Đào tạo công nhân

Một phần của tài liệu KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH LIÊN DOANH BAO BÌ UNITED (Trang 38 - 41)

III. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Liên doanh bao bì Unietd:

5. Đào tạo công nhân

Để đáp ứng nhu cầu đào tạo lao động trong điều kiện phát triển sản xuất kinh doanh , thay đổi cơ cấu sản xuất hoặc công nghệ của Công ty, Công ty cần chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho công nhân nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập cho người lao động. Công tác này phải được thực hiện thường xuyên với các hình thức đào tạo như: đào tạo mới, đào tạo kiêm nghề chuyển nghề, bồi dưỡng nâng cao tay nghề đối với công nhân tay nghề yếu, bồi dưỡng nâng cấp, nâng bậc cho công nhân hàng năm.

5.1. Đào tạo mới

+ Hình thức đào tạo : Đào tạo kèm cặp tại chỗ do các trưởng bộ phận trong công ty đảm nhận kết hợp với hình thức gửi đi bồi dưỡng tại các trường công nhân kỹ thuật. Có thể nhà trường vừa đào tạo lý thuyết, vừa đào tạo thực hành hoặc phần thực hành kết hợp với Công ty kèm cặp tại doanh nghiệp

+ Về tổ chức thực hiện : Căn cứ vào nhu cầu sản xuất kinh doanh từng thời điểm của các đơn vị Công ty ra quyết định tuyển sinh đào tạo tay nghề, căn cứ vào nhu cầu và khả năng đào tạo, Công ty quyết định thời gian và hình thức đào tạo cho phù hợp. Trong quá trình đào tạo, kèm cặp, các trưởng bộ phận chủ động tổ chức, kết hợp với các đơn vị có liên quan cùng theo dõi, kiểm tra tay nghề cho người lao động.

5.2. Đào tạo lại

Việc đào tạo lại nguồn nhân lực là một việc làm quan trọng và rất cần thiết đối với công ty bởi các lý do sau :

Thứ nhất : Để chuẩn bị và bù đắp vào những chỗ bị thiếu bị bỏ trống do công nhân nghỉ việc hoặc chuyển công tác khác. Sự bù đắp và bổ xung này diễn ra thường xuyên nhằm làm cho Công ty hoạt động trôi chảy

Thứ hai : Để chuẩn bị cho những người lao động thực hiện được những trách nhiệm và nhiệm vụ mới do có sự thay đổi trong mục tiêu, cơ cấu, những thay đổi về luật pháp, chính sách và kỹ thuật công nghệ mới tạo ra

Thứ ba : Để hoàn thiện khả năng của người lao động ( thực hiện những nhiệm vụ hiện tại cũng như trong tương lai một cách hiệu quả hơn )

Việc đào tạo lại nguồn nhân lực có tác dụng rất lớn đến sản xuât kinh doanh và sự phát triển của Công ty. Đó là:

+ Giảm bớt được sự giám sát của cán bộ lãnh đạo vì đối với người lao động được đào tạo họ là người có thể tự giám sát các thao tác nghiệp vụ của mình.

+ Giảm bớt những tai nạn,vì nhiều tai nạn xảy ra là do những hạn chế của con người hơn là do những hạn chế của trang thiết bị hay những hạn chế về điều kiện làm việc bởi vì khi được đào tạo họ được trang bị về những kỹ năng, kiến thức, chuyên môn, vận hành quy trình công nghệ một cách thành thạo do đó sẽ giảm tới mức tối thiểu các tai nạn có thể xẩy ra do các nguyên nhân khách quan .

+ Đào tạo sẽ làm cho sự ổn định và năng động của tổ chức tăng lên ,chúng đảm bảo giữ vững hiệu quả hoạt động của xí nghiệp ngay cả khi thiếu những người chủ chốt do có nguồn đào tạo dự trữ để thay thế.

5.3. Đào tạo kiêm nghề :

Đối tượng đào tạo là công nhân đã được đào tạo một nghề trong dây chuyền sản xuất, cần phải đào tạo thêm một đến hai nghề phù hợp để đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động khi cần thiết

Hình thức đào tạo là kèm cặp trong dây chuyền sản xuất. Các đơn vị căn cứ vào nhu cầu sản xuất, lao động thực tế , lập kế hoạch đào tạo kiêm nghề, báo cáo Giám đốc công ty xét duyệt. Khi có quyết định đào tạo, các đơn vị bố trí sắp xếp công nhân đi học, bố trí người kèm cặp, kiểm tra sát hạch tay nghề công nhân.

5.4. Đào tạo chuyển nghề :

Đối tượng được đào tạo là những người lao động không đảm đương được công việc đang làm do không phù hợp với khả năng, trình độ tay nghề và không thể bồi dưỡng đào tạo lại, phải bố trí chuyển nghề khác cho phù hợp. Hoặc do sau khi sắp xếp lại lao động sản xuất, một số lao động do dư phải chuyển nghề khác, Công ty cần phải tổ chức đào tạo tay nghề mới cho số công nhân này để phù hợp với sự bố trí sử dụng lao động hiệu quả, đảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao động

5.5 .Đào tạo nâng cao tay nghề đối với công nhân tay nghề yếu

Công ty cần có kế hoạch đào tạo một cách toàn diện về kiến thức chuyên môn cũng như tay nghề đối với các đối tượng công nhân tay nghề yếu kết hợp đào tạo nâng cấp, nâng bậc cho công nhân bậc thấp nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất . Hình thức đào tạo ở đây chủ yếu nên áp dụng phương pháp bồi dưỡng, kèm cặp trực tiếp trong dây chuyền sản xuất. Tóm lại, kết quả, năng suất, chất lượng sản phẩm của Công ty chắc chắn sẽ khả quan

hơn nhiều nếu như công tác đào tạo của Công ty được quan tâm đúng mức. + Tăng cường công tác đào tạo

+ Như chúng ta đã biết kỷ luật là nền tảng để xây dựng xã hội . Không có kỷ luật thì không thể điều chỉnh được mối quan hệ giữa người với người trong sản xuất và các hoạt động của họ trong tổ chức xã hội.

11 Về mặt lao động : Kỷ luật lao động là sự chấp hành và thực hiện một cách tự nguyện và tự giác các chế độ ngày làm việc của công nhân viên ( thời gian bắt đầu và kết thúc ca làm việc, thời gian nghỉ ngơi, sử dụng triệt để thời gian làm việc vào mục đích sản xuất sản phẩm, quỹ thời gian làm việc trong tuần, tháng, năm ...)

12 Về mặt công nghệ : Kỷ luật lao động là sự chấp hành một cách chính xác các quy trình công nghệ, các chế độ làm việc của máy móc, thiết bị , quy trình vận hành

13 Về mặt sản xuất: Kỷ luật lao động là thực hiện một cách nghiêm túc nhiệm vụ sản xuất được giao, có ý thức bảo quản, giữ gìn máy móc, thiết bị, dụng cụ , vật tư ..., là sự chấp hành một cách vô điều kiện các chỉ thị mệnh lệnh về sản xuất của lãnh đạo. Tuân theo các chế độ bảo hộ lao động, kỹ thuật an toàn và vệ sinh sản xuất.

+ Chấp hành tốt kỷ luật lao động sẽ làm cho thời gian lao động hữu ích tăng, các quy trình công nghệ được đảm bảo, máy móc, thiết bị, vật tư nguyên liệu được sử dụng một cách hiệu suất. Tất cả những cái đó làm tăng số lượng và chất lượng sản phẩm. Tăng cường kỷ luật lao động sẽ giúp cho quá trình sản xuất diễn ra một cách liên tục và tạo điều kiện cho việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, những kinh nghiệm tiên tiến vào sản xuất. Ngoài ra tăng cường kỷ luật lao động còn là một biện pháp để giáo dục rèn luyện con người mới, phát huy tinh thần trách nhiệm ý thức tập thể để góp phần xây dựng một tổ chức kỷ cương trật tự

+ Kỷ luật lao động phải kết hợp với bầu không khí lao động thân thiện, hợp tác đồng thời rèn luyện tác phong công nghiệp trong hoạt động sản xuất

+ Kỷ luật lao động được Công ty áp dụng tương đối nghiêm. Các hình thức kỷ luật thường được áp dụng là khiển trách, hạ loại, chuyển làm công tác khác, đình chỉ và buộc thôi việc. Do ban hành các quy chế, quy định và nội quy lao động đã rõ ràng và được phổ biến thường xuyên nên việc vi phạm kỷ luật là tương đối ít ,số vụ vi phạm không đáng kể, chủ yếu là các lỗi kỹ thuật với các hình thức kỷ luật là khiển trách và hạ loại. Tuy nhiên, ngay cả những lỗi này cũng không đáng kể và được giải quyết nhanh gọn .Như vậy bên cạnh việc vẫn duy trì chế độ và phương pháp kỷ luật như hiện nay, Công ty cùng ban lãnh đạo cần có biện pháp tích cực trong việc đôn đốc động viên và có chính sách khuyến khích thoả đáng để người lao động tích cực làm việc. Bên cạnh việc tạo ra bầu không khí tích cực trong lao động ban giám đốc cũng như toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty cần thường xuyên phát động phong trào thực hiện tác phong công nghiệp trong lao động sản xuất. Rèn luyện ý thức tự giác trong hoạt động sản xuất của mình vì mục tiêu và lợi ích

chung của Công ty. Thực hiện được điều này đồng nghĩa với việc xoá bỏ triệt để tình trạng lãng phí thời gian do nói chuyện riêng do không nhiệm vụ sản xuất gây ra trong thời gian gần đây .

+ Kỷ luật lao động trong Công ty phản ánh trực tiếp hiệu quả quản lý và sử dụng lao động của Công ty. Chính vì vậy mà người lao động phải thực hiện tốt các nội quy của công ty.

+ Công ty cần áp dụng chế độ thưởng phạt phân minh đối với những trường hợp thực hiện tốt hoặc vi phạm nội quy của công ty.

Tóm lại, công ty cần quan tâm nhiều hơn nữa trong việc xây dựng một đội ngũ lao động, một tập thể sản xuất gắn kết, hoạt động vì mục tiêu chung của công ty, tăng cường hơn nữa chế độ kiểm tra, kiểm soát và giáo dục người lao động về tinh thần trách nhiệm đối với công việc.

6. Áp dụng các chính sách khuyến khích lợi ích vật chất

Lợi ích là mức độ thoả mãn nhu cầu của con người trong một điều kiện cụ thể nhất định. Lợi ích, trước hết là lợi ích kinh tế thể hiện rõ mối quan hệ giữa những người lao động với nhau, giữa người sử dụng lao động và người lao động trong quá trình sản xuất ra sản phẩm. Lợi ích cá nhân có tác động trực tiếp tới người lao động và tạo ra sự quan tâm nhiều hơn ở người lao động.

Lợi ích là mức độ thoả mãn nhu cầu của con người, do đó lợi ích tạo ra động lực thúc đẩy người lao động làm việc hăng say hơn, có hiệu quả hơn. Mức độ thoả mãn càng lớn thì động lực tạo ra càng lớn và ngược lại mức độ thoả mãn càng nhỏ thì động lực tạo ra càng yếu

Như vậy, nhu cầu của người lao động tạo ra động cơ thúc đẩy họ tham gia lao động, song chính lợi ích của họ mới là động lực trực tiếp thúc đẩy họ làm việc với hiệu quả cao. Điều đó đòi hỏi ban lãnh đạo công ty phải đặc biệt quan tâm tới lợi ích của người lao động .

Để kích thích lợi ích người lao động, công ty cần dùng nhiều phương pháp khác nhau như bố trí lao động phù hợp với trình độ tay nghề, các chính sách về tiền lương, tiền thưởng, bên cạnh việc kích thích lợi ích vật chất công ty còn phải quan tâm tới các chính sách khuyến khích về tinh thần và tạo điều kiện làm việc tốt cho công nhân

Một phần của tài liệu KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH LIÊN DOANH BAO BÌ UNITED (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w