2.1 .5Chiến lược phát triển
2.2 Thực trạng Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng No&PTNTVN
2.2.2 Các tiêu chí định tính
2.2.2.1 Thƣơng hiệu
Do có mạng lưới hệ thống Chi nhánh và Phòng giao dịch trải dài khắp các tỉnh thành trong cả nước nên thương hiệu Agribank được đông đảo người dân đặc biệt là phân khúc khách hàng của Agribank biết đến rộng rãi và tin dùng sản phẩm dịch vụ. Uy tín của Agribank được tạo lập, xây dựng, duy trì và phát triển trong suốt 26 năm qua tương đối bền vững.
Trong Đề án tái cơ cấu nền kinh tế của Chính phủ, mà trong đó phải tái cơ cấu hệ thống tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015, Agribank đã rà sốt lại, sắp xếp, bố trí lại các yếu tố nhằm củng cố thương hiệu của mình đáp lại niềm tin của các khách hàng.
Nếu ở giai đoạn đầu mới được thành lập (1988-1990) với tên gọi là Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam, các khái niệm về thương hiệu chưa được định hình rõ, thì đến giai đoạn 1990 đến 1996, với việc đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam, hoạt động theo cơ chế của một Ngân hàng thương mại tự chủ, Agribank bắt đầu quan tâm đến việc định vị, hình thành thương hiệu cho mình.
Tháng 01/1991, Ngân hàng chính thức lựa chọn logo hình vng 04 màu: màu nâu đất, xanh lá cây, vàng và trắng, có 09 hạt lúa vàng kết nối thành hình chữ S, hình đất nước Việt Nam, bên ngồi có chữ “Ngân hàng Nơng nghiệp Việt Nam” viền bao xung quanh, bên trong có chữ viết tắt tiếng Anh: VBA. Năm 1996, sau khi đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, hoạt động theo mơ hình Tổng cơng ty, thì hình ảnh, vị thế và uy tín của Agribank dần được khẳng định trong nước, được biết đến trong khu vực và thế giới. Biểu tượng logo trên tiếp tục được Ngân hàng sử dụng và có thay đổi phù hợp với phần tên mới của Ngân hàng và các chữ cái tiếng Anh viết tắt là VBARD (Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development), với câu định vị thương hiệu “Mang phồn thịnh đến khách hàng” được sử dụng cho tới hôm nay. Trong môi trường công nghệ thông tin ngày càng phát triển, cạnh tranh gay gắt hơn, yêu cầu về quảng bá hình ảnh, thương hiệu được đặt ra và càng trở nên quan trọng. Năm 1993, được phép của Bộ Văn hóa -
Thơng tin (nay là Bộ Thông tin truyền thông), Agribank được phép xuất bản Bản tin phát hành trong toàn hệ thống. Tháng 4/2003, được phép thiết lập trang tin điện tử, website Agribank chính thức ra mắt vào cuối tháng 5/2003.
Có thể nói, q trình xây dựng, phát triển thương hiệu từ năm 1990 đến nay, đặc biệt trong những năm gần đây, hoạt động quảng bá thương hiệu đã được Agribank chú ý coi trọng hơn và bắt đầu được triển khai có hệ thống. Agribank thực hiện cơng tác tiếp thị, quảng bá thương hiệu với nhiều hình thức như từ việc định vị đến đồng bộ hóa logo, slogan, màu sắc, biển hiệu, biển quảng cáo tấm lớn; thơng qua các chương trình, sự kiện quan trọng, có ý nghĩa trong cộng đồng; quảng cáo trên các ấn phẩm báo chí, phương tiện truyền thơng… Đồng thời, thực hiện công tác thông tin tuyên truyền thông qua tờ Thơng tin Agribank; website Agribank. Thơng qua các hình thức nêu trên cùng với việc nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, thái độ phục vụ tận tình, chu đáo, hình ảnh và thương hiệu của Agribank được gắn với các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của đất nước có nhiều ý nghĩa, tác động sâu rộng, thu hút được sự quan tâm của đông đảo khách hàng, cộng đồng.
Tuy nhiên, đối với một NHTM lớn nhất Việt Nam, Top 10 Giải Sao Vàng đất Việt, Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, Doanh nghiệp số 1 Việt Nam (UNDP xếp hạng năm 2007), hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu của Agribank hiện tại chưa đồng bộ, cịn thiếu tính chun nghiệp. Logo và Slogan được thiết kế và sử dụng từ những năm 90 với thông điệp của Ngân hàng hoạt động phục vụ cho một thị trường trọng tâm đó là nơng nghiệp, nơng thơn. Do đó, địi hỏi cần có những bổ sung phù hợp với tính chất, phạm vi, chức năng hoạt động hiện tại cũng như định hướng phát triển Agribank trở thành một Tập đồn Tài chính - Ngân hàng hiện đại trong tương lai...
Nhận thức được điều này, vừa qua, Agribank đã hoàn tất quá trình đấu thầu quốc tế chọn ra một đơn vị chuyên nghiệp giúp xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu Agribank giai đoạn 2009-2010 và 05 năm tiếp theo. Theo đó, Agribank sẽ tiến hành nghiên cứu thị trường, đánh giá thương hiệu cũng như hiệu quả các hoạt động truyền thông hiện nay; tiến hành định vị thương hiệu bao gồm: xác định lại hình
ảnh, giá trị thương hiệu Agribank theo định hướng trở thành Tập đồn tài chính đa ngành, đa lĩnh vực, đa sở hữu hàng đầu tại Việt Nam. Hệ thống nhận diện thương hiệu mới được xây dựng dựa trên các giá trị thương hiệu của Agribank, thể hiện bản sắc riêng có của Agribank. Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu; chuẩn hóa hệ thống logo; Slogan; Thơng điệp truyền thông; bảo hộ thương hiệu; xây dựng chiến lược hoạt động truyền thông cho thương hiệu Agribank và các sản phẩm dịch vụ của Agribank; tổ chức quản trị thương hiệu; xây dựng và phát triển văn hóa Agribank một cách chuẩn mực và chuyên nghiệp, vun đắp giá trị cốt lõi…
Có thể nói, trong giai đoạn hội nhập với nhiều thách thức, cạnh tranh, diễn biến thị trường khó dự báo như hiện nay, việc xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu Agribank có ý nghĩa thiết thực, góp phần quan trọng giúp Agribank nâng cao năng lực cạnh tranh trong giai đoạn mới để tiếp tục giữ vững vị trí Ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam, tương lai gần phát triển theo hướng trở thành Tập đồn Tài chính - Ngân hàng mạnh và hiện đại trong nước, có uy tín cao trên thị trường khu vực và quốc tế. Chiến lược phát triển thương hiệu Agribank sẽ gắn với phương châm vì sự thịnh vượng và phát triển bền vững của Ngân hàng, khách hàng, đối tác và cộng đồng.
2.2.2.2 Trình độ tổ chức và cách thức quản trị
Với mơ hình Cơng ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thuộc sở hữu của Nhà nước, hệ thống tổ chức của Agribank được phân cấp từ Hội đồng thành viên đến Hệ thống Ban chun mơn nghiệp vụ gồm có các Chi nhánh, đơn vị sự nghiệp và Công ty con tương đối rõ ràng, tuy nhiên trong những năm gần đây, Ngân hàng thương mại lớn nhất quốc gia lại vướng phải một số những sai phạm trong công tác tổ chức và quản lý về quy định huy động và cho vay vàng trên thị trường liên Ngân hàng, hoạt động đầu tư tài chính, sai phạm trong quản lý và thực hiện đầu tư xây dựng, buông lỏng quản lý gây thiệt hại đến tài sản của nhà nước như:
Đầu năm 2014, ơng Kiều Trọng Tuyến (ngun Phó Tổng giám đốc Agribank) đã bị Cục cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và quản lý chức vụ bắt tạm giam, vì hành vi “Thiếu trách nhiệm trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Trước đó, tháng 1/2013, ơng Phạm Thanh Tân (nguyên Tổng giám đốc Agribank) bị bắt tạm giam cũng với hành vi trên.
Trong năm 2012, tháng 5/2012, ơng Nguyễn Tuấn (ngun Phó Giám đốc CN Cơng ty vàng Agribank Hà Đông) bị bắt và khám xét khẩn cấp về hành vi “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản”. Cũng trong tháng 5/2012, ông Đỗ Đức Hưng (nguyên Giám đốc CN Hồng Hà) bị khởi tố, bắt tạm giam về hành vi lạm quyền trong khi thi hành công vụ.
Tháng 10/2012, ông Hồ Đăng Trung, Hồ Văn Long (nguyên là Giám đốc và Trưởng phịng tín dụng Agribank CN 6) đã bị tống đạt quyết định khởi tố và tạm giam về hành vi “Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Tháng 11/2012, bà Nguyễn Thị Hoàng Oanh (nguyên Giám đốc Chi nhánh Bến Thành) bị khởi tố và bắt tạm giam.
Theo thanh tra NHNN, từ năm 2009 đến 31/12/2011, Agribank đã chi tiền môi giới huy động vốn cho đối tượng không phải là các TCTD được cấp phép hoạt động môi giới; chi môi giới huy động vốn với lãi suất vượt mức trần quy định của NHNN (14%/năm), trong đó chi mơi giới làm cho lãi suất vượt 14%/năm là 283 tỷ đồng. Trình độ tổ chức và cách thức quản trị của Agribank còn thể hiện sự yếu kém khi vi phạm quy định về thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng, từ ngày 16/6/2009 đến 12/7/2011, có 189 khách hàng được phê duyệt cấp tín dụng nhưng khơng có văn bản ủy quyền của Tổng giám đốc theo quy định, trong đó dư nợ của các khách hàng nói trên tại thời điểm 31/12/2011 là 13.816 tỷ đồng, nợ xấu là 1.046 tỷ đồng. Với những vi phạm xảy ra ở tất cả các khâu của hoạt động tín dụng, từ khâu thẩm định, phê duyệt cho vay, giải ngân, tài sản đảm bảo, quản lý và thu hồi vốn vay đến xử lý rủi ro, nguyên nhân chính xuất phát từ phía chủ quan của Agribank.
Liên tiếp trong các năm, những Lãnh đạo cấp cao của Agribank bị điều tra và khởi tố làm cho hình ảnh của Agribank đã giảm sút đi phần nào, lịng tin của khách hàng đơi khi bị xao động. Vấn đề này cần thiết phải được xử lý ngay, khẩn trương chấn chỉnh hoạt động tại tất cả các khâu từ khi nhận hồ sơ tín dụng đến khi hồn tất món vay nhằm hạn chế và loại bỏ các vi phạm trong quá trình tác nghiệp.
2.2.2.3 Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là yếu tố sống còn của mọi Ngân hàng thương mại, sự thành công hay thất bại đều phụ thuộc vào nguồn nhân lực. Vai trò của nguồn nhân lực mọi lúc mọi nơi chưa bao giờ có thể coi nhẹ. Và tại Agribank, hơn ai hết đã thấu hiểu điều này qua nhiều bài học và chiêm nghiệm.
Số lượng cán bộ của Agribank hầu hết được tăng dần qua các năm, từ năm 2008 đến năm 2013 lần lượt là 33.967 người, 36.135 người, 37.500 người, 39.950 người, 37.945 người và 38.445 người, số liệu cụ thể được thể hiện trong Bảng sau:
Bảng 2.14 – Số lượng lao động
Đơn vị: người
STT Ngân hàng thƣơng mại 1 NHTM Nhà nƣớc 1 Agribank 2 VCB 3 Vietinbank 4 BIDV 2 NHTMCP VN 5 Techcombank 6 Eximbank 7 Sacombank 8 MB 9 ACB 10 SHB 3 100% vốn nƣớc ngoài 4 NH Liên doanh 11 IVB
Nguồn số liệu: Báo cáo thường niên của các NHTM, Thông tin từ NHNN.
Năm 2013 Tổng lao động của Agribank là 38.445 người, trong đó nhân sự có trình độ Tiến sỹ, thạc sỹ và đại học là 77%, trình độ dưới đại học là 23% với độ tuổi ngày
càng trẻ hoá với 27% lao động dưới 30 tuổi, 55% lao động từ 31 đến 50 tuổi và 18% là lao động tuổi từ 51 đến 60.
Trong năm 2013, VCB chỉ có tổng số lao động là 13.864 người, chỉ bằng 36% tổng số lao động của Agribank, nhưng tỷ lệ nhân sự có trình độ Tiến sỹ, thạc sỹ và đại học là 83%. Vietinbank chỉ có tổng số lao động là 19.886 người, chỉ bằng 52% tổng số lao động của Agribank. BIDV chỉ có tổng số lao động là 18.231 người, chỉ bằng 47% tổng số lao động của Agribank, nhưng tỷ lệ nhân sự có trình độ Tiến sỹ, thạc sỹ và đại học là 87%.
So sánh số lượng và trình độ lao động của Agribank so với các NHTM cùng khối Ngân hàng thương mại Nhà nước và so với các Ngân hàng thương mại cổ phần thì thấy rằng, đa số các NHTM khác có số lao động tinh giản hơn Agribank thể hiện ở số lượng lao động ít hơn nhưng tỷ lệ có trình độ từ đại học trở lên cao hơn, độ tuổi trung bình của các NHTM khác cũng trẻ hơn Agribank.
Nhận thức được tầm quan trọng của Nguồn nhân lực thơi chưa đủ, dù đã có những thay đổi, cải thiện trong vấn đề tuyển dụng nhân sự, vấn đề đào tạo, đào tạo lại và đào tạo nâng cao cho nhân sự trong những năm gần đây nhưng để có nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng được những yêu cầu trong tình hình mới, Agribank cần sử dụng cách thức tuyển chọn công bằng, minh bạch hơn, nhằm thu hút được nhân tài thực sự, những người có ý tưởng đột phá, những người tâm huyết với những sáng tạo khơng ngừng nghỉ nhằm cải tiến quy trình, lan toả tinh thần hăng say trong công việc cho những đồng nghiệp khác. Con người chỉ làm việc tốt khi có động lực rõ ràng, cụ thể, được ghi nhận và được trả cơng xứng đáng.
2.2.2.4 Trình độ cơng nghệ
Cơng nghệ là yếu tố hỗ trợ rất lớn cho hoạt động của NHTM nói chung và cho Agribank nói riêng. Với hệ thống mạng lưới CN và PGD, số lượng lao động lớn nhất hệ thống NHTM của Agribank, các giao dịch thực hiện cho khách hàng khơng thể thực hiện nhanh chóng, chính xác nếu khơng có một hệ thống phần mềm ứng dụng cơng nghệ cao.
Chính vì vậy, Agribank đã triển khai dự án IPCAS (The modernization of the Interbank Payment and Customer Accounting System) hay Dự án Hiện đại hoá hệ thống thanh tốn và kế tốn khách hàng. Tính đến nay, Agribank đã đi qua hai giai đoạn trong lộ trình phát triển hệ thống Ipcas.
Giai đoạn I: Nguồn vốn đầu tư là khoảng 10.5 triệu usd (trừ phần thực hiện nội bộ) do WB tài trợ (phục vụ cho Tiểu dự án) với phạm vi là hệ thống corebanking (hệ thống Ngân hàng lõi) với 12 modules; triển khai một hệ thống xử lý tập trung; triển khai tại 29 Chi nhánh và các Phòng giao dịch trực thuộc thực hiện tổng lượng giao dịch trực tuyến khoảng 300.000 giao dịch/ngày và 500 users truy cập.
Giai đoạn I được hồn thành vào tháng 11/2003, kinh phí vừa đủ; triển khai tại 49 Chi nhánh và 120 điểm giao dịch, trên 600 máy ATM, đáp ứng gần 2 triệu giao dịch/ngày và trên 1.000 users truy cập.
Giai đoạn II: Tiếp tục mở rộng dự án từ kết quả của giai đoạn I, tổng vốn đầu tư cho giai đoạn II là trên 70 triệu usd (ngoại trừ các cấu phần đầu tư nội bộ), trong đó nguồn vốn từ WB 50 triệu usd, nguồn vốn từ AFD 5 triệu usd và 15 triệu usd vốn nội bộ. Kế hoạch xây dựng hệ thống xử lý đáp ứng yêu cầu xử lý 17 triệu giao dịch/ngày và mở rộng đến trên 50 triệu giao dịch/ngày với 20.000 users truy cập trên 1.000 CN và 1.000 điểm giao dịch. Dự kiến thời gian triển khai cho tất cả các Chi nhánh trong 2 năm.
Mục tiêu của giai đoạn này là thiết lập mơ hình cơng nghệ thơng tin tiêu chuẩn, khả năng an toàn là 99.99%, khả năng sẵn sàng 24x7; Khả năng xử lý an ninh vào phục hồi thảm hoạ ở mức 6 (đạt mức 7 năm 2009); Khả năng tích hợp và đồng bộ các hệ thống uyển chuyển, khả năng mở rộng trong tương lai; Tích hợp các cơng cụ quản lý như: công cụ quản lý thông tin, đánh giá khả năng sinh lời và quản lý dòng tiền, hỗ trợ quản lý rủi ro, hệ thống quản lý nhân sự, hệ thống quản lý tiền lương, hệ thống quản lý ngân sách, hệ thống quản lý tài sản, hệ thống quản lý tài sản có giá với mơ hình kinh doanh 2 cấp (trung tâm điều hành và Chi nhánh).
Hệ thống giao dịch Corebanking được thiết kế theo phân lớp chức năng và nghiệp vụ theo chuẩn quốc tế theo các module như Thông tin khách hàng (CIF), Sổ cái
(GL), Tiền gửi (DP), Tiền vay (LN), Chuyển tiền (FX), Tài trợ thương mại (TF), Quản lý vốn và kinh doanh ngoại tệ, Quản lý nội bộ (GA), hệ thống thông tin quản lý (MIS), quản trị hệ thống, các nghiệp vụ kết nối khách hàng.
Và kết quả là ngày 11/5/2009, khai trương hệ thống IPCAS II trên toàn hệ thống. Đây là kết quả lao động miệt mài của hơn 100 cán bộ dự án, cùng sự phối hợp đồng bộ của hàng nghìn cán bộ Chi nhánh của Agribank trong hơn 33 tháng.
Trong khi một số NHTM khác như Techcombank, Sacombank, MB hiện nay đang sử dụng corebanking T24 của Công ty Temenos (Thuỵ sỹ), triển khai từ năm 2006 và nâng cấp lên các phiên bản R10, R11 trong năm 2009, 2011. SHB lại chọn hệ thống Intelect do Công ty Polaris (Ấn độ) cung cấp; năm 2013, SHB tích hợp hệ