CÁC VẤN ĐỀ QUỐC TẾ: CÂN ĐỐI RỦI RO KINH DOANH VÀ RỦI RO TÀI CHÍNH TẠI NESTLE:

Một phần của tài liệu Tác động đòn bẩy lên rủi ro và tỷ suất sinh lợi (2).doc (Trang 27 - 28)

CHÍNH TẠI NESTLE:

Một minh họa về vấn đề có sự đánh đổi giữa rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính thông qua công ty Nestle.

Nestle là một doanh nghiệp Thụy Sĩ khổng lồ về kinh doanh thực phẩm, hoạt động ở ít nhất 150 quốc gia. Doanh số của công ty đạt được chủ yếu là từ bên ngoài Thụy Sĩ. Các công ty con của Nestle được hưởng quyền linh hoạt phân cấp lớn trong hoạt động. Các giám đốc bộ phận ở địa phương xử lý tất cả các quyết định tiếp thị và sản xuất.

Tuy nhiên, Nestle áp dụng một chiến lược tập trung tài chính cao độ. Tất cả các quyết định tài chính đều xuất phát từ trụ sở chính. Một bộ phận nhỏ phụ trách tài chính doanh nghiệp lập tất cả các quyết định tài trợ cho các công ty con, thiết lập cấu trúc vốn hợp nhất toàn thế giới, định các cấu trúc vốn cho từng công ty con, quản lý rủi ro về tỷ giá toàn thế giới và ấn định chính sách cổ tức cho các công ty con.

Khi một công ty con được thành lập, khoảng phân nửa tài trợ cần thiết (dùng để mua tài sản cố định) là do vốn cổ phần của công ty mẹ đóng góp. Số vốn cần thiết còn lại, chủ yếu để hỗ trợ đầu tư vốn luân chuyển, được mua lại ở nước chủ nhà qua hệ thống ngân hàng hay qua việc bán thương phiếu. Ở vài quốc gia, nơi có ít hay không có rủi ro bị quốc hữu hóa, công ty mẹ có thể tài trợ cho nhu cầu vốn luân chuyển, tùy vào chi phí sử dụng vốn của công ty mẹ tương ứng với chi phí sử dụng vốn địa phương cho công ty con.

Mỗi công ty con thường chi trả cổ tức 100% lợi nhuận của mình về cho công ty mẹ. Việc này bảo đảm quyền kiểm soát của trung ương đối với cấu trúc vốn của mỗi công ty con. Nếu cần thêm vốn đầu tư, công ty mẹ sẽ cung cấp cho các công ty con bằng nguồn vốn chi phí thấp nhất có sẵn của mình. Nestle luôn tìm cách tối thiểu hóa chi phí sử dụng

vốn, chủ yếu là sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu, hạn chế vay nợ và cổ phần ưu đãi, tức là hạn chế sử dụng đòn bẩy tài chính.

Tại sao Nestle lại áp dụng chiến lược tài chính bảo thủ như vậy? Phó chủ tịch cấp cao về tài chính Daniel Regolatti cho biết: “chiến lược cơ bản của chúng tôi dựa trên cơ sở công ty chúng tôi là một công ty thuộc ngành công nghiệp và là một công ty đa quốc gia nên chúng tôi phải đối phó với nhiều rủi ro ở các nước. Vì vậy chúng tôi không nên có thêm các rủi ro tài chính cao”. Chiến lược này thừa nhận các đánh đổi giữa rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính đã được trình bày trong chương này.

Một phần của tài liệu Tác động đòn bẩy lên rủi ro và tỷ suất sinh lợi (2).doc (Trang 27 - 28)