách thủ cơng. Lấy ví dụ chủ hàng muốn biết lúc này tàu và hàng đang ở địa điểm nào để thơng báo cho người nhận chủ động đến nhận hàng thì người giao nhận, vận tải khơng thể đưa ra được câu trả lời ngay lập tức. Anh ta phải gửi thư hoặc gọi điện thoại hay fax sang hãng tàu, cĩ khi cịn liên lạc với cảng tiếp để biết thơng tin về chuyến tàu và hàng đĩ. Cơng việc liên lạc và chờ trả lời cĩ khi phải mất đến nửa ngày. Khi ứng dụng dịch vụ logistics với hệ thống quản lý mạng trên tồn cầu, ta chỉ cần nhập số vận đơn và mã số tàu vào máy tính và chỉ sau 5 phút, người giao nhận hồn tồn cĩ thể nắm bắt được các thơng tin chi tiết về ngày giờ, địa điểm cập cảng của tàu và thơng báo lại cho chủ hàng. Rõ ràng, hoạt động logistics trong vận tải biển ưu việt hơn hoạt động giao nhận, vận tải thơng thường.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển dịch vụ logictics trong giao nhận, vận tải biển của việt nam trường hợp công ty PNT chi nhánh phía bắc (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(144 trang)
w