Xu hƣớng phát triển chung của ngành Ngân hàng trong giai đoạn tới

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB năng lực cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 109 - 113)

2.1 .5Chiến lược phát triển

3.1 Xu hƣớng phát triển chung của ngành Ngân hàng trong giai đoạn tới

Theo các chuyên gia thì kinh tế thế giới sẽ có những chuyển động tích cực hơn trong năm 2014, tăng trưởng toàn cầu về cơ bản đang trên đà phục hồi, tuy sẽ không phục hồi với tốc độ nhanh như trước đây bởi còn tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro.

Trong khi, tại thị trường trong nước, các doanh nghiệp sẽ vẫn tương đối thận trọng trước những quyết định cho đầu tư, người tiêu dùng cũng đắn đo trước một số kênh kiếm lời.

Mục tiêu tổng quát năm 2014 của kinh tế trong nước là tiếp tục ổn định, kiểm soát lạm phát, tăng trưởng hợp lý và nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế, dự kiến các chỉ tiêu kinh tế cơ bản trong năm 2014 của Chính phủ là GDP tăng khoảng 5.8-6.0%, tỷ lệ bội chi Ngân sách so với GDP là 4.8%, CPI khoảng 7%, tỷ giá tương đối ổn định, lãi suất huy động và cho vay duy trì hoặc giảm nhẹ, tăng trưởng tín dụng khoảng 12-14%.

Trước tình hình chung, hầu hết các Tổ chức tín dụng đều nhận định mơi trường kinh doanh bên ngồi sẽ diễn biến theo chiều hướng tích cực, mặt bằng lãi suất sẽ tiếp tục giảm, kinh tế phục hồi kéo theo huy động vốn và tăng trưởng tín dụng sẽ tăng nhanh hơn, lợi nhuận sẽ được cải thiện.

Dự báo, các Ngân hàng thương mại tiếp tục mở rộng cho vay đặc biệt chú trọng cho vay tiêu dùng như cho vay mua nhà ở cho những người có nhu cầu để ở thực sự và có thu nhập ổn định, làm việc tại những nơi uy tín.

Theo NHNN, trong một vài năm tới, thị trường bán lẻ sẽ do các NHNNg tập trung khai thác mà không phải là phần của NHTMVN. Trong khi nhu cầu thanh toán dùng tiền mặt vẫn cịn phổ biến thì ngày càng có nhiều người tiêu dùng cũng như các doanh nghiệp muốn sử dụng phương thức thanh toán tiện dụng hơn như thanh toán trực tuyến. Đây vừa là cơ hội cũng như thách thức đối với các Ngân hàng trong nước trong việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng hiệu quả để đáp ứng xu thế thanh tốn hiện đại này. Bên cạnh đó các Ngân hàng trong nước sẽ có cơ hội làm việc với

những nhà hoạch định chính sách để phát triển nhiều hơn nữa các sản phẩm giúp người tiêu dùng gia tăng giá trị tài sản của họ bằng cách đầu tư trực tiếp hoặc sử dụng vốn vay một cách có chọn lọc để đầu tư vào các tài sản sinh lời như bất động sản hoặc mở rộng kinh doanh.

Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 21/2013/TT-NHNN ngày 09/9/2013, quy định về mạng lưới hoạt động của NHTM (Thông tư 21) thay thế Quyết định số 13/2008/QĐ-NHNN ngày 29/4/2008 (Quyết định 13), có hiệu lực kể từ ngày 23/10/2013. Thông tư 21 quy định rõ một số thay đổi so với Quyết định 13, tập trung vào các nội dung về Cơ cấu mạng lưới hoạt động của NHTM, điều kiện thành lập Chi nhánh, điều kiện thành lập Phòng giao dịch … theo đó, hoạt động mở rộng thêm các Chi nhánh và Phịng giao dịch được quản lý chặt chẽ hơn, giám sát thường xuyên, các điều kiện ngặt nghèo hơn mà khơng phải một NHTM nào có ý định mở mới các Chi nhánh và Phịng giao dịch là có thể làm được bởi sự hạn chế việc phát triển Chi nhánh tại khu vực nội thành Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, khuyến khích việc NHTM mở rộng mạng lưới tại các tỉnh, thành phố khác trong cả nước, số lượng CN tối đa NHTM được thành lập ở khu vực nội thành Hà Nội hoặc TP Hồ Chí Minh là 10 CN ở mỗi khu vực, số lượng CN được thành lập tối đa trong năm tài chính là khơng q 05 CN đối với NHTM có thời gian hoạt động từ 12 tháng trở lên; NHTM có thời gian hoạt động dưới 12 tháng được phép thành lập không quá 3 CN và các CN này không được thành lập trên cùng một địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Tại khu vực nội thành Hà Nội, Tp HCM, số lượng PGD không lớn hơn quá 2 lần số lượng CN hiện có của NHTM tại mỗi khu vực; Tại khu vực ngoại thành Hà Nội, Tp HCM và các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương khác: số lượng PGD không lớn hơn quá 3 lần số lượng CN hiện có của NHTM tại mỗi khu vực.

Ngày 21/01/2013, NHNN đã ban hành Thông tư số 02/TT-NHNN (TT 02) qui định việc phân loại tài sản có, trích lập dự phịng rủi ro và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của Tổ chức tín dụng và Chi nhánh ngân hàng nước ngồi (TCTD), có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/6/2013, tuy nhiên đến hạn trên, NHNN

lại có cơng văn cho phép lùi ngày áp dụng văn bản trên do nghi ngại việc thực hiện vào thời điểm này chưa thực sự phù hợp với tình hình của thị trường của Việt Nam. Sự ra đời của Thông tư 02 đánh dấu bước ngoặt về cải cách môi trường pháp lý trong hoạt động của TCTD, giúp các TCTD cơ cấu lại toàn bộ nợ quá hạn và nợ nghi ngờ theo những tiêu chí chung, nâng cao khả năng ứng phó với những biến động về kinh tế và tài chính trong tương lai. Thơng tư 02 có một số thay đổi quan trọng với các qui định sát với chuẩn mực quốc tế Basel II như phạm vi tài sản Có phải phân loại, định giá tài sản bảo đảm, sử dụng thơng tin tín dụng (CIC), tiêu chuẩn phân loại nợ, phản ánh đầy đủ hơn chất lượng tài sản của TCTD. Nếu áp dụng Thông tư 02, tỷ lệ nợ xấu tại một số NHTM có thể tăng từ 3-4% hiện nay lên 10-20%, thậm chí cao hơn. Tỷ lệ nợ xấu tăng cao cũng đồng nghĩa với việc các Ngân hàng phải trích lập dự phịng nhiều hơn, điều kiện cho vay chặt chẽ hơn, ảnh hưởng đến khả năng cho vay đối với các doanh nghiệp và nền kinh tế. Ngoài ra, hàng loạt doanh nghiệp sẽ bị Ngân hàng cắt vốn do tỷ lệ nợ xấu tăng lên, nhiều doanh nghiệp sẽ phá sản, không thể trả được nợ đã vay từ các NHTM.

Trong khi các TCTD đang gặp khó khăn về nợ xấu, tín dụng tăng thấp, việc thành lập Cơng ty mua bán nợ vẫn còn vướng phải nhiều tranh cãi quyết liệt, việc đưa Thông tư 02 vào áp dụng sẽ đồng nghĩa với việc siết chặt dịng tín dụng cho nền kinh tế. Trên thực tế, ngành Ngân hàng rất cố gắng hạ lãi suất xuống mức thấp có thể, nhưng rất khó tìm được khách hàng vay vốn tốt với tình hình tài chính lành mạnh, có khả năng trả nợ gốc và lãi đầy đủ đúng hạn.

Ngoài ra, nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh, các NHTM nhỏ, yếu sẽ tiếp tục mua bán và sáp nhập (M&A) trong năm 2014 và những năm tới, đây sẽ là xu hướng tất yếu để sự cạnh tranh bình đẳng hơn, tầm cạnh tranh cũng gần nhau hơn.

3.2 Định hƣớng phát triển của Ngân hàng No&PTNTVN giai đoạn tới

Agribank tiếp tục củng cố và nâng cao thị phần huy động, phát triển vốn kinh doanh theo hướng cơ cấu nguồn vốn ổn định, an toàn và hiệu quả.

Duy trì và tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý, cơ cấu vốn tập trung cho “tam nông”, cho vay DNNVV, cho vay xuất khẩu, cho vay tiêu dùng theo chỉ đạo của Chính phủ, của NHNN, nâng tỷ trọng cho vay “tam nông” trong Tổng dư nợ.

Nâng cao thị phần và hiệu quả hoạt động dịch vụ, thanh toán trong nước và quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, thẻ … trong đó chú ý phát triển sản phẩm dịch vụ tiện ích hiện đại cho thị trường nông nghiệp, nông thôn, DNNVV, hộ nông dân.

Xây dựng và kiện tồn về cơ chế quản trị, điều hành theo mơ hình Ngân hàng hiện đại đồng thời đảm bảo các tỷ lệ an toàn vốn theo quy định của NHNN.

Định hướng mục tiêu chung

Tập trung triển khai có hiệu quả Đề án tái cơ cấu Agribank giai đoạn 2013-2015 theo Quyết định số 53/QĐ-NHNN.m ngày 15.11.2013 của NHNN, hoàn thiện các tiểu đề án tái cơ cấu trình NHNN phê duyệt để triển khai thực hiện. Tiếp tục là Ngân hàng chủ đạo trực tiếp đảm trách và thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước về hỗ trợ phát triển và cung cấp các dịch vụ tài chính, tín dụng cho khu vực nơng nghiệp, nơng thơn và nơng dân.

Thay đổi cơ cấu, nâng cao chất lượng nguồn vốn, giảm dần giá vốn bình quân đầu vào, tạo cơ sở để hỗ trợ cho hoạt động tín dụng và phát triển sản phẩm dịch vụ mở rộng thị trường, thị phần. Thay đổi cơ cấu đầu tư, nâng cao chất lượng tín dụng. Tích cực thu hồi nợ đã xử lý rủi ro. Có cơ chế đặc biệt để xử lý các tồn tại thiếu sót của một số Chi nhánh trên địa bàn HN và Tp HCM và các Chi nhánh có nợ xấu cao, tài chính khó khăn.

Đổi mới cơ chế quản trị, điều hành và phát triển nguồn nhân lực. Từng bước xây dựng hệ thống cơ chế nghiệp vụ vừa theo chuẩn quốc tế vừa phù hợp với đặc thù Việt Nam nói chung và Agribank nói riêng, tạo cơ sở để Agribank ổn định và phát triển bền vững.

Mục tiêu cụ thể năm 2014:

Vốn huy động thị trường 1 tăng từ 11% đến 13%. Dư nợ cho vay nền kinh tế tăng từ 10% đến 12%.

Tỷ lệ dư nợ cho vay nông nghiệp và nông thôn/Tổng dư nợ trên 70%.

Tỷ lệ nợ xấu dưới 4%. Đảm bảo các tỷ lệ an toàn theo quy định của NHNN VN. Lợi nhuận và tiền lương phù hợp với quy định của pháp luật và khả năng tài chính. Trích lập dự phịng rủi ro và xử lý nợ xấu theo quy định của NHNNVN Thu nợ đã Xử lý rủi ro tối thiểu 5.000 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB năng lực cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 109 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w