Thuyết nhu cầu của Maslow

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nghiên cứu các nhân tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên ngân hàng TMCP á châu – chi nhánh hưng yên (Trang 25 - 30)

1.2 Các học thuyết về tạo động lực và ứng dụng của chúng

1.2.1 Thuyết nhu cầu của Maslow

Nhà tâm lý học nổi tiếng Abraham Maslow (1908-1970) đã xây dựng học thuyết về nhu cầu của con ngƣời vào những năm 1950. Theo ơng, nhu cầu là một cái gì đó thiếu hụt mà con ngƣời có thể cảm nhận đƣợc. Nhu cầu của con ngƣời có sự phân cấp từ thấp đến cao, trong đó các nhu cầu ở mức độ cao hơn muốn xuất hiện thì các nhu cầu ở mức độ thấp hơn phải đƣợc thỏa mãn trƣớc. Hệ thống nhu cầu của Maslow đƣợc thể hiện dƣới dạng hình kim tự tháp, các nhu cầu ở bậc thấp thì càng xếp xuống dƣới.

Hình 1.1 Tháp nhu cầu của Maslow.

( Nguồn: Sách QTNS trang 484 của Nguyễn Hữu Thân)

- Nhu cầu sinh lý bao gồm những nhu cầu cơ bản của con ngƣời nhƣ ăn, uống nghỉ ngơi…. Đây là những nhu cầu cơ bản nhất và mạnh nhất của con ngƣời. Nhu cầu sinh lý có thể đƣợc đáp ứng thơng qua việc trả lƣợng tốt và công bằng, cung cấp các bữa ăn trƣa hoặc phụ cấp ăn ca miễn phí.

-Nhu cầu về an toàn, an ninh: Khi con ngƣời đƣợc đáp ứng các nhu cầu cơ bản, tức các nhu cầu này khơng cịn điều khiển suy nghĩ và hành động của con ngƣời nữa. Khi đó, nhu cầu về an tồn, an ninh xuất hiện, nó thể hiện trong cả thể chất lẫn tinh thần.

Nhà quản lý có thể đảm bảo điều kiện làm việc thuận lợi, bảo đảm công việc đƣợc duy trì ổn định và đối xử cơng bằng đối với nhân viên.

Nhu cầu này cũng thƣờng đƣợc thể hiện thông qua mong muốn về sự ổn định trong cuộc sống, trong các khu phố an ninh, có nhà ổn định… Các chế độ bảo hiểm xã hội, các chế độ khi về hƣu, các kế hoạch để dành tiết kiệm… cũng là thể hiện đáp ứng nhu cầu này.

- Nhu cầu về quan hệ xã hội: nhu cầu này còn đƣợc goi là nhu cầu mong muốn thuộc về một bộ phận, một tổ chức nào đó hoặc nhu cầu về tình cảm, tình thƣơng. Nhu cầu này đƣợc thể hiện qua quá trình giao tiếp nhƣ việc tìm kiếm, kết bạn, làm việc nhóm….

- Nhu cầu đƣợc kính trọng: nhu cầu này cịn đƣợc gọi là nhu cầu tự trọng vì nó thể hiện hai cấp độ: nhu cầu đƣợc ngƣời khác quý mến, nể trọng thông qua các thành quả của bản thân và nhu cầu cảm nhận quý trọng chính bản thân, danh tiếng của mình, có lịng tự trọng, sự tự tin vào khả năng của bản thân.

Để thỏa mãn nhu cầu này ngƣời lao động cần đƣợc tôn trọng về nhân cách, phẩm chất. Bên cạnh việc đƣợc trả lƣơng thỏa đáng thì họ cũng mong muốn đƣợc tôn trọng các giá trị của con ngƣời. Các nhà quản lý cần có cơ chế và chính sách khen ngợi tơn vinh sự thành cơng và phổ biến kết quả thành đạt của cá nhân một cách rộng rãi. Chúng ta thƣờng thấy trong cuộc sống hay trong cơng việc khi một ngƣời đƣợc khích lệ, đƣợc thƣởng về thành quả lao động của mình, họ sẵn sàng làm việc hăng say hơn, hiệu quả hơn.

- Nhu cầu tự khẳng định: đây là nhu cầu cao nhất trong cách phân cấp của Maslow. Đây chính là nhu cầu đƣợc sử dụng hết khả năng, tiềm năng của mình để khẳng định và đạt thành tích cao trong xã hội.

Để thỏa mãn nhu cầu này nhà quản lý cần cung cấp các cơ hội phát triển những thế mạnh cá nhân. Đồng thời, ngƣời lao động cần đƣợc đào tạo và phát triển, cần đƣợc khuyến khích tham gia vào q trình cải tiến trong doanh nghiệp hoặc tổ chức và đƣợc tạo điều kiện để họ tự phát triển nghề nghiệp.

Ý nghĩa: Theo A.Maslow trên đây là hệ thống nhu cầu chung của con ngƣời

trong đó nhu cầu sinh lý là nhu cầu mang tính chất vật chất là nhu cầu thiết yếu của con ngƣời, còn các nhu cầu khác là nhu cầu cao hơn. Tùy theo từng mức độ quan trọng khác nhau của chúng đối với con ngƣời mà chúng đƣợc sắp xếp theo thứ tự ƣu tiên khác nhau trong những thang bậc đó. Nhƣng:

-Các cá nhân khác nhau thì có những nhu cầu rất khác nhau, do đó có thể đƣợc thỏa mãn bằng các phƣơng tiện và cách thức khác nhau.

- Các nhu cầu bậc thấp hơn phải đƣợc thỏa mãn trƣớc sau đó mới đƣợc khuyến khích để thỏa mãn nhu cầu bậc cao hơn.

- Khao khát bẩm sinh của con ngƣời là leo cao trên tháp nhu cầu.

Để thấy rõ hơn mối quan hệ giữa hệ thống thứ bậc các nhu cầu theo cách nhìn chung và áp dụng vào mơi trƣờng làm việc của doanh nghiệp, chúng ta có thể nhìn vào bảng sau:

Cấp độ Theo cách nhìn chung

Nhu cầu tƣ ̣hoan thiên ̀̀

triển tiềm năng sáng tạo, vƣợt

5 lên chính mình trong hiệu suất

làm việc.

Nhu đƣơc ̣ tơn trong ̣: Chứng tỏ

4 năng lực của mình, gây đƣợc

ảnh hƣởng, đƣợc xung quanh chấp nhận và đƣợc tôn trọng.

Nhu cầu về xã hội: Là thành

3 viên của một nhóm. Đƣợc lắng

nghe và đƣợc hiểu, chia sẻ.

Nhu cầu về an toàn: Là sự kéo

2 dài của các nhu cầu cấp 1 nhƣ

đƣợc bảo hiểm, có tiết kiệm.

Các nhu cầu về sinh lý

ăn, uống, ngủ, sinh sôi… 1

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nghiên cứu các nhân tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên ngân hàng TMCP á châu – chi nhánh hưng yên (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w